“nứa” là gì? Nghĩa của từ nứa trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

nứa

– d. Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên.

(Neohouzeaua dulloa), loài cây nhỡ, họ phụ Tre nứa (Bambusoideae), họ Lúa (Poaceae). Mọc thành bụi, có bụi trên 200 cây. Thân thẳng cao 15 m, đường kính 4 – 6 cm. Có lóng và đốt, lóng dài 15 – 20 cm, đặc biệt dài 50 cm. Thân lá, bẹ mo có nhiều lông silic màu vàng. Hoa thành chùm nhỏ. Bao hoa không phát triển. Trong thực tế có 2 nhóm chính: 1) N ngộ hay N lá to có lá rộng 5 cm, dài 14 cm, đường kính thân cây 10 cm. 2) N lá nhỏ căn cứ vào đường kính phân ra nứa 5 (5 cm), nứa 7 (7 cm) và nứa tép (dưới 1 cm). Nứa lá nhỏ phục hồi sau nương rẫy, mọc thuần loài hay hỗn giao với cây ưa sáng như hu, ba soi, bồ đề, bông gạc, chẹo… Trong rừng N đất thường ẩm, về sau bị cát hoá. N có nhiều công dụng: đan rổ, rá, cót, làm phao, bè mảng, dụng cụ đánh cá, nguyên liệu giấy (loại sợi dài). N thường dễ bị mọt nên phải khai thác vào vụ đông. Sau khi chặt phải ngâm tẩm hoá chất để bảo quản. N phân bố từ Hà Tĩnh trở ra các tỉnh phía Bắc, mọc ở các chân núi cao và đất ẩm. Do chặt phá rừng bừa bãi, N phát triển nhanh chóng chiếm phần lớn diện tích rừng thứ sinh.

nd. Cây cùng họ với tre thân có thành mỏng, lóng dài, thường dùng đan phên, làm giấy.

Rate this post

Viết một bình luận