Cơ thể có thể kiểm soát dược độ pH của các dịch cơ thể như máu và dịch dạ dày. Máu sẽ có độ pH từ 7.35 đến 7.45, tức là sẽ hơi kiềm nhẹ. Dịch dạ dày có pH khá thấp, khoảng từ 3 đến 5.5. Việc này sẽ giúp dạ dày tiêu hoá được thức ăn và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm hại từ bên ngoài.
Thang pH được chia từ 0 đến 14:
- 7: trung tính (nước tinh khiết có độ pH bằng 7)
- Dưới 7: acid
- Trên 7: kiềm
Thang pH mặc dù trông khá nhỏ nhưng mỗi nấc pH lại hơn kém nhau 10 lần. Điều này có nghĩa là pH=5 sẽ có độ acid gấp 10 lần pH=6 và acid hơn 100 lần so với pH=7.
Cơ thể có khả năng duy trì độ pH ở mức cân bằng. Chế độ ăn uống có thể làm thay đổi tạm thời độ pH của cơ thể. Một số loại thực phẩm có thể khiến cơ thể hơi acid hơn một chút, trong khi một số thực phẩm khác lại khiến cơ thể ở trạng thái kiềm hơn. Nếu bạn có tình trạng sức khoẻ tốt, thì việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến độ pH của cơ thể.
Ảnh hưởng của các loại thực phẩm có tính acid và kiềm đến cơ thể.
Có một hiểu lầm thường gặp đó là chỉ có những thực phẩm có vị acid mới có độ pH thấp và ngược lại, chỉ có những thực phẩm có vị kiềm mới có độ pH cao. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất mới là những thành phần tạo ra tính acid và kiềm của thực phẩm. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có tình acid sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ, đặc biệt là nếu bạn có các vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn.
Sử dụng các loại thực phẩm ít acid có thể giúp ích với các tình trạng như trào ngược acid hoặc ợ nóng. Nghiên cứu tại Nhật bản chỉ ra rằng ăn nhiều các thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp loại bỏ acid ra khỏi máu, từ đó có thể sẽ có ích cho bệnh gout.
Sử dụng nhiều các thực phẩm có tính kiềm như trái cây và rau xanh sẽ giúp cải thiện và duy trì khối cơ. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm sẽ ít bị mất cơ khi về già hơn. Nguyên nhân có thể là do những thực phẩm này chứa nhiều các khoáng chất như kali – giúp duy trì sức mạnh cơ và xương. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ nên chứa cả thực phẩm có tính acid và cả thực phẩm có tính kiềm.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại trở nên khá phức tạp khi các thực phẩm có pH dưới 7 không phải sẽ đều chuyển hoá thành các hợp chất acid. Ví dụ điển hình là chanh, có pH dưới 7 trước khi tiêu hoá. Tuy nhiên, trong hệ tiêu hoá, chanh lại được chuyển hoá thành các sản phẩm phụ có tính kiềm.
Độ pH của các loại sữa khác nhau.
Sữa bò.
Sữa bò, dù là tiệt trùng, đóng chai hay sữa bột đều là các loại thực phẩm hình thành acid. pH của sữa bò ở dưới ngưỡng trung tính, khoảng 6.7-6.9. Nguyên nhân là vì sữa bò có chứa acid lactic. Các sản phẩm khác của sữa bò như bơ, phô mai và kem cũng là các loại thực phẩm hình thành acid trong cơ thể. Sữa chua là loại thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể mặc dù sữa chua có độ pH khá thấp (4,5-4,8). Sữa tươi chưa tiệt trùng là một ngoại lệ, đó là một thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể, tuy nhiên, việc sử dụng sữa chưa qua tiệt trùng là không an toàn.
Sữa bò không có vị acid. Sữa bò thậm chí còn là một giải pháp giúp làm giảm các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược. Nguyên nhân là vì chất béo trong sữa bò sẽ giúp bao phủ lên niêm mạc thực quản và dạ dày. Tuy nhiên, uống sữa có thể gây ra nhiều triệu chứng ợ nóng bởi sữa khiến dạ dày sản sinh ra nhiều acid hơn, do vậy, sữa có thể làm nặng thêm tình trạng loét dạ dày hoặc làm chậm quá trình liền thương ở dạ dày.
Sữa dê
Cũng như sữa bò, pH của sữa dê phụ thuộc vào cách chế biến. Sữa dê tươi là loại thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể. Tuy nhiên, đa số các loại sữa dê đều là sữa tiệt trùng và là thực phẩm hình thành acid.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành được làm từ đậu nành. Mặc dù đa số các loại đậu đều là thực phẩm hình thành acid nhưng đậu nành lại là thực phẩm trung tính hoặc hình thành kiềm. Thông thường, sữa đậu nành là thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể.
Sữa hạnh nhân
Hạnh nhân là thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể. Và sữa hạnh nhân cũng vậy.
Sữa dừa
Ảnh hưởng của sữa dừa lên độ pH cơ thể cũng sẽ phụ thuộc vào cách sản xuất. Sữa dừa tươi là thực phẩm hình thành kiềm, trong khi sữa dừa khô là thực phẩm hình thành acid.
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch làm từ yến mạch và có tính acid. Các loại ngũ cốc như yến mạch đều là các thực phẩm hình thành acid trong cơ thể
Sữa hạt điều
Hạt điều là thực phẩm hình thành acid. Sữa hạt điều cũng vậy. Các loại hạt khác như lạc (đậu phộng), óc chó, hạt dẻ cười đều là các thực phẩm hình thành acid trong cơ thể.
Có cần thay đổi chế độ ăn và thói quen uống sữa không?
Cơ thể cần cả các thực phẩm hình thành kiềm và hình thành acid. Có một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ. Lựa chọn các thực phẩm hình thành acid như cá, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc và sữa. Cân bằng những thực phẩm này với các thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể như rau xanh và trái cây.
Nếu bạn đang mắc phải các tình trạng bệnh khiến cơ thể ở trong trạng thái acid, ví dụ như tiểu đường, thì bạn sẽ cần ăn nhiều hơn các thực phẩm hình thành kiềm trong cơ thể. Việc này bao gồm cả hạn chế uống sữa và sử dụng chế phẩm từ sữa, hoặc phải chuyển sang sử dụng loại sữa hạt hình thành kiềm trong cơ thể, ví dụ như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sản phẩm thay thế cho sữa bò tốt nhất – Phần 2
Viện y học ứng dụng Việt Nam
Theo Healthline