Phần mềm hệ thống giữ một vai trò rất quan trọng trong vận hành máy tính, với một chiếc máy tính để hệ thống được hoạt động một cách trơn tru nhất không thể bỏ qua các phần hệ thống hữu dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về phần mềm này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, để giải đáp câu hỏi “ Phần mềm hệ thống là gì?” nhé.
Phần mềm hệ thống là gì ?
Phần mềm hệ thống là các chương trình được lập trình để vận hành và giúp người sử dụng quản lý các thiết bị phần cứng như: máy in, máy tính, thiết bị nhớ, máy tính bảng, điện thoại, các loại máy chủ web, máy fax,… Phần mềm hệ thống như một bộ phận kết nối giữa máy tính với các chương trình ứng dụng mà người sử dụng muốn thực hiện.
Phần mềm hệ thống là gì ?
Xem thêm: Phần mềm là gì và cách phân loại phần mềm cơ bản
Phần mềm hệ thống được gọi là hệ điều hành, nơi để điều khiển các hoạt động, cũng như việc quản lý tất cả những phần mềm ứng dụng. Trong một số ấn phẩm, thuật ngữ phần mềm hệ thống cũng bao gồm những công cụ phát triển phần mềm như: trình biên dịch, trình liên kết, trình sửa lỗi.
Hiện nay, có 2 loại hệ điều hành thường gặp là:
- Hệ điều hành máy tính bao gồm: Linux, Windows,….
- Hệ điều hành điện thoại: Android, IOS,…
Những hệ điều hành này sẽ gồm nhiều phiên bản và phần mềm ứng dụng khác nhau, được phát triển trên nhân của hệ điều hành gốc.
ví dụ: Hệ điều hành Ubuntu, hệ điều hành Debian, có nhân gốc là Linux
Các loại phần mềm hệ thống cơ bản trên máy tính
Có hai nhóm phần mềm hệ thống cơ bản:
Hệ điều hành và hệ quản lý
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống cực kỳ quan trọng, quản lý tất cả các nguồn lực của hệ thống máy tính và cung cấp một giao diện để người sử dụng có thể sử dụng được các nguồn lực của hệ thống như: DOS, WINDOWS, UNIX,…. Hệ quản lý được coi là cầu nối trung gian đưa người sử dụng và phần cứng của mính tính hoàn toàn có thể tiếp xúc với nhau, cho phép người sử dụng tăng trưởng và tạo ra những ứng dụng một cách thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc sử dụng những ứng dụng trên máy tính.
Hệ điều hành và hệ quản lý
Ngày nay, khi đã phát triển hơn, hệ quản lý và điều hành không còn bị giới hạn trong phạm vi máy tính nữa, mà nó được mở rộng hơn trên các thiết bị di động như: điện thoại thông minh, máy tính bảng,…Các hệ điều hành hiện đại có thể kể đến như: Window Phone, IOS, Android,….Hoặc trên máy tính như: Windows của Microsoft được sử dụng giao diện đồ hoạ với các thanh công cụ, biểu tượng được sắp xếp dễ hiểu, thao tác thực hiện dễ dàng,….Hiện nay, còn mở rộng các phiên bản mạnh và đáng tin cậy hơn như: Windows XP, Windows 7, Windows 8,…
Các phần mềm biên dịch ngôn ngữ và phần mềm tiện ích
Các phần mềm biên dịch ngôn ngữ
Việc dịch ngôn ngữ nước ngoài sang ngôn ngữ Việt Nam là rất cần thiết trong thời buổi hiện tại, bởi vì không phải ai cũng rành hay thông thạo ngôn ngữ nước ngoài để mà đọc và hiểu. Các phần mềm biên dịch ngôn ngữ biến đổi các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán như: COBOL, FORTRAN, C,… sang ngôn ngữ máy tính để có thể thực thi được.
Các phần mềm biên dịch ngôn ngữ và phần mềm tiện ích
Các phần mềm tiện ích
Các phần mềm tiện ích sẽ giúp việc phân tích, đánh giá, cấu hình và bảo vệ máy tính. Trong một số ấn phẩm cũng sẽ bao gồm các công cụ phát triển phần mềm như: trình biên dịch, trình liên kết, trình sửa lỗi,….Các phần mềm tiện ích sẽ có nhiệm vụ mang tính lặp đi lặp lại như: sắp xếp phân loại, tính toán, xóa bộ nhớ sơ cấp, sao chép,… Chúng có thể được chia sẻ bởi tất cả những người sử dụng hay có thể dùng trong nhiều ứng dụng khi được yêu cầu.
Sự khác nhau giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Dưới đây là bảng chỉ ra những khác nhau giữa phần mềm hệ thống ( hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng (Apps)
Phần mềm hệ thống Phần mềm ứng dụng 1. Sự phụ thuộc Là phần mềm chạy và hoạt động trên máy tính mang tính độc lập, không phụ thuộc vào bất kì hành vi hay hoạt động của phần mềm nào khác. Điều đặc biệt là phần mềm hệ thống chính là phần mềm cung ứng các điều kiện cần thiết cho tất cả những ứng dụng có cài hệ điều hành bất kì trên máy tính hiệu quả nhất. Là phần mềm chạy và hoạt động trên máy tính mang tính bắt buộc, không độc lập, chúng phải phụ thuộc vào các điều kiện cho phép và tương thích được với hệ điều hành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phần mềm ứng cần phải phụ thuộc vào hệ điều hành trên máy tính hoặc thiết bị di động đó. 2. Cài Đặt Phải được cài đặt đầu tiên vào máy tính, thiết bị di động sau khi được sản xuất để có thể hoạt động và sử dụng khi đến tay người tiêu dùng. Nó sẽ được cài đặt trực tiếp vào thời điểm cài đặt hệ điều hành cho máy tính của bạn. Phỉ được cài đặt trong trường hợp người dùng có nhu cầu sử dụng các ứng dụng. 3. Sử dụng Được sử dụng để điều khiển và quản lý phần cứng và các phần mềm ứng dụng khác nhau được cài đặt trên máy tính để sử dụng. Tùy thuộc theo những ứng dụng được chính nó tạo ra sẽ có những nhiệm vụ thực hiện chi tiết khác nhau. Ngoài ra, phần mềm ứng dụng sẽ không có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ mà không thuộc vào phạm vi ứng dụng của riêng nó. 4. Ngôn ngữ viết bằng ngôn ngữ cấp thấp, tức là ngôn ngữ lắp ráp. viết bằng ngôn ngữ cấp cao như Java, C ++, .net, VB,…. 5. Sự trừu tượng Phần mềm hệ thống đang chạy và hoạt động ở chế độ nền nên họ không tương tác với phần mềm hệ thống. Phần mềm ứng dụng cho phép người dùng tương tác trực tiếp với phần mềm mà nó tạo ra. Thực tế thì người dùng chính là đang sử dụng cách thức kiểm soát đối với cách phần mềm này hoạt động. 6. Mức độ phức tạp Được lập trình khá phức tạp, đòi hỏi các lập trình viên phải có kỹ năng cũng như kinh nghiệm dày dặn về phần cứng hệ thống cơ bản, phần mềm hệ thống, các loại ngôn ngữ cấp thấp phổ biến. Ngoài ra, còn phải trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn để có thể phục vụ tốt nhất trong công việc. Được lập trình không quá phức tạp, đối với các lập trình viên hoặc nhà phát triển phần mềm, chỉ cần trang bị kiến thức về các ngôn ngữ lập trình bậc cao và nền tảng cơ bản về phần mềm hệ thống là đã có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng khác nhau. Việc tạo ra phần mềm ứng dụng còn phụ thuộc vào nhu cầu, yêu cầu sử dụng và khả năng ứng dụng của phần mềm đó vào trong thực tiễn. 7. Thời gian triển khai Ngay khi bạn mở máy tính để sử dụng và hoàn thành công việc của mình, phần mềm hệ thống sẽ bắt đầu chạy và sẽ chạy xuyên suốt trong quá trình làm việc cho đến khi bạn tắt máy tính. Chỉ hoạt động khi bạn đưa ra yêu cầu để sử dụng với nó. Nghĩa là trong khi sử dụng máy tính, bạn có nhu cầu sử dụng bất kì hệ thống ứng dụng nào và bạn nhấn vào sử dụng, hệ thống phần mềm ứng dụng đó sẽ bắt đầu khởi động và chạy, sau khi sử dụng hoàn thành công việc xong, bạn thoát khỏi ứng dụng, đồng nghĩa phần mềm ứng dụng đó cũng kết thúc thời gian thực hiện của mình. Sự khác nhau giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Xem thêm: Phần mềm ERP là gì và cách sử dụng hệ thống quản lý này với DN
Trên đây là tổng hợp những thông tin về “phần mềm hệ thống là gì?” Với những kiến thức tổng quát và sự phân biệt giữa ứng dụng phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng, News.timviec tin rằng bạn có được những kiến thức và góc nhìn mới mẻ hơn cho mình, chúc bạn thành công!