Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những đặc sản ẩm thực khác nhau gây ấn tượng cho người dùng. Và hẳn khi nhắc đến Đà Nẵng – Quảng Nam thì dù với bất kỳ ai – là người dân địa phương hay là du khách đến rồi đi, chắc chắn sẽ vấn vương với một món ăn tưởng như dân dã nhưng lại rất nặng tình của người dân nơi này đó là mắm nêm. Phải nói là khi mở hũ mắm nồng nồng, rót ra chén, dầm trái ớt, giã vài tép tỏi, vắt 1 lát chanh thì bỗng chốc mắm nêm như trở thành linh hồn của những bữa ăn xứ Quảng. Vậy mắm nêm thực sự đặc biệt như thế nào. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại mắm dân gian này nhé!
Mắm nêm là gì?
Mắm nêm hay còn gọi là mắm cái, là một sản phẩm lên men làm từ cá, chủ yếu là cá cơm. Cá được ướp với muối, lên men, có thể được tách xương hoặc không, rồi phối trộn với một số loại phụ liệu như thính, thơm, đường, và một số gia vị khác…Mắm nêm thường có 2 dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ,…) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt,…).
Mắm nêm có nhiều loại nổi tiếng, nhưng mắm nêm Dì Cẩn là một loại đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng cả nước mà bạn nên mua dùng thử nhé!
Nguồn gốc của mắm nêm – Món người nghèo miền Trung
Người dân miền Trung có câu “hũ mắm đầu giàn”. Tuy có nhiều chủng loại mắm nêm trên các vùng miền đất nước, nhưng cái nôi của món ăn này vẫn là miền Trung và từ lâu mắm nêm đã được gắn cho cái nhãn là đặc sản miền Trung. Nhắc đến loại mắm này là sẽ nhớ ngay đến con người miền Trung chân chất, chịu thương chịu khó. Sở dĩ mắm nêm được ví là món người nghèo miền Trung vì họ làm loại mắm này để dành ăn trong những ngày trái gió trở trời không đi chợ, ra đồng hay ra khơi được thì ở nhà ăn.
Cách làm ra mắm nêm: như đã giới thiệu ở trên thì mắm nêm có 2 dạng là nguyên con và xay nhuyễn nên dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn công thức làm 2 dạng mắm nêm trên nhé!
Cách làm ra mắm nêm nguyên con
- Rửa sạch cá cơm và cá sơn đỏ còn tươi.
- Lấy 1/3 lượng cá trên nhúng vào chậu nước muối, dùng tay khuấy đều rồi vớt cá ra để ráo, đem đi phơi khô từ 4-5 tiếng.
- Lấy 2/3 số cá còn lại dùng chày đập hơi dập, trộn với 1/3 số cá phơi ở trên rồi đem tất cả đi ướp 20% muối, 2% đường cát, 3% thính gạo.
- Cho lượng cá trên vào lọ gốm hoặc thủy tinh, đậy kín nắp và để cá lên men, để nơi khô ráo hoặc phơi nắng nhẹ. Khoảng 2 ngày sau, mở nắp hủ rút ráo nước và ém nhẹ cá chìm xuống, sau đó đổ phần nước vừa rút ra lên trên bề mặt. Đậy nắp lại để yên trong 20-25 ngày sau là có thể thưởng thức.
Cách làm mắm nêm xay nhuyễn
- Rửa sạch cá trích, cá nục, cá liệt,…để ráo.
- Dùng máy xay nhuyễn cá, ướp muối theo và phụ gia như tỷ lệ với mắm nguyên con.
- Cho tất cả vào hũ nhưng không cần gài nén như mắm nguyên con, mỗi ngày cứ khuấy đều và đem phơi nắng. Sau 25-30 ngày là mắm chín và có thể thưởng thức.
Lưu ý: thời gian ủ mắm có thể lâu hơn, sớm hơn tùy điều kiện thời tiết, môi trường, khi nào mắm trở thành màu đỏ chính là khi mắm đã chín. Để có thể tạn ra món mắm nêm ngon thì tỷ lệ cá và muối theo kinh nghiệm của người dân miền Trung là 3 cá + 1 muối nhé!
Hi vọng với chia sẻ từ bài viết này đã cho bạn thêm nhiều thông tin về món ăn đặc sản mắm nêm miền Trung. Hãy thử nghiệm và khám phá ngay nhiều món ăn thơm ngon chế biến từ loại đặc sản này trong những bài viết sau của chúng tôi nhé!
Xin chào mình là Ánh Nguyên, mình đam mê về các món đặc sản ngon 3 miền, đặc biệt là đặc sản miền Trung. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và chia sẻ ủng hộ Nguyên nhé!
Mắm nêm, còn gọi là mắm cái, là một dạng sản phẩm lên men làm từ cá
- Nấu ăn: Mắm nêm
Cá được ướp muối, lên men, có thể được tách xương hoặc không, rồi phối trộn với một số loại phụ liệu như thính, thơm (khóm), đường…
Mắm nêm thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ…) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt…).
Cá cơm tươi rửa sạch, phơi ráo hẳn rồi trộn đều với muối, thêm thính và phụ chất sau đó xếp vào hũ, vại, đậy kín, để đến lúc mắm trở màu đỏ là mắm chín, đưa ra sơ chế thêm đường, ớt, tỏi là ăn được. Để có được mắm ngon, thì đòi hỏi người làm mắm phải có kinh nghiệm cho tỷ lệ cá – muối phù hợp, thường thì tỷ lệ khoảng một ba, tuy nhiên tùy vụ, tùy mẻ cá. Nhiều muối quá thì mắm mặn, không ngon, mà ít quá thì hư mắm. Thời gian ủ mắm cũng chỉ ước chừng là khoảng ba tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn, sớm hơn tùy điều kiện thời tiết, môi trường.
Mắm nêm có thể ăn với hầu hết các món dân dã. Tùy thuộc vào khẩu vị vùng miền, tùy thuộc vào món ăn, cách ăn mà cách pha chế mắm khác nhau, cũng như việc lựa chọn măm nguyên con, chín dừ, xay nát nhuyễn cho thích hợp. Với món bánh tráng cuốn thịt heo chẳng hạn thì mắm sơ chế được thêm đường, tỏi, ớt băm nhuyễn vào, cho thêm dứa, chanh cho đủ vị.
- Mam nem trên Danang Cuisine
- Mam Nem (Vietnamese Fermented Anchovy Dipping Sauce) trên Wandering Chopsticks