25/07/2022
5
/
5
(
3
bình chọn
)
Dịch vụ Thám tử Hà Nội Phúc Tâm đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc “Phải làm sao khi con cái hư hỏng” từ nhiều phụ huynh đang rơi vào thế bế tắc khi không thể bảo ban được đứa con mình sinh ra.
Con cái luôn là tài sản vô giá của các bậc phụ huynh. Ai cũng mong muốn con cái lớn lên thành người, là một đứa con hiếu thảo và là một công dân tốt. Đó là niềm hãnh diện, cũng là thành tựu của các bậc cha mẹ. Cũng chính vì vậy, bậc cha mẹ luôn mong muốn bảo vệ con mình, nuôi dạy con thành người tử tế. Nhưng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, thực tế không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. Bên trong chúng dường như đã có sẵn hạt giống của sự ương bướng, phá phách, khó dạy dỗ. Nhiều đứa trẻ thậm chí đã trở nên hư hỏng mà cha mẹ khó bảo ban uốn nắn. Hiểu được băn khoăn cũng như nỗi lo của những người làm cha mẹ, hôm nay Phúc Tâm sẽ giải đáp phần nào nguyên nhân khiến con cái trở nên hư hỏng và những điều mà các bậc cha mẹ cần làm.
I. Nguyên nhân khiến con cái trở nên hư hỏng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc con cái trở nên hư hỏng. Có thể kể đến một vài nguyên nhân phổ biến như sau:
1. Thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ
Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc con cái trở nên hư hỏng. Những đứa trẻ sinh ra luôn cần nhận được sự quan tâm từ những người sinh ra chúng. Những năm đầu đời, trẻ con như trang giấy trắng cần được cha mẹ tô màu. Cha mẹ là người tiếp xúc, gần gũi hằng ngày với trẻ. Nhưng nếu cha mẹ không bên cạnh định hướng con cái trong giai đoạn này, trẻ có thể vì vậy mà nhiễm nhiều thói hư tật xấu từ môi trường bên ngoài xã hội vì không có khả năng chắt lọc thông tin. Hơn nữa, con cái luôn mong muốn được chia sẻ, tâm sự những điều trong cuộc sống với cha mẹ. Vì vậy, việc thiếu sự quan tâm từ cha mẹ sẽ làm cho cảm xúc của con cái trở nên tiêu cực. Dần dần, khi gặp phải những tác động xấu từ bên ngoài xã hội, trẻ sẽ dễ trở nên hư hỏng. Đặc biệt trong đời sống hiện đại ngày nay, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không còn được khắng khít như xưa vì các bậc phụ huynh phải chật vật ngoài xã hội kiếm tiền vì nhu cầu sống ngày càng cao.
2. Sự quan tâm quá nghiêm khắc từ các bậc cha mẹ
Việc quan tâm quá mức, kiểm soát chặt chẽ và độc đoán từ các bậc cha mẹ cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc con cái hư hỏng. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ ở tuổi thiếu niên, luôn có tâm lí được làm những điều mình thích, làm chủ cuộc sống. Những bậc phụ huynh lại luôn sợ con cái dễ sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực nên quan tâm chúng quá mức, khiến chúng cảm thấy cuộc sống ngột ngạt, bức bối. “Rắn quá thì nát” là luôn là một lời khuyên đúng trong việc nuôi dạy trẻ. Vì vậy chúng sẽ tìm cách thoát ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Tâm lí những đứa trẻ ấy sẽ dễ trở nên “nổi loạn” và đi theo hướng tiêu cực, trở nên hư hỏng.
3. Sự nuông chiều con cái của các bậc cha mẹ
Cha mẹ thương yêu, chiều chuộng con cái là điều dễ hiểu. Tâm lý cha mẹ nào cũng muốn cho con cái mình một cuộc sống đầy đủ và tốt nhất. Đặc biệt là đối với con đầu lòng hoặc con độc tôn trong gia đình. Nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức sẽ làm cho trẻ sinh ra tâm lý muốn gì được nấy. dần dần trẻ sẽ dựa dẫm vào cha mẹ, thiếu tính tự lập trong cuộc sống.
Ngoài ra, việc nuông chiều, dỗ dành trẻ bằng cách cho trẻ xem TV, điện thoại quá nhiều một cách không có chọn lọc, trẻ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ làm chúng tập nhiễm các hình ảnh bạo lực, hành động tràn lan trên internet. Các nội dung “rác” nhưng lại có thể thao túng trẻ một cách sâu sắc khi xem nhiều. Điều này sẽ dễ hình thành tâm lý bạo lực trong trẻ em một cách vô thức.
Hãy để trẻ tự lập
4. Ảnh hưởng trực tiếp từ suy nghĩ, lối sống của cha mẹ
Trẻ em không tự dưng sinh ra đã trở nên hư hỏng. Tính cách này là một hệ quả phản ánh quá trình nuôi dạy con cái của cha mẹ. Vì vậy, đôi khi con cái hư hỏng cũng minh chứng cho thất bại của người làm cha mẹ. Nếu trẻ em được sinh ra trong một gia đình chỉ toàn tiếng chửi rủa, dùng đòn roi để dạy dỗ hay dính vào các tệ nạn xã hội thì việc con cái lớn lên hư hỏng là một điều dễ hiểu.
Một trường hợp khác, nhiều bậc phụ huynh hay so sánh con mình với “con nhà người ta” như một cách để dạy chúng. Nhưng việc làm này rất dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực đối với trẻ. Chúng sẽ hình thành suy nghĩ trong đầu rằng mình thấp kém, không bằng người khác. Lúc này, nếu trẻ có suy nghĩ tiêu cực, chúng sẽ chọn cách buông xuôi và dễ dàng trở nên hư hỏng.
5. Kết giao với bạn bè xấu
Con cái chịu ảnh hưởng lớn nhất là từ cha mẹ, sau đó là bạn bè. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà của ta thường dạy phải chọn bạn tốt mà chơi. Khi bắt đầu đi học, chúng sẽ giao tiếp nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè. Đặc biệt những người bạn thân thiết của trẻ sẽ dễ ảnh hưởng tính cách lẫn nhau. Nếu bạn bè của trẻ có tính cách hung hăng, bạo lực, trẻ cũng sẽ dễ bị học theo hoặc ngược lại sẽ trở nên nhút nhát, sợ sệt.
6. Bản thân trẻ
Đôi khi, việc trẻ tiếp xúc với những thứ tiêu cực của xã hội thông qua internet hay cách hành xử của những người xung quanh khiến trẻ trở nên nóng nảy, bạo lực, ích kỉ. Khi đó, trẻ đã trở nên lệch lạc trong suy nghĩ, thậm chí còn lôi kéo bạn bè xung quanh.
7. Biến cố trong cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý trẻ
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người. Chính vì vậy, nếu trẻ có tâm lý không tốt, nhiều suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến hành vi xấu, trở nên hư hỏng.
Các biến cố có thể gặp trong cuộc sống như cha mẹ li hôn, trẻ sinh ra không có đầy đủ cha lẫn mẹ, bị bạn bè chê bai về ngoại hình, thầy cô thiên vị các em học sinh,… đều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ em.
II. Dấu hiệu nhận biết con cái trở nên hư hỏng
Để nhận biết trẻ có dấu hiệu trở nên hư hỏng, các bậc cha mẹ hãy quan sát và để ý nếu trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây:
– Thường xuyên giận dữ, cáu gắt ở nhà hay cả những nơi công cộng
– Lờ đi như không nghe khi người khác nói khi trẻ không muốn làm theo.
– Không hài lòng, bằng mọi giá phải có được thứ mình muốn: trẻ thậm chí giành giật món đồ mà bé thích từ người khác, hay bằng mọi giá bắt bố mẹ mua bằng được món đồ bé thích.
– Không nói “cảm ơn” hay “xin lỗi”, nói năng trống không với người khác.
– Thái độ “bất cần”: khi bạn la mắng hay tỏ thái độ giận dữ đối với con cái nhưng chúng vẫn bình thản, thái độ “chửi thì nghe, đánh thì chạy, đuổi thì đi”, bạn nên hết sức chú ý vì suy nghĩ của trẻ đang trở nên rất tiêu cực.
Trẻ dễ trở nên cáu gắt
III. Phải làm sao khi con cái trở nên hư hỏng
Khi trẻ có những dấu hiệu trở nên hư hỏng, hãy bình tĩnh. Bạn có thể áp dụng một số cách quản lý con cái hiệu quả sau:
1. Dành sự quan tâm đúng mức cho con cái
Hãy dành cho con bạn sự quan tâm đúng mực. Bạn không thể thờ ơ với con cái, nhưng cũng đừng nên cho trẻ thấy bạn đang quan tâm quá mức khiến chúng cảm thấy gò bó, ngột ngạt, bị kiểm soát quá chặt. Hãy quan tâm trẻ một cách khéo léo để chúng cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho chúng. Không nên quá nuông chiều con cái, hãy để trẻ có thể tự lập, không dựa dẫm vào cha mẹ.
2. Lắng nghe, quan sát con cái
Mỗi giai đoạn, trẻ em đều có những tâm lý khác nhau. Hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn, để con bạn có thể tâm sự mọi thứ trong cuộc sống. Những đứa trẻ luôn có nhu cầu được chia sẻ, quan tâm và định hướng các vấn đề của mình. Từ đó, bạn sẽ gần gũi với con cái hơn, dễ dàng nắm bắt tâm lý cũng như có sự điều chỉnh hành vi cho bé kịp thời.
Cha mẹ hãy là những người lắng nghe con cái
3. Cha mẹ hay là tấm gương sống cho trẻ noi theo
Cách học nhanh nhất chính là bắt chước. Đó cũng chính là bản năng ngay từ khi sinh ra của mỗi con người. Vì vậy con cái sẽ dễ bắt chước theo hành vi của cha mẹ. Cha mẹ cũng chính là những người thầy đầu tiên mà con trẻ học theo và có ảnh hưởng lớn trong suốt cuộc đời của chúng. Hãy là tấm gương sống tốt đẹp để trẻ tự học theo. Đây chính là chìa khóa để cha mẹ dạy con theo cách họ muốn.
4. Tạo môi trường lành mạnh để trẻ học tập, vui chơi
Khi con có nhiều bạn bè hơn, hãy quan sát bạn bè của con bạn và cả hành vi của bé khi chơi với bạn bè. Nếu bạn bè của bé có tâm lý tiêu cực, hãy tách bé ra một cách khéo léo bằng cách đưa chúng đi nơi khác chơi, tạo thêm nhiều bạn bè mới để chúng quên đi bạn bè cũ. Hoặc nếu bản thân trẻ đang có xu hướng hành vi tiêu cực, hãy nghiêm khắc để trẻ nhận ra sai lầm của bản thân.
5. Nhờ người giám sát quản lý con cái nếu bạn bận rộn
Hãy nhờ dịch vụ quản lý giám sát con cái nếu bạn là người bận rộn với công việc để biết những sự việc đang xảy ra xung quanh cuộc sống của con và ngăn chặn kịp thời nếu có những sự việc tiêu cực tác động lên con bạn.
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết Phải làm sao khi con cái hư hỏng. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc muốn liên hệ về dịch vụ giám sát quản lý con cái tại Phúc Tâm, quý khách có thể liên hệ hotline/zalo: 0984.88.5445 hoặc email: thamtuphuctam@gmail.com để được giải đáp mọi thắc mắc.
Chúc quý bạn đọc một ngày vui vẻ.
BAN TƯ VẤN PHÚC TÂM.