Có nhiều phương pháp lập luận để làm 1 bài văn nghị luận như tìm hiểu luận cứ, luận điểm, phân tích và tổng hợp nội dung chính tác phẩm. Và một trong những yếu tố quan trọng để làm bài văn nghị luận đạt điểm số cao là các bạn phải nắm vững phép lập luận chứng minh.
Hãy cùng thuvienhoidap tìm hiểu phép lập luận chứng minh là gì? Cách làm bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
Khái niệm phép lập luận chứng minh là gì
- Phép lập luận chứng minh là những phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
- Trong đời sống người ta dùng sự thật( chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
Các phương pháp lập luận chứng minh
Có 2 phương pháp chính gồm: chứng minh trong đời sống thực tế và chứng minh trong các văn bản nghị luận.
Chứng minh trong đời sống
- Mục đích chứng minh: Thuyết phục mọi người tin lời mình nói là sự thật.
- Phương pháp chứng minh: Đưa ra những chứng cứ xác thực.
Có thể dùng nhân chứng, vật chứng, số liệu chính xác, việc thật, người thật để làm chứng cứ xác thực cho vấn đề cần chứng minh.
Ví dụ: Cô giáo không tin em đã giải được một bài toán khó mà cả lớp không ai giải được.
Để chứng minh điều mình nói là sự thật và làm cô giáo cùng cả lớp tin thì em phải tự trình bày cách giải bài toán mà không cần phụ thuộc vào vở ghi hay bất kỳ tài liệu nào.
Chứng minh trong văn bản nghị luận
- Mục đích chứng minh: Làm cho luận điểm trong văn bản trở nên đáng tin cậy.
- Phương pháp chứng minh: Lập luận, đưa ra luận cứ bằng lý lẽ, dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, chân thực, đã được thừa nhận.
Ví dụ: Em hãy chọn những dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ nhận định sau: Đến với tục ngữ, ca dao ta có thể tìm thấy lời khuyên quý báu về phẩm chất, về lối sống mà con người cần phải có.
Câu trả lời:
Về lòng nhân ái, yêu thương, sự gắn bó, chia sẻ, đùm bọc nhau có thể trích dẫn từ các câu tục ngữ gồm:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.
Về tinh thần đoàn kết gồm một vài câu tục ngữ như:
- Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Về lòng hiếu thảo, sự biết ơn có một vài câu tục ngữ như:
- Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tham khảo thêm: Phép lập luận giải thích là gì?
Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
Để làm một bài văn nghị luận chứng minh, các bạn cần thực hiện 4 bước theo thứ tự như sau:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Xác định yêu cầu của đề:
- Dạng bài: Thuộc dạng bài gì? Cần xác định chính xác để làm bài văn nghị luận đạt điểm số cao và tránh trường hợp lạc đề.
- Nội dung đề bài: Xác định nội dung chính mà đề bài yêu cầu.
- Phạm vi yêu cầu của đề bài: Có thể phạm vi yêu cầu nội dung bên trong đề hoặc nội dung có thể mở rộng ra bên ngoài đề.
b. Tìm ý
- Nên đặt các câu hỏi có dạng như: Vì sao…? Như thế nào…? Phải làm gì…? Là gì?
- Việc này sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được ý chính và các ý phụ trong bài văn nghị luận.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
Nêu luận điểm cần được chứng minh và các trích dẫn có liên quan đến đề bài. Nếu như đề bài là 1 câu tục ngữ thì các trích dẫn phải liên quan như các câu thành ngữ, châm ngôn, danh ngôn…
b. Thân bài
Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng đắn. Có thể đưa ra tất cả các lí lẽ kết hợp với các dẫn chứng để chứng minh điều mình nói là đúng, chính xác.
c. Kết bài
Khẳng định lại luận điểm, rút ra bài học và liên hệ bản thân.
3. Cách viết bài văn lập luận chứng minh
a. Cách viết phần mở bài
Có 2 cách viết phần mở bài văn chứng minh gồm:
- Cách mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề, nêu ra các luận điểm và trích dẫn, khẳng định tính đúng đắn của luận điểm đó.
- Cách mở bài gián tiếp: Suy từ cái chung ra cái riêng, suy từ tâm lý con người đến thực tế. Cái chung là ý nghĩa tổng quát, còn cái riêng là ý nghĩa cụ thể.
b. Cách viết phần thân bài
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn, nối tiếp phần mở bài ví dụ như các từ đúng vậy, thật như vậy…
- Nên chia thành các đoạn văn để việc lập luận trở nên mạch lạc, rõ ràng.
- Viết đoạn văn giải nghĩa câu được trích dẫn.
- Viết đoạn văn chứng minh luận điểm.
Yêu cầu với đoạn văn giải thích nghĩa được trích dẫn:
- Cần có câu chủ đề khái quát nội dung chính của đoạn văn.
- Giải thích các từ ngữ trong đề bài gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Khái quát thành nghĩa chung của câu được trích dẫn.
- Giữa các câu văn cần có liên kết về nội dung và hình thức.
Yêu cầu với đoạn văn chứng minh:
- Đoạn văn cần có câu chủ đề nêu ý chính của cả đoạn( các luận điểm phụ).
- Nên kết hợp hài hóa lí lẽ và dẫn chứng.
- Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và phù hợp với yêu cầu của đề bài.
- Kết hợp với các phương pháp biểu đạt khác như: tự sự, miêu tả, biểu cảm…
c. Cách viết phần kết bài
Phải sử dụng từ ngữ chuyển đoạn, nối tiếp phần thân bài như các từ tóm lại, như vậy…
Có 2 cách viết phần kết bài gồm:
- Nếu phần mở bài đi thẳng vào vấn đề ( Mở bài trực tiếp) thì phần kết bài rút ra bài học, lời khuyên.
- Nếu phần mở bài suy từ cái chung đến cái riêng ( Mở bài gián tiếp) thì phần kết bài viết bằng các ý sau:
- Bình luận mở rộng và đưa ra câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc, nhấn mạnh lại luận điểm.
4. Đọc lại và sửa lỗi chính tả
Sau khi viết xong bài văn lập luận chứng minh, các bạn nên đọc kỹ lại 1 đến 2 lần để kiểm tra các lỗi chính tả, dấu câu, sửa lỗi câu từ chưa phù hợp.
Nên dành khoảng 3 đến 5 phút để thực hiện bước này.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi phép lập luận chứng minh là gì và các bước để làm một bài văn lập luận chứng minh đầy đủ và chính xác nhất.
Bạn thấy bài viết thế nào?