Nhờ được chăm sóc, bảo vệ, rừng nứa trên địa bàn xã Châu Thắng ngày càng phát triển.
Xa xót nứa rừng
Bản Xẹt 1, xã Châu Thắng là một trong những nơi khởi điểm của ý tưởng “nuôi” nứa rừng – một loài cây thuộc họ tre. Trong chuyến công tác lên Quỳ Châu, nghe nhiều người kháo nhau chuyện nhờ “nuôi” loài cây rừng được mệnh danh là “vàng xanh” này, mà nhiều bà con người dân tộc Thái ở đây thoát được đói nghèo. Từ thị trấn Tân Lạc, chúng tôi vượt chặng đường dài hơn 10km để được “mục sở thị”.
Tại nhà Trưởng bản Lô Văn Dũng, sau khi chờ khách làm xong 3 lượt rượu cần theo phong tục địa phương, ông mới chậm rãi nói: “Người Thái thường gọi cây nứa mọc trong rừng là cây lùng. Từ lâu, dân bản muốn làm cái gùi, cứ việc vác dao quắm vào rừng mà chặt, muốn làm cơm lam đãi khách, chỉ cần nửa tiếng là cả một bó ống lùng được cõng về, tha hồ mà lựa… Nhưng rồi Nhà nước mở đường, người dưới xuôi lên bản thu mua lâm sản, trong đó có cây nứa rừng. Do đời sống khó khăn, có được chút tiền là mừng, nên người dân địa phương chẳng so đo, cứ thế khai thác. Và từ đó, cây nứa rừng bắt đầu cạn đi, bởi người mua, người bán lùng sục quá nhiều…”.
Theo ông Dũng, cây nứa rừng được sử dụng gần như không bỏ đi phần nào. Trước đây, những lóng nứa già được người vùng cao vót làm tên bắn ná, trong kháng chiến, nó còn được sử dụng làm chông để bẫy địch. Hiện nay, nứa rừng được sử dụng làm vạt giường nằm, chân hương và thêm một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình là những cây tăm.
Tuy nhiên, nứa rừng được sử dụng nhiều nhất vẫn là để làm nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát. Trên thực tế, thời điểm những mặt hàng được làm từ cây nứa rừng “lên hương” cũng chính là khi loài cây này bắt đầu cạn kiệt. “Người khai thác được lợi nên thi nhau triệt hạ nứa rừng, trong khi những cánh rừng có nứa không được quy hoạch, không có hướng “bồi dưỡng” để tái sinh nên dần bị lụi tàn…” – Trưởng bản Lô Văn Dũng cho biết thêm.
Tiếp lời Trưởng bản Dũng, ông Lường Văn Thành, ở bản Xẹt 1 cho biết: Cách đây mấy năm, người dân các bản ở xã Châu Thắng nói riêng, ở huyện Quỳ Châu nói chung nhờ vào rừng chặt nứa, cưa thành từng đoạn, gùi xuống núi bán cho thương lái mà có thêm cái ăn, cái mặc.
Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn là phải đi khai thác rất xa mà chẳng được bao nhiêu. “Do bán được giá, người ta vào rừng chặt không cần lựa chọn. Theo ước tính của dân khai thác nứa, sau mấy năm bị khai thác quá sức, diện tích cây nứa rừng chỉ còn non nửa so với trước kia. Tình trạng cây nứa chưa đủ lớn đã khai thác làm cho việc tái sinh ngày càng khó. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều xã khác trên địa bàn huyện Quỳ Châu chứ không riêng gì xã Châu Thắng…” – Ông Thành nói trong xa xót.
Cây nứa rừng có đầu ra ổn định, đã giúp người dân Châu Thắng có thêm thu nhập.
“Của để dành”
Chia tay Trưởng bản Lô Văn Dũng cùng người dân bản Xẹt 1, chúng tôi sang bản Xẹt 2 để thu thập thêm thông tin về số phận cây nứa rừng. Trong suốt buổi chuyện trò với bà con ở đây, được nghe nhiều người nhắc tới thời rừng nứa tự nhiên rộng bạt ngàn, tươi tốt với đầy vẻ tiếc nuối, chúng tôi cảm thấy thích thú với lối so sánh thật chân chất “hồi đó – bây giờ” của họ.
Giả bộ “ngu ngơ” đặt câu hỏi: “Cũng cây này, rừng này, vì sao trước đây sẵn thế mà giờ đây lại phải “nuôi”?”, chúng tôi được anh Lường Văn Kỳ, chủ hộ nhận khoanh nuôi một diện tích khá lớn nứa rừng, thuộc dự án Sản xuất thương mại xanh (do Viện Khoa học nông lâm các tỉnh miền núi phía Bắc giúp huyện Quỳnh Châu, tỉnh Nghệ An xây dựng, triển khai nhằm hạn chế tác động tiêu cực của con người vào quá trình phát triển tự nhiên của cây nứa rừng trên địa bàn – PV), cho biết: “Cũng vì của khôn người khó. Do đồng tiền có thể kiếm được ngay trước mắt, ít người kiên nhẫn chờ đợi cây nứa rừng trưởng thành rồi mới khai thác. Thu lợi vô tội vạ mà chẳng nghĩ đến sự “bảo dưỡng”, khoanh nuôi phát triển thì sự cạn kiệt nguồn nứa là điều sẽ xảy ra. Chúng tôi biết vậy, nhưng vì cuộc sống lẫn sự mưu sinh hằng ngày, nên chẳng ai nhường ai…”.
Kể về “động cơ” tham gia dự án “nuôi” nứa, anh Kỳ chia sẻ: Cách đây 3 năm, nghe tin huyện, tỉnh triển khai việc cứu cây nứa rừng ở Quỳnh Châu, trước tiên làm điểm ở xã Châu Thắng, bà con rất mừng vì ai cũng hiểu, nếu nguồn “vàng xanh” được duy trì, sẽ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Từ trước đến nay, con người vẫn “đối xử” chưa phải với cây nứa rừng. Được khoanh nuôi, chăm sóc, lâm tặc không còn dám bén mảng vì bà con đến thăm rừng hàng ngày. Cũng nhờ việc Nhà nước giao rừng nứa để chăm sóc, người dân chúng tôi có thêm nguồn thu nhập, làm “của để dành” nên gắn bó với rừng hơn. Cũng theo anh Kỳ, ban đầu, dự án Sản xuất thương mại xanh hỗ trợ các hộ nhận khoanh nuôi rừng nứa 2,4 triệu đồng tiền vốn để mua tư liệu sản xuất cùng 6 tạ phân bón NPK, đồng thời cử cán bộ thường xuyên hướng dẫn người dân chăm sóc nứa ngay trên thực địa.
“Nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, lại được “ăn” đầy đủ nên cây nứa phát triển rất tốt, bình quân mỗi cây đạt trọng lượng từ 8 đến 10kg. Hiện, mỗi héc-ta cây nứa ở vùng dự án cho năng suất khoảng 25 đến 30 tấn cây tươi, theo thời giá hiện tại, bỏ rẻ cũng thu được trên dưới 10 triệu đồng. Thấy mô hình chăm sóc nứa của dự án có hiệu quả, từ 1,5ha ban đầu, đến giữa năm 2013, gia đình tôi nhận bảo vệ, khoanh nuôi thêm gần 3ha rừng nứa…” – Anh Kỳ phấn khởi khoe.
Nghe anh Kỳ nói, chúng tôi nhận ra sự hào hứng trong ánh mắt của người nông dân trẻ tuổi nơi núi rừng xứ Nghệ vốn đã trải qua nhiều gian khó, nay đang kỳ vọng về một tương lai mới nhờ “của để dành” mà thiên nhiên ban tặng. Trên đường trở về, trong đầu mỗi chúng tôi như vẫn còn văng vẳng bên tai lời tâm sự của anh: “Người dân vùng núi Châu Thắng trồng lúa, trồng sắn, nuôi lợn để có cái ăn và mua sắm hàng ngày, còn việc “nuôi’ nứa là để có thêm thu nhập làm nhà, cho con đi học để xây dựng tương lai…”.
Bản Xẹt 1, xã Châu Thắng là một trong những nơi khởi điểm của ý tưởng “nuôi” nứa rừng – một loài cây thuộc họ tre. Trong chuyến công tác lên Quỳ Châu, nghe nhiều người kháo nhau chuyện nhờ “nuôi” loài cây rừng được mệnh danh là “vàng xanh” này, mà nhiều bà con người dân tộc Thái ở đây thoát được đói nghèo. Từ thị trấn Tân Lạc, chúng tôi vượt chặng đường dài hơn 10km để được “mục sở thị”.Tại nhà Trưởng bản Lô Văn Dũng, sau khi chờ khách làm xong 3 lượt rượu cần theo phong tục địa phương, ông mới chậm rãi nói: “Người Thái thường gọi cây nứa mọc trong rừng là cây lùng. Từ lâu, dân bản muốn làm cái gùi, cứ việc vác dao quắm vào rừng mà chặt, muốn làm cơm lam đãi khách, chỉ cần nửa tiếng là cả một bó ống lùng được cõng về, tha hồ mà lựa… Nhưng rồi Nhà nước mở đường, người dưới xuôi lên bản thu mua lâm sản, trong đó có cây nứa rừng. Do đời sống khó khăn, có được chút tiền là mừng, nên người dân địa phương chẳng so đo, cứ thế khai thác. Và từ đó, cây nứa rừng bắt đầu cạn đi, bởi người mua, người bán lùng sục quá nhiều…”.Theo ông Dũng, cây nứa rừng được sử dụng gần như không bỏ đi phần nào. Trước đây, những lóng nứa già được người vùng cao vót làm tên bắn ná, trong kháng chiến, nó còn được sử dụng làm chông để bẫy địch. Hiện nay, nứa rừng được sử dụng làm vạt giường nằm, chân hương và thêm một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình là những cây tăm.Tuy nhiên, nứa rừng được sử dụng nhiều nhất vẫn là để làm nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát. Trên thực tế, thời điểm những mặt hàng được làm từ cây nứa rừng “lên hương” cũng chính là khi loài cây này bắt đầu cạn kiệt. “Người khai thác được lợi nên thi nhau triệt hạ nứa rừng, trong khi những cánh rừng có nứa không được quy hoạch, không có hướng “bồi dưỡng” để tái sinh nên dần bị lụi tàn…” – Trưởng bản Lô Văn Dũng cho biết thêm.Tiếp lời Trưởng bản Dũng, ông Lường Văn Thành, ở bản Xẹt 1 cho biết: Cách đây mấy năm, người dân các bản ở xã Châu Thắng nói riêng, ở huyện Quỳ Châu nói chung nhờ vào rừng chặt nứa, cưa thành từng đoạn, gùi xuống núi bán cho thương lái mà có thêm cái ăn, cái mặc.Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn là phải đi khai thác rất xa mà chẳng được bao nhiêu. “Do bán được giá, người ta vào rừng chặt không cần lựa chọn. Theo ước tính của dân khai thác nứa, sau mấy năm bị khai thác quá sức, diện tích cây nứa rừng chỉ còn non nửa so với trước kia. Tình trạng cây nứa chưa đủ lớn đã khai thác làm cho việc tái sinh ngày càng khó. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều xã khác trên địa bàn huyện Quỳ Châu chứ không riêng gì xã Châu Thắng…” – Ông Thành nói trong xa xót.Chia tay Trưởng bản Lô Văn Dũng cùng người dân bản Xẹt 1, chúng tôi sang bản Xẹt 2 để thu thập thêm thông tin về số phận cây nứa rừng. Trong suốt buổi chuyện trò với bà con ở đây, được nghe nhiều người nhắc tới thời rừng nứa tự nhiên rộng bạt ngàn, tươi tốt với đầy vẻ tiếc nuối, chúng tôi cảm thấy thích thú với lối so sánh thật chân chất “hồi đó – bây giờ” của họ.Giả bộ “ngu ngơ” đặt câu hỏi: “Cũng cây này, rừng này, vì sao trước đây sẵn thế mà giờ đây lại phải “nuôi”?”, chúng tôi được anh Lường Văn Kỳ, chủ hộ nhận khoanh nuôi một diện tích khá lớn nứa rừng, thuộc dự án Sản xuất thương mại xanh (do Viện Khoa học nông lâm các tỉnh miền núi phía Bắc giúp huyện Quỳnh Châu, tỉnh Nghệ An xây dựng, triển khai nhằm hạn chế tác động tiêu cực của con người vào quá trình phát triển tự nhiên của cây nứa rừng trên địa bàn – PV), cho biết: “Cũng vì của khôn người khó. Do đồng tiền có thể kiếm được ngay trước mắt, ít người kiên nhẫn chờ đợi cây nứa rừng trưởng thành rồi mới khai thác. Thu lợi vô tội vạ mà chẳng nghĩ đến sự “bảo dưỡng”, khoanh nuôi phát triển thì sự cạn kiệt nguồn nứa là điều sẽ xảy ra. Chúng tôi biết vậy, nhưng vì cuộc sống lẫn sự mưu sinh hằng ngày, nên chẳng ai nhường ai…”.Kể về “động cơ” tham gia dự án “nuôi” nứa, anh Kỳ chia sẻ: Cách đây 3 năm, nghe tin huyện, tỉnh triển khai việc cứu cây nứa rừng ở Quỳnh Châu, trước tiên làm điểm ở xã Châu Thắng, bà con rất mừng vì ai cũng hiểu, nếu nguồn “vàng xanh” được duy trì, sẽ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.Từ trước đến nay, con người vẫn “đối xử” chưa phải với cây nứa rừng. Được khoanh nuôi, chăm sóc, lâm tặc không còn dám bén mảng vì bà con đến thăm rừng hàng ngày. Cũng nhờ việc Nhà nước giao rừng nứa để chăm sóc, người dân chúng tôi có thêm nguồn thu nhập, làm “của để dành” nên gắn bó với rừng hơn. Cũng theo anh Kỳ, ban đầu, dự án Sản xuất thương mại xanh hỗ trợ các hộ nhận khoanh nuôi rừng nứa 2,4 triệu đồng tiền vốn để mua tư liệu sản xuất cùng 6 tạ phân bón NPK, đồng thời cử cán bộ thường xuyên hướng dẫn người dân chăm sóc nứa ngay trên thực địa.”Nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, lại được “ăn” đầy đủ nên cây nứa phát triển rất tốt, bình quân mỗi cây đạt trọng lượng từ 8 đến 10kg. Hiện, mỗi héc-ta cây nứa ở vùng dự án cho năng suất khoảng 25 đến 30 tấn cây tươi, theo thời giá hiện tại, bỏ rẻ cũng thu được trên dưới 10 triệu đồng. Thấy mô hình chăm sóc nứa của dự án có hiệu quả, từ 1,5ha ban đầu, đến giữa năm 2013, gia đình tôi nhận bảo vệ, khoanh nuôi thêm gần 3ha rừng nứa…” – Anh Kỳ phấn khởi khoe.Nghe anh Kỳ nói, chúng tôi nhận ra sự hào hứng trong ánh mắt của người nông dân trẻ tuổi nơi núi rừng xứ Nghệ vốn đã trải qua nhiều gian khó, nay đang kỳ vọng về một tương lai mới nhờ “của để dành” mà thiên nhiên ban tặng. Trên đường trở về, trong đầu mỗi chúng tôi như vẫn còn văng vẳng bên tai lời tâm sự của anh: “Người dân vùng núi Châu Thắng trồng lúa, trồng sắn, nuôi lợn để có cái ăn và mua sắm hàng ngày, còn việc “nuôi’ nứa là để có thêm thu nhập làm nhà, cho con đi học để xây dựng tương lai…”.