Nuôi rùa tai đỏ dễ hay khó? Kinh nghiệm bạn nên đọc khi muốn nuôi rùa tai đỏ – Mẹo hay cuộc sống

Đã từ lâu cho đến khoảng những năm gần đây, con người không chỉ coi chó hay mèo là những vật nuôi cưng nữa mà họ còn nuôi rất nhiều con vật khác như gà, chim,… Một trong những con vật cũng được khá nhiều người lựa chọn nuôi và cái tên của chúng cũng không còn xa lạ với mỗi chúng ta, đó chính là rùa tai đỏ. Rùa tai đỏ là một loài thú cảnh được khá nhiều người thích nuôi nó được bán ở tất cả các cửa hàng thú cưng bán rùa cảnh, cá cảnh. Những người nuôi rùa tai đỏ thường hay gặp khó khăn về mặt kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc rùa. Hầu hết mọi người thường không biết về kiến thức thiết lập môi trường sống, thức ăn, chế độ ăn hằng ngày, các loại dinh dưỡng cần thiết cho rùa gồm những gì. Bài viết sau đây mính sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm khi nuôi rùa tai đỏ.

rùa tai đỏrùa tai đỏ

Giới thiệu chung về loài rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ hay còn gọi là rùa vạch đỏ – tên gọi này xuất phát từ hình dáng bên ngoài: hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, danh pháp khoa học Trachemys scripta elegans. Rùa tai đỏ có xuất xứ từ Bắc Mỹ, chúng sống tại thung lũng Mississippi. Hiện nay được nuôi làm cảnh phổ biến trên thế giới, xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 10 năm nay. Đây là một loại động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác và là loài xâm lấn đối với môi trường tự nhiên.

Rùa tai đỏ mới sinh chỉ dài khoảng 1 cm khi trưởng thành khoảng 15 cm, chiều dài tối đa khoảng 25 cm (chiều dài này được tính theo độ dài từ điểm đầu của mai đến điểm cuối của mai rùa). Chúng có thể sống đến 40 – 70 năm(tùy vào môi trường sống).

Chúng được xếp hạng gần cuối trong số 206 động vật xâm hại môi trường. Khi thoát ra môi trường chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa do khả năng tàn phá của mình.

Rùa nuôi thường có hai loại rùa cạn và rùa nước. Rùa cạn chỉ ăn chay (rau, hoa quả) còn rùa nước thì ăn tạp, từ thịt, cá, rau quả, đến tôm tép, giun ốc, dế,… Rùa cạn nuôi chậm lớn, còn rùa nước thì lớn rất mau nếu được chăm. Rùa có loại hiền (như rùa Vàng thường thấy ở Tam Đảo), loại dữ như rùa Tai đỏ, rùa hộp lưng đen,… Nuôi lâu, rùa quen người, quen nhà, rất nhanh nhẹn bò loanh quanh trong nhà bắt muỗi. Có người còn kỳ công dạy được rùa lúc đói biết đi vào bếp đòi ăn, lúc đi vệ sinh thì ra gần miệng cống, sáng tự ra sân phơi nắng, tối vào chuồng ngủ,…

Trong phong thủy, rùa là con vật may mắn và bảo vệ cho gia đình. Vì vậy, để thu hút tài lộc, vận may nhiều người đã tiến hành nuôi rùa. Thời phong kiến Trung Quốc, những gia đình giàu có, quan lại đều có ao rùa. Rùa được xem là con vật linh thiêng mang lại điểm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh. Vì vậy bất cứ ai nuôi rùa cũng đều có thể hưởng được sự may mắn từ nó mang lại.

So với thú chơi các loại động vật cảnh khác như cá cảnh và thủy sinh khác, nuôi rùa khá bình dân và ít tốn kém. Trong khi một con cá Rồng, cá La Hán giá lên tới vài triệu đồng, một con rùa chỉ có 10.000 đến 60.000 đồng một con. Nhiều người còn bắt được rùa trên núi nhân những chuyến du lịch hoặc mua ở Tam Đảo, Ba Vì,… với giá cực rẻ, chỉ vài nghìn/con. Hàng ngày, chỉ cần bớt ít thức ăn của người hoặc rau quả thừa là đủ cho rùa sống khỏe. Công phu nhất là xây cho rùa một chỗ ở, nhưng cũng chỉ tốn chừng vài ba trăm ngàn, người nào chịu khó, khéo tay có thể tự tạo cho rùa một bể bằng xi măng hoặc bể kính, với sỏi, vài hang động cho rùa chui rúc hoặc gò cao cho rùa leo trèo, làm sao càng giống môi trường tự nhiên càng tốt.
Dù rùa là loại rất dễ nuôi nhưng nếu nuôi không đúng cách hoặc kém vệ sinh là rùa dễ bị bệnh và chết nhanh chóng.

Các bước cần chuẩn bị khi bắt đầu nuôi rùa tai đỏ

  1. Tìm hiểu về loài rùa này

    Qua thông tin trên mạng hoặc liên hệ với nhân viên của các cơ sở nuôi động vật, bạn có thể nhắn tin với họ để được tư vấn cụ thể hơn về loài rùa này.
    Bạn quan trọng nên biết rằng rùa tai đỏ có thể sống được 20 – 30 năm nên khi quyết định nuôi rùa tai đỏ là bạn sẽ phải xác định đi cùng với chúng lâu dài. Vì vậy khi xác định nuôi rùa là bạn sẽ phải đầu tư một khoản chi phí về thiết bị, vật tư và thời gian.

  2. Thiết lập “một ngôi nhà” cho rùa của bạn
    2.1  Mua một chiếc bể nuôi rùa

    Với những chú rùa tai đỏ baby thì các bạn có thể mua bể kích thước từ 10 – 20cm nhưng khi nuôi được 1 thời gian thì rùa sẽ to lên và bạn cũng cần phải thay bể có kích thước lớn hơn gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa.
    Các bạn nên biết:

    Rùa tai đỏ thích lặn và theo đuổi và tìm thức ăn chính vì thế bạn nên thiết lập một chiếc bể có độ sâu đủ để rùa làm điều này. Nếu nuôi 2 con rùa tai đỏ hoặc nhiều hơn thì bạn nên thiết lập một cái bể rộng vì rùa cũng có tính cạnh tranh lãnh thổ nên chúng có thể tấn công và làm tổn thương nhau.

    Chất thải của rùa cứng hơn chất thải của cá để có thể làm chúng tan ra thì bạn cần có một lượng nước lớn và thiết bị lọc nước được thiết kế riêng cho rùa.

    2.2  Có thể nuôi rùa tai đỏ tại các thiết bị khác chứ không nhất thiết phải là bể kính

    Nếu bạn không đủ kinh phí để nuôi rùa tai đỏ trong bể kình thì bạn có thể lựa chọn nuôi rùa trong thùng xốp hoặc thùng nhựa đều được. Không nên mua bể làm bằng chất liệu acrylic vì móng vuốt của rùa có thể làm nó bị trầy xước.
    Nếu như gia đình bạn có điều kiện hơn về không gian cũng như chi phí thì bạn có thể thiết lập một hồ nuôi rùa tai đỏ ngoài trời.

    2.3  Lắp thiết bị lọc cho bể nuôi rùa

    Bộ lọc nước có tác dụng ngăn vi khuẩn phát triển mạnh trong bể nuôi rùa tai đỏ. Nếu như bạn không có điều kiện mua hệ thống lọc nước thì bạn có thể thay nước thường xuyên cho bể nuôi rùa hoặc sử dụng hệ thống lọc được thiết kế cho rùa cảnh. Ở các shop thú cưng có bán nhiều thiết bị và bộ lọc khác nhau với giá thành khác nhau tùy thuộc vào túi tiền của bạn.

    Giới thiệu bạn một số bộ lọc cho rùa:
    Bộ lọc dưới sỏi: Bộ lọc này thích hợp với bể có diện tích bề mặt lớn. Nó thích hợp với bể nuôi 1 – 2 con rùa tai đỏ.
    Bộ lọc ống dựng bên trong: Bộ lọc này nằm bên trong bể.
    Bộ lọc ống dựng bên ngoài: Bộ lọc này nằm bên ngoài bể, chúng có chi phí cao nhưng chúng rất tốt giúp bạn giảm thiểu được tối đa số lần thay nước.

    2.4  Trang trí bể
    Trang trí bể để làm đẹp và tạo ra môi trường sống tốt cho rùa của bạn bằng cách thiết lập thêm chất nền, vật liệu lót đáy bể, cây xanh…
    Không nên sử dụng sỏi có kích thước nhỏ để trang trí bể nuôi rùa tai đỏ vì nó có thể ăn sỏi và làm tắc ruột rùa khi nuốt phải

    2.5  Thiết lập nhiệt độ môi trường nuôi rùa
    Nhiệt độ nước nên để ở mức 26 – 27 độ C đối với những con rùa tai đỏ đang bị bệnh, ốm yếu. Nhiệt độ từ 25 – 26 độ cho các con rùa tai đỏ khỏe mạnh trên 1 tuổi. Nhiệt độ tại khu vực khô cạn nên cao hơn 10 độ C so với nhiệt độ dưới nước để kích thích rùa lên phơi nắng. Nhiệt độ không khi trong bể thích hợp ở mức 24 – 28 độ C.

    2.6 Thiết lập hệ thống đèn dành riêng cho rùa
    Rùa tai đỏ cần có đèn chiếu sáng tia UVA và UVB để chuyển hóa vitamin và ánh sáng nhiệt. Bạn nên sử dụng đèn UV từ 5% trở lên. Các bóng đèn UV cần được thay thế 6 tháng 1 lần. Bạn nên sử dụng thêm đèn sưởi để duy trì nhiệt độ môi trường sống của rùa cao hơn 10 độ C với môi trường sống ở dưới nước.
    Lưu ý khi lắp bóng đèn trong bể nuôi rùa không nên để rùa tiếp cận với bóng đèn vì nó có thể làm cho rùa bị bỏng hoặc bóng bị nổ có thể làm hại đến rùa.

  3. Mua rùa về thả vào bểrùa tai đỏ trong bểrùa tai đỏ trong bể

    Bạn muốn nuôi rùa tai đỏ thì nên mua tại các cửa hàng bán rùa uy tín chứ không nên bắt rùa từ ngoài tự nhiên về nuôi bởi vì bắt rùa ngoài tự nhiên về rất khó nuôi vì chúng không quen với môi trường nuôi nhốt và có thể chúng đang bị bệnh tật. Còn đối với rùa tai đỏ mua tại shop thú cưng hầu hết đều là rùa con được nuôi sinh sản tại các trại nhân giống rùa tại nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam.

    Xác định giới tính của rùa khi mua: Bằng mắt thường các bạn sẽ khó xác định được giới tính của rùa tai đỏ khi mua. Chỉ có thể phân biệt được giới tính đực và cái khi rùa ở độ tuổi trưởng thành từ 2 – 4 tuổi. Bạn phân biết bằng cách để ý chân của rùa đực sẽ có móng và đuôi dài hơn con cái.

Cách chăm sóc rùa hằng ngày

  1. Thức ăn cho rùa tai đỏ:

    Chế độ ăn thích hợp dành cho rùa tai đỏ nên tuân theo tỷ lệ sau: Rau và nước 50%, thực phẩm khô 25%, thực phẩm Protein sống 25%. Các loại rau tốt cho rùa tai đỏ bao gồm: lá rau cà rốt, bồ công anh, rau cải, xà lách, củ cà rốt, ớt ngọt, bí, rau muống, cài xoong… các loại bèo như bèo tấm, bèo dâu, lục bình..

    Rùa tai đỏ không hề ăn hoa quả trong môi trường tự nhiên vì thế các bạn cho chúng tránh xa với hoa quả. Nếu bạn muốn cho chúng ăn trái cây thì chuối là lựa chọn tốt nhất. Nhưng rùa tai đỏ có thể ăn được cả côn trùng, sâu bọ và cá mồi.

    Đối với các dòng thực phẩm khô thì bạn nên chọn các loại thực phẩm có chứa ít protein và ít chất béo. Nên nhớ không cho rùa ăn tôm khô bởi vì chúng không cung cấp chất dinh dưỡng cho rùa.

    Không nên cho rùa tai đỏ ăn quá nhiều, bạn chỉ cần cho chúng ăn từ 2-3 lần trong một tuần đối với những chú rùa đã trường thành hay mỗi ngày một lần cho rùa con. Rùa tai đỏ có thể ăn hầu hết các loại thức ăn từ rau xanh, củ cải, bồ công anh, bèo, các loại cây thủy sinh, côn trùng, cá,… Ngoài ra các bạn cùng cần bổ sung thêm canxi cho chúng, bột canxi có thể trộn trung với thức ăn. Trường hợp các bạn nuôi rùa trong nhà thì nhớ phải bổ sung thêm Vitamin D3, còn ngoài trời thì không cần thiết.

  2. Học cách kiểm tra và nhận biết các dấu hiệu bệnh tật của rùa:

    Rùa tai đỏ sẽ gặp nhiều vấn đề đến sức khỏe nếu như bạn để nước bị bẩn, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và các lý do khác. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở rùa tai đỏ khi nuôi mời các bạn cùng theo dõi.

    Nhiễm trùng mắt: Mắt rùa sẽ híp lại, sưng phồng lên hoặc chảy nước. Bệnh này thường do rùa bị nhiễm trùng vi khuẩn và hướng giải quyết đó là bạn nên đưa rùa đến gặp bác sĩ thú y đồng thời nâng cấp hệ thống lọc nước cho bể.

    Vỏ rùa (Mai rùa) mềm: Nếu vỏ của rùa bị mềm thì có nghĩa là chúng đang sống trong môi trường thiếu ánh sáng và bị bệnh thiếu canxi để trao đổi chất.

    Miệng rộng và từ chối ăn: Rùa bị nhiễm khuẩn và cần đưa đến bác sĩ thú y để điều trị kháng sinh.

    Rùa yếu ớt, thở khò khè, hôn mê: Đây là dấu hiệu của rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp ví dụ như bệnh viêm phổi.

    Rùa có vết thương trên cơ thể: Rùa có thể bị vật sắc, nhọn nào trong bể làm tổn thương hoặc bị con rùa khác cùng trong bể tấn công. Để điều trị vết thương sử dụng dung dịch povidone-iodine và để rùa sống trong môi trường sạch sẽ. Gọi điện cho bác sĩ thú y để được tư vấn thêm

  3. Cho rùa ra ngoài phơi nắng:
    Nếu bạn có nhiều thời gian nên cho rùa ra ngoài phơi nắng vào thời điểm từ 7 – 10h sáng là tốt nhất. Không nên phơi năng vào thời điểm vào 11 – 3h trưa vì nó quá nóng.
  4. Dành nhiều thời gian chơi với rùa:
    Khi xác định nuôi rùa thì nó chính là thú cưng của bạn và bạn cần gắn kết tình cảm giữa vật nuôi với bạn nhằm tạo cảm giác cho vật nuôi biết được bạn là người bạn, là người thân, là chủ của nó như vậy chúng sẽ có cảm giác an toàn hơn.

    Tên đây là một số thông tin mình tìm hiểu được về loài rùa tai đỏ để chia sẻ cho các bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ trở thành nguồn thông tin và kinh nghiệm hữu ích giúp cho các bạn đang nuôi rùa hay chuẩn bị nuôi rùa tai đỏ sẽ có thể chăm sóc chú rùa của mình tốt hơn. Vì rùa có thể sống rất lâu nếu biết cách chăm sóc nên nó có thể là một người bạn gắn bó với chúng ta. Chúc các bạn có những trải nghiệm nuôi rùa thành công!

3358 views

3358 views

Rate this post

Viết một bình luận