Ốc thuỷ sinh – Các loại, cách chăm sóc, tác dụng – GUPPY CITY – Cá Bảy Màu Hà Nội

Ốc thuỷ sinh – Những chú công nhân thầm lặng không phải ai cũng biết

Khi nhắc tới dọn bể chúng ta thường nghĩ tới các dòng cá dọn bể phổ biến như cá chuột, cá bút chì, cá tì bà, ….

Còn khi nhắc tới ốc trong bể thủy sinh, người ta hay nghĩ tới ốc hại. Ốc hại gây mất thẩm mỹ. Ốc có thể ăn lá cây thủy sinh. Nếu bể nhiều ốc quá chúng sẽ cướp luôn cả thức ăn của cá và tép. Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ một góc nhìn khác về ốc, góc nhìn về khả năng dọn bể xuất sắc của ốc.

Một số loại ốc thuỷ sinh phổ biến nhất

  • Các loại ốc táo: có kích thước khá to, nhiều màu sắc. Chúng có thể ăn các loại tảo, rêu mọc quanh bể và thức ăn thừa của cá.
  • Ốc nerita: Sát thủ diệt rêu hại. Nerita bám chặt vào thành bể, chúng bò chậm chạp. Nerita ăn được cả tảo nâu và rêu bám quanh các thành bể cá.
  • Ốc táo đỏ: Loại ốc này khá phàm ăn. Chúng có thể ăn được cả tảo, rêu hại, và thức ăn thừa của cá. Tuy nhiên chúng sinh sản rất nhanh, đôi khi tranh ăn thức ăn của cá.

     

  • Ốc Helena – Ốc ăn ốc. Nếu như bể của bạn xuất hiện nhiều loại ốc đen gây hại ốc nerita sẽ giúp bạn. Chỉ cần 2 3 chú ốc helena sẽ giúp bạn tiêu diệt ốc hại một cách đơn giản.

Ốc chậm chạp nhưng lại giúp bể sạch mọi ngóc ngách.

Thức ăn thừa trong bể luôn được các chú cá dọn bể nhanh chóng xử lý. Tuy nhiên cá dọn bể chỉ ăn được những mẩu thức ăn thừa lớn và dễ tiếp cận. Những mảnh thức ăn thừa li ti trong bể thì cá dọn bể chịu. Và lâu ngày, chính những mảnh thức ăn thừa li ti là nguyên nhân làm bẩn nước và cá bắt đầu bị nấm. Trong tình huống này ốc phát huy tác dụng rõ ràng. 

Ốc dễ dàng ăn những mảnh thức ăn thừa nhỏ bám trên bể kính, trên lá cây thủy sinh. Thậm chí những mảnh thức ăn thừa đọng xuống đáy phân nền hoặc các khe đá, lũa, ốc cũng xử lý được hết.

Ốc chậm chạp nhưng lại làm việc cả về đêm

Đây là 1 điều khác biệt nữa với các loại cá dọn bể. Khi không có ánh sáng là hầu hết các loài cá sẽ đi ngủ và không hoạt động. Tại sao mình lại nhấn mạnh việc ốc dọn bể cả vào buổi tối. Bởi vì ban ngày chúng ta thường đi làm. Tối về sẽ có thói quen cho cá ăn rồi sau đó 1 – 2 tiếng thì tắt điện đi ngủ và bể cá cũng tắt điện. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó các loài cá dọn bể không thể dọn triệt để hết được thức ăn thừa. Thức ăn thừa sẽ tồn đọng trong mọi ngóc ngách trong bể QUA ĐÊM. Việc thức ăn thừa đọng qua đêm trong bể cá cực nguy hiểm, lâu ngày bể xuất hiện nấm mốc, cá sẽ bị bệnh.

Ốc giúp dọn xác chết cá tép nhanh chóng

Cá và tép chết trong bể thuỷ sinh là vấn đề mà các bể thuỷ sinh hay gặp phải. cá chết trong vòng 4 – 8 tiếng có thể gây ô nhiễm cực mạnh trong bể cá. Chưa kể các tình huống cá chết do bệnh thì việc xác cá tồn đọng trong bể sẽ là nguồn lây bệnh nhanh khủng khiếp cho các em cá khác trong bể. Lúc này ốc lại một lần nữa phát huy tác dụng. Thường ngay sau khi cá, tép bị chết lũ ốc sẽ bắt đầu bâu đầy vào xác chúng để xử lý. Điều này cực kỳ hữu ích khi cả ngày chúng ta vắng nhà không thể để ý và chăm sóc bể cá liên tục được. Nhất là khi đi du lịch dài ngày.

Các loại ốc hầu hết đều ăn rêu, vì thế chúng góp phần giảm thiểu rêu hại trong bể mà không cần dùng hóa chất.

Một vài lưu ý với ốc thuỷ sinh trong bể cá

  • Thiên địch của các loại ốc nhỏ là cá vàng, cá chép, cá cá nóc da beo, ốc ăn ốc (Ốc Helena) .

     

  • Nếu lượng ốc nhiều quá thì bạn có thể 1 trong các loại thiên địch trên thả vào để xử lý.

     

  • Cá chép và cá vàng thì sẽ ăn cả cây thủy sinh. Nếu các bạn thả thì nên chọn con thật nhỏ và thả vài ngày nên bắt ra.
  • Cá nóc da beo khi đói có thể tấn công các loài cá bơi chậm, vây dài nên cẩn thận khi cho em này vào bể.
  • Ốc ăn ốc (Ốc Helena) thì diệt cả ốc hại lẫn ốc cảnh. Nếu bể có ốc cảnh các bạn nên bắt riêng ra ngoài nhé.

Nguồn: Sưu tầm KingAqua.

Rate this post

Viết một bình luận