Nước ối nhiều phải làm sao? Nước ối là môi trường hoàn hảo cho bé nhờ vào nguồn dinh dưỡng phong phú, khả năng tái tạo và trao đổi mạnh mẽ. Nước ối bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Nước ối có vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối giúp nuôi dưỡng phôi thai, cân bằng dịch nội và ngoại bào. Trong quá trình thai lớn dần, nước ối có tác dụng bảo vệ thai khỏi những va đập, sang chấn, nhiễm trùng, giúp thai phát triển hài hòa, cân bằng, bình chỉnh ngôi thai. Sang giai đoạn chuyển dạ, nước ối giúp tử cung của mẹ mở nhanh hơn.
2. Dấu hiệu của thiếu dịch ối
Thiếu dịch ối xảy ra khi nước ối của mẹ bầu xuống rất thấp (dưới 300 ml). Nếu lo lắng mình có thể mắc phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên biết các dấu hiệu của thiếu dịch ối bao gồm:
- Rỉ nước ối
- Bụng nhỏ hơn so với kích thước của thai kỳ bình thường
- Cảm giác thai nhi dần ít cử động hơn
- Lượng nước tiểu thải ra ít hơn
- Bác sĩ xác định thiếu nước ối qua siêu âm.
3. Ít nước ối ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?
Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên thiếu ối là gì, mức độ ít nước ối như thế nào và thời gian của thai là bao lâu rồi.
Thiếu ối 3 tháng đầu
Đáng nói nhất là mẹ bị thiếu ối trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và thời gian đầu của tam cá nguyệt thứ hai có thể dẫn đến nguy cơ tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết non. Nó cũng gây ra nhiều vấn đề về sự tăng trưởng chung của bé. Nếu thiếu ối ở 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ sảy thai lên đến 65 – 80%.
Thiếu ối 3 tháng giữa
Trường hợp này cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ối, trong đó đặc biệt cần lưu ý bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay kèm theo dị tật bẩm sinh nặng. Khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng thì có thể phải chấm dứt thai kỳ. Thiếu ối ở giai đoạn 3 tháng giữa thì thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
Thiếu ối 3 tháng cuối
Phần lớn những trường hợp thiếu ối xảy ra ở tam cá nguyệt thứ ba. Thiếu ối có thể gây nên các biến chứng sinh nở. Thiếu ối tăng khả năng thai nhi bị suy dinh dưỡng và mẹ bị các bệnh lý đi kèm. Trẻ có thể bị thai ngôi mông mà không đủ không gian để quay lại vị trí thai ngôi thuận.
Nếu nước ối bị vỡ sớm trước khi chuẩn bị sinh mẹ có nguy cơ nhiễm trùng. Khi mẹ ở giai đoạn chuẩn bị sinh, khả năng trẻ bị khó chịu càng cao hơn. Trẻ có thể đi ngoài ra một ít phân su màu đen ngay trong dịch ối. Nếu trẻ bị nuốt phải dung dịch có phân su này sẽ có thể gặp vấn đề về phổi khi sinh ra.
4. Mẹ làm thế nào để có nhiều nước ối?
Làm thế nào để mẹ bổ sung nhiều nước ối? Đó là việc mẹ nên bổ sung thêm nước ối. Cách bổ sung nước ối nhanh nhất là bổ sung qua các loại thực phẩm dinh dưỡng và nước uống.
Nước ối nhiều phải làm sao: Nước mía giúp mẹ bầu nhiều nước ối
Nước mía không chỉ thức uống giải khát được yêu thích mùa hè mà uống nước mía còn giúp tăng nước ối đồng thời trị ốm nghén rất hiệu quả. Nước mía giúp bổ sung canxi, magie, kali, sắt, các loại vitamin A, B, C, đồng thời trong đó có chứa gần 30 a-xit hữu cơ khác. Nếu thiếu ối, mỗi ngày mẹ uống một ly nước mía. Tuy nhiên mẹ không nên uống nước mía quá nhiều vì trong nước mía chứa rất nhiều đường.
Nước ối nhiều phải làm sao: Nước dừa giúp mẹ bầu nhiều nước ối
Uống nước dừa tăng nhiều nước ối. Để nước ối đầy đủ mà không lo bị thiếu, mẹ đừng quên bổ sung nước dừa vào thực đơn hằng ngày. Trong nước dừa có chứa clorua, kali, magie, đường, muối, protein … để giúp mẹ ổn định huyết áp, tăng nước ối và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra mẹ bầu băn khoăn uống gì để nước ối trong? Câu trả lời chính là dừa. Dừa không chỉ giúp bà bầu nhiều nước ối mà còn giúp làm sạch và nước ối trong.
Nước ối nhiều phải làm sao: Nước đỗ đen giúp mẹ bầu nhiều nước ối
Một chất dinh dưỡng chỉ có trong hạt đỗ đen mà không có loại hạt nào có đó là vitamin B dồi dào, axit flolic. Đây đều là chất dinh dưỡng cần thiết phải cung cấp trong thời kỳ mang thai. Bà bầu sẽ ngăn ngừa được dị tật thai nhi, khuyết tật, bẩm sinh ở não.
Đỗ đen có vai trò quan trọng, giúp cơ thể thanh lọc, bà bầu thoát khỏi tình trạng táo bón, trĩ. Đỗ đen có tác dụng thải độc, lợi tiểu, bổ gan, tính mát, thiếu ối uống nước đỗ đen. Bạn có thể dùng nước đỗ đen uống vào trời nóng làm mát cơ thể vô cùng hiệu quả.
Nước ối nhiều phải làm sao: Sữa giúp mẹ bầu nhiều nước ối
Sữa là một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng cho bà bầu. Sữa vừa cung cấp năng lượng cho bà bầu bầu vừa giúp làm tăng nước ối một cách hiệu quả. Mẹ bầu nên chọn các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành hoặc các loại sữa tươi từ động vật đã qua tiệt trùng. Đặc biệt, sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá 500 ml sữa đậu nành một ngày bởi nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.
Nước ối nhiều phải làm sao: Nước ép trái cây giúp mẹ bầu nhiều nước ối
Nước ép trái cây vừa đầy đủ các dưỡng chất, là thức uống thơm ngon được nhiều bà bầu ưa thích. Không chỉ kích thích khẩu vị bà bầu mà các loại nước ép trái cây giúp bà bầu tăng nước ối hiệu quả. Các loại trái cây như cam, táo, nho, bơ… là những trái cây mẹ không nên bỏ qua.
Nước ối nhiều phải làm sao: Nước đun sôi để nguội giúp mẹ bầu nhiều nước ối
Nước lọc vẫn là quan trọng nhất trong thai kỳ. Uống nhiều nước giúp mẹ bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Hàng ngày nên uống khoảng 2,5-3 lít nước. Nếu mẹ bầu mới vận động cơ thể hoặc trong những ngày thời tiết nắng nóng thì lượng nước có thể tăng lên.
Xem thêm các bài viết:
-
Mách mẹ 7 loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn
- Các thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì