Nuôi và chăm sóc cá bình tích sinh sản, khoẻ đẹp – Betta Thủy Sinh

Cá bình tích hay còn gọi là có tên gọi khác là cá molly, cá bình trà. Loài cá đẹp và hấp dẫn bởi chúng có thân hình bầu bĩnh rất đáng yêu.

Cá bình tích ( cá trân châu) tên khoa học là Poecilia latipinn phân bổ chủ yếu ở Trung Mỹ. Là loài cá ăn tạp, đẻ con và rất mắn đẻ. Được nuôi nhiều trong các bể thủy sinh, cá có thể sống trên 2 năm với điều kiện nuôi dưỡng tốt.

1. Sơ lược về cá Bình tích

Một trong những loại cá rất dễ nuôi, có thể sinh trưởng và phát triển được trong điều kiện oxi yếu. Đồng thời, đây cũng là loại cá được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và nuôi trong các bể cảnh.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại cá cảnh khác, Bình tích cũng có những đặc điểm riêng biệt và có cách nuôi dưỡng khác nhau.

Để nuôi được đàn cá bình tích đẹp và không bị chết thì bạn cần phải nắm rõ những kỹ thuật sau đây.

Bình tích có họ với cá trân châu, cá mô ly và cá hòa lan. Đây là một trong những loại cá có tính hiền lành, thân thiện, thường sống thành từng đàn.

Bình tích là loại cá đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ, lại rất dễ nuôi và sức sống cao, khả năng sinh đẻ lớn nên được nhiều người ưa chuộng.

Bình tích thường thích ăn rong rêu, kể cả những loại rong rêu có hại cho bể cảnh như: rêu tóc, rêu đen, tảo xanh… Từ đó, góp phần quan trọng vào việc làm sạch bể cảnh.

Ba màu sắc nguyên thủy của cá là màu trắng, màu vàng cam và màu đen. Từ đó, lai tạo ra nhiều loại màu sắc khác nhau.

Cá bình tích khá đa dạng về các loại đuôi như: Đuôi cánh buồm, đuôi càng cua…

"<yoastmark

2. Đặc điểm sinh trưởng

Bình tích là loài cá sinh sản nhanh, hiền lành và thân thiện nên bạn có thể nuôi chung với nhiều loài cùng kích cỡ hoặc nuôi trong hồ thủy sinh.

Tuy nhiên loài cá này cũng có hành vi cắn đuôi hay vây của các loài cá khác có kích thước nhỏ hơn. Vì thế khi nuôi cá cùng với các loài cá có vây dài và đẹp thì nên chọn những loại có kích thước lớn hơn một chút hoặc đủ mạnh để có thể ngăn cản được sự quấy rối cắn đuôi hay vây của cá.

Cá bình tích là loài sống theo đàn nhỏ hoặc theo nhóm.

Khi nuôi nhiều cá trong bể thì chúng sẽ chia thành những nhóm nhỏ.

Trong mỗi nhóm nhỏ có sự phân cấp rất nghiêm ngặt, con đực có kích thước và màu sắc nổi bật nhất sẽ là con đầu đàn.

3. Cách nuôi cá bình tích

3.1. Nuôi bình tích sinh sản

Bình tích khá dễ nuôi và dễ đẻ nên bạn có thể lai tạo các loại cá bình tích trong bể với nhau để tạo ra loại cá độc đáo cho riêng mình.

Bình tích con khi sinh ra sẽ ngay lập tức biết bơi. Tuy nhiên, chúng khá yêu và chậm chạp nên dễ bị những loại cá khác trong bể ăn thịt. Vì vậy, khi cá bình tích mẹ sắp đẻ, bạn cần phải bắt chúng ra 1 bể khác và nuôi riêng cá con cho tới khi trưởng thành.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý: Trong giai đoạn cá mẹ sắp đẻ, bạn cần phải giữ cho cá không gian yên tĩnh và thoải mái. Nếu không, cá có nguy cơ bị sẩy thai.

3.2. Nuôi bình tích trưởng thành

Trên thực tế, cá bình tích là loại cá rất dễ nuôi. Tuy nhiên, để cho cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bạn cần phải nắm rõ một số thông tin về cách nuôi cá như sau:

Trong quá trình nuôi cá , bạn nên thêm vào bể cá của mình 1 ít muối hột. Vì thành phần của muối hột có thể góp phần vào việc tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh cho cá.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới việc làm giảm nồng độ Nitrat trong nước. Bởi Nitrat được sinh ra chủ yếu từ thức ăn thừa và chất thải của cá có thể gây ảnh hưởng đến môi trường của bể cá.

Cá bình tích sống khỏe mạnh và phát triển tốt nhất trong môi trường nước có độ pH từ 6.0 đến 7.0 và nhiệt độ từ 25 – 30°C. Không yêu cầu quá cầu kì về hệ thống lọc nước.

Tuy nhiên để nguồn nước trong bể luôn trong sạch và ổn định thì bạn nên lắp máy lọc tràn khi đó cá cũng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Trong bể nuôi cá, bạn nên đặt thêm các loại cây thủy sinh. Đây chính là nguồn thức ăn tươi cho cá. Vì cá có thể ăn rong rêu và tảo bám trên thân cây.

 

4. Cho cá bình tích ăn như thế nào

Khi cá con được một ngày tuổi, bạn nên để cá ăn hết dưỡng chất còn sót lại khi sinh ra từ mẹ.
Cá bột sau khi nở từ 2 – 3 ngày, đã có thể ăn được thức ăn từ môi trường. Lúc đó, bạn có thể mua thức ăn bột rồi làm mềm bằng cách pha với nước rồi cho cá ăn.

Bạn nên dùng ống hút riêng biệt để cho cá ăn lúc còn nhỏ. Đồng thời hút những cặn bẩn, thức ăn dư thừa dưới đáy hồ. Như một cách vệ sinh hồ cá, tạo môi trường nước sạch cho cá con phát triển, không phát bệnh.

Cá bình tích tuy nhỏ nhưng chúng rất ăn tạp và dễ chọn thức ăn cho chúng. Người nuôi có thể cho cá ăn thức như:

– Thức ăn dạng viên mua ở các của hàng bán cá cảnh với giá rất rẻ

– Các loại ấu trùng nhỏ như loăng quăng, bo bo, atemia

– Trùn chỉ, sâu đỏ

Lưu ý cho cá ăn rất ít, tránh thức ăn thừa gây bệnh hoặc làm hỏng nước.

Lưu ý, cá chưa thể tiêu thụ được lượng lớn thức ăn, bạn cho cá ăn lượng vừa phải. Tránh làm cá quá no, thức ăn thừa gây ô nhiễm nguồn nước.

Tuy nhiên, muốn cá được mạnh khỏe và phá triển tốt bạn cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt cho cá như: 28 – 30% protein.

Phần còn lại chia đều cho tinh bột, vitamin, khoáng chất, acid béo, lipid…

 

5. Môi trường sống

Các loài cá khác dù ít hay nhiều đều cần oxy. Nhưng riêng em này không có oxy cũng không sao cả.

Tỳ theo số lượng cá bạn định nuôi mà chuẩn bị bể cho phù hợp. Bể càng rộng càng thoải mái thì sẽ tốt cho sự phát triển của cá hơn.

Nên trồng thêm các loại cây thủy sinh để đảm bảo sự cân bằng sinh học cho môi trường sống của cá, các loại cậy, rêu sẽ giúp bỏ được các độc tố trong nước và tăng nồng độ O2 giúp cho cá khỏe mạnh hơn.

>> Xem thêm về Ảnh hưởng của môi trường khiến cá cảnh dễ chết?

6. Các loại cá Bình Tích thường gặp

Cá bình tích gồm có 4 loại cơ bản được phân biệt theo màu sắc:

6.1. Bình tích trắng

bình tích trắngbình tích đen

6.3. Bình tích vàng

bình tích vàng

6.4. Cá Trân Châu

Trân Châu

Bạn cũng có thể lai ghép cặp giữa các loại cá để có được những con cá có màu sắc mới tạo thêm sự phong phú và đa dạng cho đàn cá.

Rate this post

Viết một bình luận