Mụn xuất hiện ở vùng lưng thường lành tính và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên nếu mụn lưng mọc với số lượng nhiều đi kèm theo các biểu hiện đặc trưng khác thì rất có thể bạn đã bị mắc các bệnh lý về da.
Mụn lưng chi chít gây mất thẩm mỹ ( nổi mụn ở lưng là bệnh gì )
Mụn ở vùng lưng không chỉ gây mất tính thẩm mỹ, gây khó chịu cho người bị mà còn rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về da khác. Trong những trường hợp nghiêm trọng thì bạn cần nên đi khám với bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị kịp thời.
I/ Nổi mụn ở lưng là bệnh gì?
1. Viêm nang lông
Viêm nang lông là hiện tượng bị viêm tại phần nông hoặc phần sâu của các nang lông. Dù viêm nang lông không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe nhưng có thể gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt.
Bên cạnh đó, viêm nang lông nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dần trở nên nghiêm trọng hơn, gây hiện tượng rụng lông và để lại sẹo trên da.
Dấu hiệu nhận biết của viêm nang lông là các nốt sẩn, mụn mủ, vết trầy và vảy ở phần cổ nang lông. Trường hợp vùng lưng bị viêm nang lông, thì những người này sẽ thấy các biểu hiện của mụn nhỏ, mụn đầu trắng xuất hiện tại một hoặc nhiều nang lông.
Đồng thời họ có thể cảm thấy các tình trạng bị ngứa tại vùng da bị viêm, nổi những nốt đỏ xung quanh vùng viêm nang lông, lông không thể mọc ra ngoài được mà xoắn lại ở bên trong da.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nang lông ở lưng như là do:
-
Yếu tố bẩm sinh
-
Vệ sinh cá nhân không kỹ lưỡng
-
Do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn
-
Mặc trang phục làm từ chất liệu thô cứng, không có khả năng thấm hút mồ hôi,…
-
Thường xuyên cạo, tẩy lông không đúng cách (dụng cụ tẩy lông bị nhiễm trùng)
Tình trạng viêm nang lông ở lưng lúc đầu sẽ không nguy hiểm và khá dễ điều trị, thế nhưng nếu để thời gian dài có thể phát triển thành bệnh lý mãn tính, gây nên hiện tượng nhiễm trùng sâu trong da, thậm chí tệ hơn có thể lan tới hạch bạch huyết và dẫn vào trong máu.
Do đó mà khi có dấu hiệu của viêm nang lông ở lưng, cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám với bác sĩ Da liễu để xác định được phương án điều trị thích hợp nhất.
Ngoài viêm nang lông ở vùng lưng thì bệnh này còn có thể phát triển thường thấy ở các vùng da khác trên cơ thể như đầu, mặt, chân, mông, vùng kín,…
2. Rối loạn nội tiết tố
Mụn có nguyên nhân do nội tiết ở vùng lưng thường gặp ở độ tuổi vị thành niên đang dậy thì, phụ nữ đang trong kỳ mang thai, nữ giới trong độ tuổi mãn kinh bởi giai đoạn này có sự thay đổi đột ngột của các nội tiết tố.
Lúc này các tuyến bã nhờn sẽ được kích thích hoạt động mạnh mẽ gây tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó mà những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động như vùng ngực và lưng sẽ tăng cường sản xuất dầu nhờn và dễ hình thành nên mụn.
Sẽ tùy theo cơ địa mỗi người mà tình trạng rối loạn hormone sẽ kéo dài hay ngắn, theo đó thì khi bước qua khỏi độ tuổi dậy thì hay sau giai đoạn mang thai, lượng hormone sẽ theo đó mà giảm dần và tình trạng mụn cũng được kéo giảm theo.
Thế nên nếu như sau giai đoạn đó mà mụn lưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì khuyên bạn nên sớm đến thăm khám với bác sĩ Da liễu để hiểu rõ nguyên nhân hình thành và sớm ngày điều trị khắc phục nhé.
Mụn lưng khiến mất tự tin (nổi mụn ở lưng là bệnh gì)
Xem thêm : Trị thâm mụn lưng tại Bống Spa & Clinic
3. Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là một bệnh lý mãn tính, thường xuất hiện chủ yếu ở các khu vực da hay tiết nhiều mồ hôi như lưng, cổ, nách,…
Đến nay thì vẫn chưa có cách nào có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý này được. Chính vì thế mà người bệnh buộc phải cẩn trọng điều trị ngay từ đầu để có thể hạn chế làm giảm tổn thương da và phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng hơn về sau.
II/ Nguyên nhân gây ra nổi mụn ở lưng
Trong nhiều trường hợp mụn ở lưng xuất hiện không phải do bệnh lý mà chỉ là do thói quen hàng ngày không tốt. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi một số thói quen xấu sau để có thể sớm cải thiện tình trạng mụn lưng, hạn chế tốt nhất nguyên nhân gây ra mụn lưng.
-
Hạn chế cho dầu gội đầu chảy xuống vùng lưng, do dầu chứa trong các sản phẩm dầu gội cũng có thể gây tình trạng bít tắc các nang lông. Để hạn chế nguy cơ mụn lưng, nên chú ý rửa sạch hoặc tránh để dầu gội dính trên vùng lưng.
-
Thường xuyên mặc quần áo chật chội, có chất liệu cứng, không có khả năng thấm hút mồ hôi, gây ra ma sát thường xuyên lên da lưng cũng như gây bí bách, tắc nghẽn lỗ chân lông, dần dần sẽ hình thành nên mụn lưng.
-
Lựa chọn loại kem chống nắng, dưỡng da toàn thân không thật sự phù hợp với loại da cũng là nguyên nhân gây ra mụn lưng và ngực. Bên cạnh đó dù có đang dùng kem chống nắng thì khi đi ra đường bạn vẫn cần được che chắn cẩn thận để bảo vệ da tối đa.
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ, cay nóng, bổ sung ít nước cho cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho mụn hình thành và phát triển. Tốt nhất nên tăng cường cung cấp các loại rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể để ngăn ngừa mụn hiệu quả.
-
Tâm trạng luôn căng thẳng, mệt mỏi, stress trong thời gian dài cũng là một trong những lý do gây ra tình trạng mụn.
-
Không vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi hoạt động mạnh, khiến mồ hôi và chất bẩn tích tụ nhiều trên da, tạo điều kiện hình thành nên mụn.
Khi gặp phải tình trạng bị mụn lưng, thì trước khi tìm đến các phương pháp điều trị phù hợp bạn cần phải nắm rõ được nguyên nhân hình thành nên mụn. Nếu như là do thói quen hàng ngày của bản thân thì bạn cần chú trọng và thay đổi càng sớm càng tốt.