Chuyển tới tiêu đề chính trong bài
[xem]
Bia là thức uống quanh năm với nhiều người là đồ giải khát khó bỏ dù nó có thể khiến vòng bụng bạn trở nên to hơn, uống nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, xơ gan và nghiện bia rượu. Trên thị trường bia hiện nay đa dạng các loại từ lager, ales, stouts đến bia không cồn. Vậy giữa chúng có gì giống và khác nhau? Hãy cùng Websosanh.vn phân biệt chi tiết ngay để hiểu rõ:
1. Khái niệm các loại bia lager, ales, stouts và bia không cồn
Trước khi phân biệt các loại bia lager, ales, stouts và bia không cồn chi tiết mời bạn cùng Websosanh.vn tìm hiểu qua khái niệm các loại bia từ lager tới bia 0 độ:
1.1 Bia lager là gì?
Bia lager là một loại bia được lên men ở nhiệt độ thấp. Tùy từng hãng mà quá trình lên men có thể sử dụng các loại men khác nhau như men lạnh, men ấm, men chìm hay men nổi,…) Đây là loại bia phổ biến của hầu hết các thương hiệu bia ngon nổi tiếng trong ngoài nước như: bia Tiger, bia Heineken, bia Budweiser, bia Carlsberg, bia Beck’s, Brahma, Budvar, Corona, Snow, Tsingtao, Singha, Kirin,… Bia lager thường được chia thành nhiều loại khác nhau như: Helles, pale, pilsners, amber hay dark. Trong đó mỗi loại lại chỉ một mức độ hương vị hay màu sắc của bia lager ví dụ nhạt, nhẹ, vừa, mạnh, hơi đắng, màu hổ phách, xanh, đỏ, đen, vàng,…
1.2 Bia ales là gì?
Bia ales là thuật ngữ chỉ các loại bia được sản xuất bằng lên men nổi, trong quá trình lên men, loại bia thủ công này thường được lên men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23 °C, 60-75 °F). Hương vị của bia ales thường ngọt và đậm hơn so với bia lager vì ngoài lúa mạch, các nguyên liệu nấu bia thông thường, loại bia thủ công này thường có thêm hoa quả, trái cây khô, ngoài kỹ thuật nấu bia, điểm đặc biệt của bia ales còn nằm ở các kỹ thuật ủ bia trong từng barrel riêng và chiết rót.
Một số loại bia thủ công tại Việt Nam có dòng bia ales bạn có thể thử trải nghiệm như: Bia Craft – bia táo, Mellow Red Ale, East Sea Ale, Mango India Pale Ale, bia Coffee Porter,…
1.3 Bia stouts là gì?
Cũng là bia thủ công nhưng so với cả các loại bia thủ công khác và các loại bia công nghiệp thì bia stouts khá đặc biệt. Không chỉ không dùng tới nguyên liệu mạch nha để nấu bia mà bia stouts còn mang vị khét, cafe đậm đà hơn và độ cồn cao hơn bia Porter, khoảng 7.0% – 8.0%. Bởi bia này đơn thuần chỉ là hạt lúa mạch rang sẫm màu kết hợp với ít hoa bia nấu thành và có thêm hương vị như: ngọt, hương cà phê, caramel hay chocolate…
Nếu muốn thử trải nghiệm loại bia stouts này, bạn có thể thử trải nghiệm 1 số loại bia nổi bật sau:
– Bia Guinness
– Bia Odell
– Bia Samuel Smith’s Taddy Porter
– Bia Murphy
1.4 Bia không cồn là gì?
Bia không cồn không phải để chỉ loại bia trong bản thân không có cồn mà chỉ hiểu đơn giản là loại bia có nồng độ cồn thấp không quá 0.5%. Vẫn là những nguyên liệu nấu bia thông thường và quen thuộc nhưng để làm ra bia 0 cồn người ta cần làm thêm một bước nữa là tách nồng độ cồn trong bia thành phẩm ra để đưa nồng độ cồn trong bia thành phẩm về 0.0% hoặc mức % đạt gần như bằng 0.0% nhưng không quá 0.5%.
Một số loại bia không cồn khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay như: bia Heineken không cồn, bia không cồn Becks, bia Bavaria 0.0%, bia Budweiser 0.0%,…
2. Phân biệt các loại bia lager, ales, stouts và bia không cồn chi tiết
Sau khi tìm hiểu rõ về khái niệm từng loại bia từ lager tới bia 0 độ chúng ta có thể thấy:
2.1 Điểm giống nhau giữa các loại bia lager, ales, stouts và bia không cồn
– Đều cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể người sử dụng dù ở mức thấp chứ không có nghĩa không cồn, bia chay hay bia nồng độ thấp là bia 0 calo.
– Đều giúp các bữa ăn trở nên ngon hơn, dễ ăn hơn và ăn được nhiều hơn.
– Sẽ tốt cho sức khỏe nếu uống ở mức điều độ khoảng 1-2 ly/ngày.
– Sẽ hại sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, ung thư,… nếu uống bia không điều độ, quá liều trong thời gian dài thậm chí nghiện bia rượu không thể bỏ, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo khi tham gia giao thông, có thể thiệt hại tới tính mạng.
2.2 Sự khác nhau giữa các loại bia lager, ales, stouts và bia không cồn
Nhìn chung ở các loại bia lager, ales, stouts và bia không cồn đều có sự khác nhau trong cách gọi tên. Điều đó xuất phát chính từ sự khác nhau nho nhỏ giữa việc thêm thắt hoặc cắt giảm nguyên liệu nào đó trong công thức nấu bia chung. Quy trình, quy mô ủ bia và sử dụng các loại men với thời gian khác nhau để tạo ra hương vị, màu sắc, độ đậm nhạt, đem tới trải nghiệm hơi khác nhau cho mỗi người thưởng thức.