TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Vũ Đình Liên (1913 – 1996)
Vài nét chính về tác giả:
-
Vũ Đình
Liên (1913-1996) quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà
Nội. -
Ngoài
sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học. -
Tác phẩm
tiêu biểu:Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh,
Người đàn bà điên ga Lưu xá… -
Ông là
một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. -
Thơ ông
thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ:
– Cảm hứng thương người: thương những cảnh đời, những kiếp
người khổ đau, bất hạnh,…
– Cảm hứng hoài cổ: nuối tiếc những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc bị nhạt phai.
“Lòng ta là hàng thành quách cũ
Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa”
Tác phẩm
“Ông đồ”
là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.
1. Xuất xứ
“Ông đồ” ra đời năm 1936.
2. Thể thơ
“Ông đồ” được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). Thể thơ ngũ ngôn gieo vẫn chân ở tiếng
cuối câu; vần cách, vần kiền, bằng trắc xen kẽ hoặc nối tiếp.
3.
Đề tài
Những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
4.
Chủ đề
Niềm cảm thương chân thành trước một lớp
người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
5. Bố cục
Bài thơ được chia thành ba phần:
-
Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim
-
Phần 2 (Hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời tàn
-
Phần 3 (Khổ cuối): Tâm tư của tác giả
NỘI DUNG
Nguồn ảnh: sưu tầm Internet
1. Giới thiệu về ông đồ, nghệ thuật thư pháp và văn hóa chơi câu đối, xin chữ của người Việt xưa
1.1. Ông đồ
-
Là những người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghệ dạy học.
-
Ở thành phố khi giáp Tết xuất hiện những ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ” bên hè phố, viết chữ nho, câu đối để bán. Tuy là viết thuê kiếm tiền nhưng khi đó, chữ của ông đồ còn được mọi người trân trọng, thưởng thức.
-
Từ đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến (chữ nho) bị bãi bỏ (khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kì là vào năm 1915), cả thành trì văn hóa cũ hầu như sụp đổ. Lúc này, ông đồ từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc bõng trở nên lạc lõng trong thời đại mới, bị lãng quên và cuối cùng là vắng bóng.
1.2. Nghệ thuật thư pháp
-
Thư pháp còn gọi là nghệ thuật viết chữ Hán, là một loại hình nghệ thuật tinh tế và uyên thâm. Để viết thư pháp cần sử dụng bút lông, mực tàu, giấy, nghiên mài mực.
-
Thư pháp được nâng tầm nghệ thuật vì nét chữ lúc này phô diễn cá tính, khí phách và tâm hồn của người viết. Người viết cần có kiến thức sâu rộng và khả năng cảm thụ nghệ thuật sâu sắc.
-
“Minh niên khai bút/ Bút khai hoa” nghĩa là “mở đầu năm mới thì khai bút, hi vọng khai hoa”. Đầu năm mới người ta mong muốn may mắn nên khi gặp nét bút cổ truyền có ý nghĩa đưa được về nhà cũng như mang sự may mắn về nhà. Vì vậy, thư pháp mùa xuân rất phát triển. (Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ).
1.3. Văn hóa chơi câu đối của người Việt xưa
Tục xin chữ, xin câu đối và cho chữ là một nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Những câu đối được viết bằng chữ nho trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào.
-
Theo quan niệm, màu đỏ là biểu tượng của sự sống mãnh liệt, của sự may mắn. Màu đỏ vừa nổi bật, vừa hài hòa với sắc xanh của bánh chưng, của cây cối, với sắc vàng của hoa mai, hoa cúc,… đem lại cảm giác ấm áp, tràn đầy sức sống.
-
Chữ trên câu đối tuy ít nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa chúc tụng nhân dịp năm mới, thể hiện ước mong một năm mới may mắn, thuận lợi.
Tục lệ này đã bị lãng quên khi Nho học sụp đổ, hình ảnh những ông đồ, những câu đối ngày Tết dần vắng bóng, nhưng có lẽ, tục chơi câu đối hay xin chữ ngày Tết vẫn có một chỗ đứng riêng biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
2. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý (Khổ 1 và 2)
-
Hình ảnh ông đồ xuất hiện cùng với:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ,
Trên phố đông người qua.”
– Thời gian:
+ Các từ “mỗi”, “lại”, thể hiện nhịp điệu xuất hiện như đã là quy luật, đã thành thông lệ.
+ Nghệ thuật hoán dụ: Hình ảnh “hoa đào nở” là hình ảnh hoán dụ cho việc Tết đến xuân về. Sắc hồng của cánh đào như báo hiệu mùa xuân đang về, năm mới đang tới với đất trời và lòng người.
– Địa điểm: trên phố đông người
Không gian làm việc của ông đồ là bên đường tấp nập người qua lại, ai cũng náo nức trước một màu xuân mới.
– Công việc:
+ Viết chữ, viết câu đối thuê ngày Tết.
+ Các dụng cụ quen thuộc: mực tàu, giấy đỏ, nghiên mài mực, bút lông
Ông đồ xuất hiện khi đất trời bắt đầu chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào bắt đầu khoe sắc hồng và công việc viết chữ của ông cứ tuần tự tiếp diễn từ năm này qua năm khác với những hình ảnh quen thuộc. Màu đỏ của giấy, màu hồng của cánh đào, màu đen của mực, của bút cùng nghiên và dòng người đông đúc trên phố như tạc nên một bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống, tươi vui và hân hoan.
-
Lúc này, ông là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người. Người ta không chỉ tìm đến ông vì cần thuê ông viết chữ mà còn để thưởng thức nghệ thuật thư pháp của ông:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen ngợi tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
– Nghệ thuật so sánh “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được tài viết chữ của ông đồ, nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, cao quý. Đó là nét chữ mềm mại, uốn lượn như chim phượng đang múa mà cũng oai hùng, khỏe khoắn như rồng trong mây.
– Lượng từ “bao nhiêu” nghĩa là nhiều không kể xiết, người thuê ông viết nhiều không kể hết.
– Thái độ của mọi người: “tấm tắc ngợi khen tài”, trân trọng, ngợi ca cái đẹp.
Ông đồ lúc này được trọng vọng, ngưỡng mộ.
=> Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ như hòa vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết, sự có mặt của ông thu hút bao nhiêu người ghé đến. Qua đó, tác giả đã thể hiện được sự trân trọng, yêu mến của mọi người dành cho ông đồ, cho một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ta thấy sự gặp gỡ, giao cảm giữa người và cảnh.
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn (Khổ 3 và 4)
-
Khung cảnh lúc này:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
– Nghệ thuật đối lập tương phản: Hình ảnh ông đồ cô đơn đối lập với ông đồ hối hả, được nhiều người vây quanh.
– Điệp từ:
“mỗi – mỗi”
, thể hiện thời gian trôi đi nhưng cũng chính bước đi của thời gian đã mang đến sự trống vắng, phôi phai.
– Câu hỏi tu từ
“Người thuê viết nay đâu?”
, hỏi không phải để tìm câu trả lời mà hỏi để tự nhớ về thời kì tươi đẹp đã qua; hỏi để thể hiện nỗi buồn trước thực tại, trước nhân tình thế thái đổi thay.
– Yếu tố lặp lại:
“mỗi năm”
(thời gian),
“mực”, “giấy đỏ”
(dụng cụ) nhưng thưa thớt người càng tô đậm sự cô đơn của ông đồ.
– Biện pháp nghệ thuật nhân hóa:
giấy – buồn, mực – sầu.
+
“Giấy đỏ buồn không thắm”
: đỏ là từ chỉ màu, thắm là từ chỉ sắc. Màu chỉ là cái xác còn sắc mới là linh hồn. Qua đó, ta thấy giấy không có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác; giấy không có mực nên không thắm sắc, bạc phai cả sắc.
+
“Mực đọng trong nghiên sầu”
: mực lâu ngày không được dùng đến, ứ đọng xuống đáy nghiên nặng nề, sầu thảm, thành một khối đặc quánh như tâm trạng u uất của ông đồ.
-> Nỗi buồn lan sang cảnh vật, hình ảnh thơ không còn mang nghĩa tả thực mà là một hình ảnh tượng trưng cho hình ảnh ế ẩm và chán ngán của ông đồ bên đường phố.
-
Và hình ảnh ông đồ cô đơn:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
– Nghệ thuật đối lập tương phản:
+ Ông đồ vẫn ngồi đấy >< không ai hay
+ Giấy nằm im lìm >< lá vàng rơi, mưa bụi bay
-> Ông đồ đối lập với cuộc đời nhưng vẫn cố gắng ngồi đó như muốn níu kéo, muốn gìn giữ một giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc; còn giấy đỏ, nghiên mực đối lập với cảnh vật động xung quanh. Tất cả các yếu tố tô đậm thêm sự cô đơn của ông đồ.
Đường phố vẫn đông đúc người qua lại nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông đồ, chữ “vẫn” như chứa đựng cả lòng kiên nhẫn.
– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+
“Lá vàng”
: giữa mùa xuân lại xuất hiện hình ảnh lá vàng, gợi sự úa tàn.
+
“Mưa bụi”
: mở ra không gian lạnh lẽo, bao trùm lên hình ảnh ông đồ cô độc.
Khung cảnh được nhìn từ ánh mắt cô đơn của ông đồ, của tâm trạng buồn bã của nhà thơ nên nhuốm màu tâm trạng. Vũ Đình Liên dường như đã linh cảm được rằng trong mùa xuân sinh sôi ấy đã hiện hữu sự lụi tàn.
Ông đồ đã bị bỏ mặc giữa phố đông đúc và cả trời đất cũng ảm đạm, buồn bã. Cùng với sự tàn úa của cảnh vật, sự tàn ế của giấy mực là sự phai nhạt của lòng người.
3. Tâm tư của tác giả (Khổ cuối)
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
-
Kết cấu đầu cuối tương ứng, tương phản:
– Khổ đâu và khổ cuối đều xuất hiện hình ảnh hoa đào và ông đồ.
– Hoa đào vẫn nở, mùa xuân lại về nhưng ông đồ không còn nữa.
-> Thể hiện tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc của nhà thơ, cảnh vẫn đó nhưng người cũ không còn được thấy nữa.
-
Sự thay đổi cách gọi: ông đồ già -> ông đồ xưa
“Già”
là gợi tuổi tác,
“xưa”
là khái niệm thời gian, giữa hai cách gọi này là khoảng cách về thời đại. Ông đồ giờ đây chỉ còn lại trong kí ức của một thời quá vãng.
-
Câu hỏi tu từ:
– Thể hiện niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả.
– Thể hiện sự khắc khoải kiếm tìm những gì đã xưa cũ.
– Như một lời tự vấn, thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng.
-> Khổ thơ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc đầy day dứt, xót xa khôn nguôi cho một giá trị đã vắng bóng. Đó chính là khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị lãng quên.
=> Bài thơ toát lên những nội dung sâu sắc:
-
Cảm hứng hoài cổ: nuối tiếc những giá trị truyền thống bị lãng quên.
-
Giá trị nhân văn: vừa khẳng định giá trị trường tồn của nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là lời tự vấn đầy ân hận của thế hệ sau vì đã vô tình lãng quên nó.
-
Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước kín đáo, được gửi gắm qua việc trân trọng những giá trị xưa cũ.
-
Lời nhắn tới thế hệ trẻ: phải biết quý trọng, giữ gìn nền văn hóa mà cha ông để lại.
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
-
Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao.
-
Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, có tính nghệ thuật: kết cấu đầu cuối tương ứng.
-
Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, bình dị mà hàm súc.