Xin hỏi tình trạng này có nguy hiểm không? Tôi có thể uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi?
Nguyễn Thanh Sơn (Hòa Bình)
Ợ nóng là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực. Sau khi ợ nóng, người bệnh có thể thấy đắng miệng hoặc chua miệng…
Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Đây không phải là bệnh lý mà là một triệu chứng thể hiện sự bất thường của cơ quan tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra như: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm béo; ăn các thức ăn gây ợ nóng (các món ăn cay, nóng, đồ uống có cồn hoặc đồ uống có ga… làm kích thích dạ dày tăng tiết axit, làm nhu động dạ dày bị rối loạn, đẩy ngược axit dư thừa lên thực quản, gây chứng ợ nóng và khó tiêu); sử dụng thuốc (một số thuốc như NSAID, corticoid)…
Hầu hết triệu chứng này có thể khống chế được bằng việc thay đổi lối sống hoặc dùng một số thuốc không kê đơn… Tuy nhiên nếu ợ nóng thường xuyên, kéo dài báo hiệu một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn đòi hỏi người bệnh cần đi khám để được điều trị thích hợp.
Các thuốc thường dùng trị chứng ợ nóng bao gồm: Thuốc kháng acid (maalox, mylanta, gelusil…) có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị của dạ dày, nhanh chóng làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, nhưng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau; thuốc giảm tăng tiết acid (cimetidin, famotidin, nizatidin, hoặc ranitidin…) có tác dụng ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày. Các thuốc này làm giảm triệu chứng không nhanh như các thuốc kháng acid nhưng lại kéo dài hơn so với các thuốc kháng acid hoặc các thuốc ức chế bơm proton (lansoprazol, omeprazol…).
Bên cạnh đó cấn tránh các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng như lo lắng, căng thẳng. Nếu thay đổi lối sống hoặc dùng một số thuốc không kê đơn, không làm giảm tình trạng ợ nóng, bạn cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và dùng thuốc điều trị chứng ợ nóng và nguyên nhân gây ợ nóng thích hợp. Không nên tự ý mua thuốc về dùng.
DS. Nguyễn Thị An