Chế phẩm vi sinh / Kỹ thuật / Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà
5/5 – (18 bình chọn)
Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây như thế nào? Đáp án chính xác, xin mời các bạn click ngay bài viết để tìm hiểu nhé!
Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà
Hiện nay, trên thị trường có vô số loại phân bón hữu có khác nhau. Và mỗi loại khác nhau thường có giá thành, ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy trong số đó, bà con nên sử dụng loại phân bón nào. Thực chất, để đưa ra quyết định chính xác nhất, chúng ta phải biết: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây tại nhà có đơn giản không?
Ngoài ra, hiện nay có những loại phân hữu cơ nào được sử dụng nhiều nhất? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Nếu bạn muốn giải đáp những câu hỏi này thì đừng quên theo dõi bài viết dưới đây của Sinh học Đức Bình nhé!
Phân hữu cơ là gì?
Như chúng ta đã biết, khi tìm hiểu về phân bón hữu cơ, chúng ta cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà bạn cần nắm được đó là: Phân hữu cơ là gì?
Thực chất, phân bón hữu cơ là một trong những loại phân có chứa hợp chất dinh dưỡng với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Hay nói cách khác thì đây chính là một hợp chất hữu cơ. Và phân bón hữu cơ chủ yếu được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp. Các loại phân này thường được làm nên từ:
-
Phân người, phân động vật
-
Các loại phế phẩm nông nghiệp như: lá cây, cành cây, tro,…
-
Than bùn
-
Rác thải và các chất hữu cơ khác,…
Hợp chất hữu cơ này luôn được các bác nông dân dùng để bón cây, đặc biệt là rau sạch. Phân bón hữu cơ sẽ giúp cho đất màu mỡ hơn, tăng độ tơi xốp bằng việc cung cấp chất mùn và nhiều chất dinh dưỡng khác. Và đó đều là những chất dinh dưỡng mà cây dễ hấp thụ được. Đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường. Vậy hiện nay, phân được phân ra thành mấy loại chính.
Các loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay
Như đã nói, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, để mọi người dễ hiểu và dễ chọn lựa loại phù hợp, chúng tôi sẽ phân thành 2 loại chính. Đó là: Phân bón truyền thống và phân bón công nghiệp. Cụ thể, trong 2 loại chính này lại được chia thành những loại nào? Và ưu điểm, nhược điểm của chúng ra sao? Tiếp tục theo dõi thông tin dưới đây để có đáp án nha:
Phân hữu cơ truyền thông
Phân được là từ: phân gia cầm, phân gia súc, phế phẩm nông nghiệp, rác thải,… được gọi chúng là phân bón hữu cơ truyền thống. Hầu hết, phân bón truyền thống này được làm từ kỹ thuật ủ truyền thống, thủ công. Những loại phân này thường có một đặc điểm chung là: Hiệu lực chậm, chứa ít hàm lượng dinh dưỡng hơn so với các loại khác và thời gian xử lý dài hơn. Cụ thể như sau:
Phân chuồng:
Phân chuồng – loại phân làm từ phân và nước tiểu của động vật, có thể là của gia cầm, gia súc và phân bắc. Tất nhiên, phân chuồng được chế biến từ kỹ thuật ủ phân truyền thống lâu năm. Để biết rằng bạn có nên sử dụng loại phân này không, chúng ta cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của chúng:
Ưu điểm của phân chuồng:
-
Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng: đa lượng, trung lượng và vi lượng
-
Cung cấp chất mùn để cải tạo đất, đồng thời tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.
-
Tạo điều kiện tốt cho rễ cây phát triển
Nhược điểm của phân chuồng:
-
Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên cần bón rất nhiều. Cho nên, tốn kém chi phí cho việc vận chuyển và nhân công.
-
Dễ gây ra nhiều mầm bệnh như: vi khuẩn, virut, hạt cỏ dại, vi khuẩn thổ tả, bào tử nấm bệnh,… nếu không được chế biến kỹ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
Tìm hiểu thêm: Phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng chế phẩm sinh học
Phân xanh:
Phân xanh là tên gọi chung cho các loại phân hữu cơ làm từ lá cây, cành cây tươi. Phân xanh thường được mọi người chế biến bằng kỹ thuật ủ truyền thống hoặc chôn xuống đất.
Ưu điểm nổi bật của phân xanh là giúp bảo vệ và cải tạo đất. Ngoài ra, chúng cũng có thể hạn chế xói mòn.
Nhược điểm của phân xanh:
-
Khi chế biến bằng cách vùi dưới đất, quá trình phân hủy các chất hữu cơ có thể tạo nên các chất độc hại. Chẳng hạn như CH4, H2S,… gây hại với cây trồng khi có hiện tượng ngộ độc các chất hữu cơ.
-
Thường có hiệu quả chậm, chỉ có công dụng khi bón lót.
Phân rác:
Đây là loại phân bón hữu cơ truyền thống được làm từ phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, lá cây hay thân cây,… Và cũng như các loại phân bón truyền thống khác, phân rác được chế biến từ kỹ thuật ủ truyền thống.
Ưu điểm:
-
Chi phí chế biến thấp
-
Làm cho đất màu mỡ hơn và tăng độ tơi xốp
-
Giúp ổn định kết cấu của đất
-
Góp phần hạn chế xói mòn, hạn hán cho cây trồng.
Nhược điểm:
-
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân rác thấp.
-
Cách chế biến có phần phức tạp hơn các loại phân truyền thống khác.
-
Tốn nhiều thời gian hơn.
-
Có thể gây ra mầm bệnh.
Than bùn
Với than bùn, chúng ta không thể dùng trực tiếp để bón cho cây được. Mà thay vào đó, than bùn phải qua chế biến rồi mới được dùng cho cây. Và quá trình chế biến than bùn cũng diễn ra khá phức tạp. Không những vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải bón với khối lượng lớn. Cho nên, vừa làm tốn chi phí, vừa tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên. chúng lại có ưu điểm là: giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính vì thế, chúng ta cũng có thể sử dụng loại phân này khi cần thiết.
Phân hữu cơ chế biến bằng kỹ thuật công nghiệp
Thực chất, phân bón được chế biến từ quy trình công nghiệp là: loại phân được chế biến từ nhiều loại chất hữu cơ với nguồn gốc khác nhau. Quy trình công nghiệp diễn ra với khối lượng chất hữu cơ rất lớn có thể lên tới hàng ngàn tấn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phân bón chế biến công nghệ ngày càng cao chất lượng tốt hơn. Dưới đây là những loại phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
Phân bón vi sinh
Đây là loại phân bón được rất nhiều người sử dụng. Loại phân này trong thành phấn có rất nhiều loại vi sinh hữu ích khác nhau. Chẳng hạn như vi sinh vật: đối kháng, phân giải hữu cơ, cố định đạm, hay vi sinh vật ký sinh, phân hủy xenlulo,…
Ưu điểm của phân vi sinh là:
-
Tăng trưởng và phát triển hệ vi sinh vật cho đất
-
Giúp phân giải những chất khó hấp thụ cho cây
-
Tổng hợp các chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất đạm
-
Khống chế được các mầm bệnh trong đất.
Nhược điểm:
-
Thông thường, phân bón vi sinh vật không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, không cân bằng được các chất dinh dưỡng này.
-
Mỗi loại phân vi sinh khác nhau dùng cho một nhóm cây khác nhau. Ví dụ như phân bón vi sinh cố định đạm phù hợp với nhóm cây trồng họ đậu.
-
Tốn kém chi phí
Bài viết liên quan: Phân vi sinh là gì? Các đặc điểm nổi bật của phân vi sinh
Phân hữu cơ sinh học:
Loại phân này được chế biến ra bởi các chất hữu cơ pha trộn cùng với một hoặc nhiều nhóm vi sinh vật có lợi khác. Phân bón hữu cơ sinh học được chế biến bằng cách lên men. Thông thường, trong phân bón hữu cơ sinh học, các chất hữu cơ chiếm khoảng 22%.
Ưu điểm:
-
Phân bón hữu cơ sinh học có thể dùng được trong cả quá trình phát triển của cây (tất cả các giai đoạn) bao gồm: bón lót, bón thúc và bón ra hoa, ra quả.
-
Loại phân này có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Do đó, có thể cung cấp đầy đủ chất khoáng cần thiết cho cây trồng. Góp phần thúc đẩy cây phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản.
-
Giúp cải tạo đất từ đặc tính hóa học, sinh học cho đến vật lý. Đồng thời cũng hạn chế việc rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.
-
Thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật trong đất, giúp cây hạn chế mầm bệnh và tăng sức đề kháng.
Nhược điểm: Thực tế, nhược điểm lớn nhất của phân sinh học là ở vấn đề giá thành. So với các loại phân hữu cơ khác trên thị trường, phân bón sinh học có giá thành cao hơn.
Thế nhưng, dù giá cao thì loại phân này vẫn được rất nhiều người lựa chọn bởi chất lượng của nó. Như đã nói, ưu điểm của phân bón sinh học là tăng năng suất cây trồng. Do đó, lợi ích kinh tế của người trồng sẽ tăng lên nên họ vẫn sẽ sẵn sàng sử dụng loại phân bón này.
CHẾ PHẨM ĐẬU TƯƠNG TRỨNG CHUỐI ĐỨC BÌNH
45.000₫
CHẾ PHẨM ĐẬU NÀNH TRỨNG CHUÔI Ủ HUMIC
50.000₫
HUMIC ĐỨC BÌNH
50.000₫
XỊT KHỬ MÙI HÔI ECO BIRD
65.000₫
-11%
CÁM LÊN MEN EMZEO
45.000₫ 40.000₫
-29%
MEN XỬ LÝ BỂ PHỐT
35.000₫ 25.000₫
MẬT RỈ ĐƯỜNG ĐỨC BÌNH
32.000₫
CHẾ PHẨM ĐẠM CÁ HUMIC
50.000₫
Phân bón hữu cơ khoáng
Loại phân hữu cơ này có thành phần chính là các chất hữu cơ và các nguyên tố khoáng vô cơ. Chẳng hạn như nguyên tố: N, P, K. Có thể nói, phân bón hữu cơ khoáng là loại phân được nhiều người ưa thích. Và ưu điểm nổi bật nhất của loại phân này là có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Do đó, trong quá trình bón bạn cũng không cần sử dụng khối lượng quá lớn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón hữu cơ khoáng, bạn không nên bón lâu ngày. Hay nói cách khác là dùng liên tục trong khoảng thời gian dài. Vì nó có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật của đất.
Cách làm phân hữu cơ bón cây đơn giản tại nhà
Ngày nay, có rất nhiều người tự chế biến phân bón hữu cơ ngay tại nhà. Vì họ cho rằng làm như vậy có thể tận dụng được những thứ không cần thiết. Hơn nữa, cũng tiết kiệm được phần nào chi phí. Thế nhưng, nếu không biết cách làm, bạn có thể không mang lại loại phân chất lượng. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà:
Bước 1: Chuẩn bị thùng chứa
Để bắt tay vào việc làm phân bón hữu cơ thì điều đầu tiên bạn phải làm là: chuẩn bị thùng chứa phân. Bạn có thể chọn một trong các loại thùng như: Thùng nhựa hình nón, hình vuông hay thùng gỗ hình vuông, thùng gỗ có trục xoay tròn,… Nếu nhà bạn không có sẵn những chiếc thùng này, bạn có thể mua chúng trên thị trường.
Bước 2: Tìm vị trí thích hợp đặt thùng phân
Bạn nên để thùng tại nơi có nắng, có vị trí thoát nước tốt. Nơi mà bạn có thể thường xuyên kiểm tra chất lượng phân đang ủ của mình. Ngoài ra, chúng ta nên đặt thùng tại các vị trí có đất trồng. Hạn chế đặt trên nền gạch, nền bê tông. Vì điều này sẽ giúp cho các vi sinh vật có lợi, giun,… trong đất có thể xâm nhập được vào. Tốt nhất, bạn nên đào hố sâu khoảng 10 – 20cm rồi đặt thùng xuống.
Xem thêm: Cách ủ rơm rạ, lá cây bằng chế phẩm nấm Trichoderma
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu
Tất nhiên, để ủ phân bón hữu cơ thì chúng ta không thể không chuẩn bị các nguyên liệu chính. Chủ yếu, làm phân hữu cơ tại nhà, bạn cần có 2 nhóm thành phần chính. Đó là:
-
Các nguyên liệu như: Lá cây khô, giấy cart tông, cỏ khô, rơm rạ, vỏ trứng hay cành cây khô, mùn cưa, túi lọc trà,…
-
Các nguyên liệu xanh như: Rau củ quả tươi sống, cỏ tươi, vỏ trái cây tưới, bã cà phê, cày cây, lá cây xanh,…
-
Chế phẩm men vi sinh ủ phân: EMZEO và Trichoderma Bacillus – Đức Bình
Bước 4: Bắt đầu trộn ủ
Khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết, chúng ta bắt đầu ủ phân. Cụ thể, chúng ta cần tiến hành ủ nguyên liệu với nguyên liệu xanh theo từng lớp như sau:
-
Đầu tiên, chúng ta rải một lớp nguyên liệu đã chuẩn bị vào thùng. Tiếp đó, rải một lớp nguyên liệu xanh và mỗi lớp này sẽ dày khoảng 10cm.
-
Sau đó, rải một lớp mỏng đất vườn trồng cây màu mỡ vào thùng. Rải xong, chúng ta cần làm ẩm cho chúng bằng cách lấy vòi tưới hoa phun nhẹ lên.
-
Rắc men vi sinh EMZEO và Trichoderma lên đều bề mặt
-
Chúng ta cứ lặp lại công việc rải các lớp này cho đến khi đầy chiếc thùng.
Khi đã hoàn thành, bạn đóng nắp thùng lại. Và khoảng 2 tuần, bạn cần ra kiểm tra và xoay thùng. Thông thường, xoay thùng càng nhiều, phân hữu cơ được ủ càng nhanh phân hủy hơn.
Xem thêm: Cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc … hiệu quả nhất!
Bước 5: Hoàn thành phân bón hữu cơ
Để có một thùng phân bón chất lượng cao, bạn cần ủ khoảng một năm. Còn bình thường, hơn 2 tuần, bạn cũng có thể sử dụng rồi. Thế nhưng, để biết xác định xem nên ủ bao lâu là chính xác nhất, chúng ta nên dựa vào nguyên liệu. Không những vậy, còn cần dựa vào phương pháp ủ.
Để nhận biết đâu là phân ủ đã dùng được, bạn có thể vận dụng những đặc điểm sau:
-
Phân ủ vụn ra như mùn
-
Thùng phân ủ chuyển toàn bộ sang màu nâu
-
Phân có mùi đất tự nhiên
Khi đó, bạn có thể đem phân bón hữu cơ này đi bón cho cây trồng của mình.
Với bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được các câu hỏi: Phân hữu cơ là gì? Các loại phân bón hữu cơ có đặc điểm gì khác nhau? Và cách làm phân hữu cơ bón cây đơn giản. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy truy cập website sau để được giải đáp: https://chephamvisinh.vn