Câu hỏi: Cảm nhận về hai đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu.
Bạn đang xem: Phân tích đoạn thơ nhớ gì như nhớ người yêu
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khỏi cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.”
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.110, 111)
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.44)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
_Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc. Thơ Tố Hữu mang giọng tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm và chân thành.
_ Từ ấy được Tố Hữu viết năm 1938, nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy. Bài thơ là cảm xúc say mê của người thanh niên lúc đầu bắt gặp lí tưởng của Đảng, của Cách mạng.
_Việt Bắc được viết nhân một sự kiện thời sự có tính lịch sử: tháng 10 – 1954, những người ở căn cứ kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Bài thơ là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
_Hai đoạn trích trên là hai đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Phân tích khổ thơ bài “Việt Bắc”
Khổ thơ là tình cảm nhớ thương của tác giả dành cho Việt Bắc. Hình ảnh Việt Bắc hiện lên trong hồi tưởng với những khung cảnh yên bình và những sẻ chia, gắn bó.
Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.
+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre… gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền rừng núi
+ Những địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của Việt Bắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt; mà còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.
_ Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Bốn câu thơ là lời khẳng định, khi chia xa người ra đi sẽ không bao giờ quên đi những tháng ngày gắn bó, ta với mình đã đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ đắng cay và cùng chung hưởng ngọt bùi. Tác giả đã cụ thể hóa sự đồng cam cộng khổ ấy bằng hình ảnh “chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.
So sánh
* Giống nhau: _ Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm lớn với những lẽ sống lớn.
_ Hai bài thơ đều ra đời trong hoàn cảnh lịch sử của dân tộc.
* Khác nhau:
_Từ ấy:
+ Tình cảm của một người thanh niên vừa được giác ngộ lý tưởng của Đảng.
+ Bài thơ được viết với giọng điệu say mê, hình ảnh tươi sáng , ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
_Việt Bắc:
+ Diễn tả tình cảm quân dân thủy chung, gắn bó – thứ tình cảm thiêng liêng làm nên chiến thắng của dân tộc.
+ Thể thơ lục bát -> tạo giọng điệu tâm tình, da diết.
Nhận xét phong cách thơ Tố Hữu
+ Thơ Tố Hữu thể hiện tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của dân tộc. Cái tôi trữ tình ngày càng có ý nghĩa khái quát rộng lớn: Từ ấy là tình cảm say mê lí tưởng của cái “tôi” đến Việt Bắc là tình cảm chung của cả cộng đồng. =>nhà thơ trữ tình – chính trị.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn cầu.
+ Giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
+ Ngôn ngữ giàu tính nhạc và mang tính dân tộc mạnh mẽ.
Phân tích đoạn thơ bài thơ “Từ ấy”
* Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
_ Cái “tôi”: là cái tôi chung, hòa nhập, gắn kết với cộng đồng, không bơ vơ lạc lõng giống như cái “tôi” trong thơ mới.
_ Tác giả sử dụng lối vắt dòng và cấu trúc tương đồng, có sự phân tách rất rõ rệt: bên này câu thơ là những gì thuộc về cá nhân, phía bên kia câu thơ là những gì thuộc về quần chúng nhân dân rộng lớn.
_ Cá nhân không tách biệt với quần chúng nhân dân mà hòa nhập, xích lại gần quần chúng nhân dân, được diễn tả qua hàng loạt động từ:
+ “buộc”: nghĩa đen: sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể riêng rẽ. Trong câu thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó chặt chẽ cuộc đời mình với “mọi người” xung quanh. “Mọi người” là tất cả các giai cấp, tầng lớp, không có sự phân biệt, không có sự kì thị -> vượt lên rào cản giai cấp.
+“trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng không cùng -> diễn tả sự gửi trao những tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”. Một trăm là con số ước lệ cho những đích đến không có giới hạn mà tình cảm nhà thơ gửi gắm đến với mọi miền của Tổ quốc.
+“gần gũi nhau”: là sự gần gũi giữa “tôi” với “bao hồn khổ” -> sự tương tác 2 chiều, người Đảng viên chính thức được đón nhận vào với quần chúng nhân dân.
_Kết quả cuối cùng của sự hòa nhập: “mạnh khối đời”, “khối đời” là cuộc đời chung, cuộc đời rộng lớn, không thể nhìn thấy, không thể cân đo đong đếm, là khái niệm trừu tượng. Cách dùng từ “mạnh khối đời” đã khiến “khối đời” trở nên hữu hình.
-> Nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: mỗi cá nhân sẽ làm cho khối đời chung trở nên mạnh hơn, ngược lại, khối đời chung ấy sẽ giúp cho mỗi cá nhân tăng thêm sức mạnh cho mình, vững tâm hơn, tin tưởng hơn.
* Khổ 3: Chuyển biến trong tình cảm:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
_ Cái “tôi” đứng giữa quần chúng lao khổ, hòa nhập vào quần chúng lao khổ, trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
_ Biện pháp lặp cấu trúc cú pháp 3 lần: “là…của”
-> Khẳng định sự chắc chắn, vững vàng trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu sau khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
_ Cách tự xưng: “là con”, “là anh”. “là em”
-> Thể hiện mối quan hệ gắn bó như ruột thịt khi hòa nhập với đại gia đình quần chúng.
Diễn tả trách nhiệm lớn lao: làm sao để cứu vớt những cuộc đời, những số phận lao khổ.
_ Đại gia đình, những người thân thiết ruột thịt, đó là: “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ”.
_ Số từ số nhiều: “vạn” -> con số ước lệ, không cùng, không giới hạn, đồng nghĩa với việc tình cảm của tác giả dâng tặng cho mọi người là bao la.
Xem thêm: Page Plain Text – Plain Text In Macedonian
_ Gọi thành tên những kiếp sống lầm than -> biểu hiện của sự xót thương, đồng cảm, chia sẻ; đồng thời cũng là biểu hiện của sự căm giận những bất công ngang trái của xã hội cũ -> động lực để tác giả hành động, đấu tranh giải phóng cho những kiếp sống lầm than.