Cảnh trong phim “First They Killed My Father” từ Cam Bốt
Cam Bốt
“First They Killed My Father” (Trước Hết, Họ Giết Cha Tôi) là một trong 92 phim nằm trong danh sách ban đầu của giải thưởng. Danh sách sẽ được chọn lọc và loại bỏ dần dần trước khi đề cử cuối cùng được quyết định vào tháng Giêng năm 2018. Đây là cơ hội tốt để phim của nữ đạo diễn Angelina Jolie được trao giải. Cô là một tài tử thành đạt, được trao quốc tịch danh dự Cam Bốt từ năm 2005. Cô thường xuyên đến đất nước này, làm việc từ thiện và nhận một đứa con nuôi tại đây.
Phim của Angelina Jolie nói về chế độ Khmer Đỏ tàn bạo – một chủ đề ít được sự chú ý của giới điện ảnh trước đó – mặc dù từng có phim về chủ đề này đoạt giải Oscar, như phim “Cánh Đồng Chết” của đạo diễn Roland Joffé, được trao giải Oscar 1984.
“First They Killed My Father” được chuyển thể từ câu chuyện đau lòng của Loung Ung về kinh nghiệm của gia đình cô dưới thời Khmer Đỏ. Cùng viết lại kịch bản với Ung, Angelina Jolie cố gắng không đi sâu vào chi tiết chính trị của cuộc nội chiến. Phim được quay hoàn toàn ở Cam Bốt và nói tiếng Khmer, tuyển dụng hàng trăm người dân địa phương, câu chuyện được giới thiệu qua đôi mắt của một đứa trẻ. Ung là một trong bảy đứa trẻ sống trong tình trạng tương đối an toàn tại Phnom Penh, khi quân nổi dậy Khmer Đỏ tràn vào thủ đô.
Nhiều dự đoán phim sẽ được trao giải thưởng. Nếu đúng như vậy, phim không vinh danh một mình Angelina Jolie và vinh danh đất nước Cam Bốt.
Nhân vật Loung Ung trong phim “First They Killed My Father”
Lào
Đây là lần đầu tiên Lào gởi phim tham dự giải Oscar lần thứ 90 năm 2018. Phim có tên “Dearest Sister,” do Mattie Do đạo diễn. Cô được coi là một trong những tài năng làm phim mới nhất của châu Á. Câu chuyện kể về một phụ nữ trẻ tuổi, nghèo khổ, đến thành phố chăm sóc người chị họ giàu có. Người bệnh bị mất thị lực, nhưng có khả năng giao tiếp với những con ma thường cung cấp sự giúp đỡ cho họ.
Phim “Dearest Sister” được hãng Art Media của Lào, Screen Division của Pháp và Oree Films của Estonia hợp tác sản xuất. Phim được hoan nghênh tại 24 đại hội điện ảnh trên toàn cầu. Mattie Do là nữ đạo diễn đầu tiên của Lào, trước đó từng làm phim “Chanthaly,” cũng là phim thuộc thể loại kinh dị. Mattie Do cho biết, “Thử thách lớn nhất của việc làm phim tại Lào là làm việc mà không có nguồn lực, ngân sách, và hầu như không có hạ tầng cơ sở chuyên nghiệp cho phim.”
Phim Dearest Sister từ Lào
Ở Lào chỉ có ba rạp chiếu phim đang hoạt động, đó là trở ngại lớn nhất cho các nhà làm phim Lào nếu muốn thu hút người xem.
Nam Dương
Hiệp Hội Sản Xuất Phim Indonesia chọn phim “Turah” để đại diện cho Indonesia trong cuộc tranh tài tại Giải Oscar 2018. Phim Turah được chọn từ 130 phim địa phương. Sức mạnh của phim nằm ở sự trung thực và đơn giản, cả về chủ đề lẫn sự phát triển của phim.
Phim Turah từ Nam Dương
Được Wicaksono Wisnu Legowo làm đạo diễn, phim Turah có chiều dài 83 phút là cuộc điều tra về tình trạng đói nghèo ở miền Trung Java. Phim cũng được trao hai giải thưởng và được đề cập đặc biệt tại Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Singapore lần thứ 27.
Trung Quốc
Phim “Wolf Warrior 2” là một phim thành công về thương mại, luôn xếp hạng đầu về doanh số tại các phòng vé, và được sự khen ngợi của công chúng. Điều quan trọng hơn cả là phim được mang đi đánh chuông ở xứ người.
“Wolf Warrior 2” được cho là có nội dung yêu nước, hành động liên tục và một dàn tài tử hùng hậu, nhưng cũng bị khán giả chỉ trích vì chú ý quá mức vào hiệu ứng hình ảnh và hầu như không xoáy vào “chủ đề”.
Từ năm 1979 tới nay, năm nào Trung Quốc cũng gởi phim đi dự thi hạng mục “phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất” để tranh giải Oscar, nhưng chỉ có bốn lần được đề cử, đó là phim “Cúc Đậu,” “Treo Cao Lồng Đèn Đỏ,” và “Anh Hùng,” tất cả đều của đạo diễn trương Nghệ Mưu. Phim thứ tư là “Bá Vương Biệt Cơ” của đạo diễn Trần Khải Ca. Trung Quốc có vẻ không được may mắn lắm với giải thưởng về điện ảnh, mặc dù năm nào đất nước này cũng làm hàng trăm cuốn phim.
Thái Lan
“By the Time It Gets Dark” là lựa chọn của Thái Lan để tranh giải Oscar năm 2018. Nhà biên kịch – đạo diễn Anocha Suwichakornpong nói rằng phim là “một nỗ lực nhằm đối phó với việc không thể tạo ra phim lịch sử ở một nơi không có lịch sử.” Đây là phim thứ hai ông Anocha kiêm cả ba công việc: viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất.
Phim By the Time It Gets Dark từ Thái Lan
Phim mở đầu bằng cuộc tàn sát lịch sử do chính phủ Thái Lan thực hiện, trước khi tiếp tục phát triển theo nội dung của kịch bản. Phim được công chiếu lần đầu tại Lễ Hội Điện Ảnh Locarno năm 2016. Sau đó “By the Time It Gets Dark” giành được giải xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, phim hay nhất, tại Thailand National Film Association Awards, là phiên bản giải Oscar Đông Nam Á. Phim nhận được những nhận xét tích cực của các nhà phê bình quốc tế.
Việt Nam
Việt Nam chọn phim “Cha Cõng Con” của đạo diễn Lương Định Dũng để tranh tài hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất của giải Oscar năm 2018. Dựa vào truyện ngắn năm 1995 của đạo diễn, phim được đặt trong bối cảnh một làng chài, nơi một cậu bé bị bệnh nặng. Cha cậu cõng cậu trên lưng, đưa cậu tới những nơi mà cậu muốn xem.
Phim Father and Son (Cha Cõng Con) từ Việt Nam
Phim giành được giải phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất, cũng như giải đặc biệt của ban giám khảo, tại Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Arizona, tại Lễ Hội Điện Ảnh Châu Á Thái Bình Dương Los Angeles, Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Boston, và Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Milan. Năm 1993, Việt Nam có một phim lọt vào danh sách đề cử là phim “Mùi Đu Đủ Xanh” của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Singapore
“Pop Aye” của đạo diễn Kirsten Tan là phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất của Singapore. Phim được lấy bối cảnh ở Thái Lan, nội dung nói về một kiến trúc sư bị thất bại và con voi bạn của anh. Nhà biên kịch kiêm đạo diễn Kirsten Tan, 35 tuổi, cho rằng bất cứ nhà làm phim nào cũng nhắm tới mục tiêu cuối cùng là giải Oscar. Việc phim “Pop Aye” của ông được chọn đi tranh tài lần này giúp ông có cơ hội cọ xát với thực tiễn. Con voi Bong là “hồng vận” của đoàn làm phim. Ông sốt ruộc muốn nhìn thấy con voi Bong có thể đưa cuốn phim đi tới đâu.
Cho đến nay, “Pop Aye” được đưa đi tham dự hơn 30 lễ hội điện ảnh quốc tế, giành được bốn giải thưởng, trong đó có giải đặc biệt của ban giám khảo cho kịch bản hay nhất, tại Lễ Hội Điện ảnh Sundance. Singapore chưa có phim nào lọt vào danh sách đề cử Oscar.
Đài Loan
Phim “Small Talk” của Đài Loan được đề cử vào hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc, tranh giải Oscar 2018. Phim do Hui-Chen Huang đạo diễn. Phim mô tả chân dung người mẹ cô là một phụ nữ đồng tính, đoạt giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại lễ hội điện ảnh Berlin 2017.
“Small Talk” cũng được trao giải “Teddy Award” tại lễ hội điện ảnh quốc tế Berlin, được tổ chức vào đầu năm nay. Nội dung phim nói về cuộc khám phá cá nhân trong mối quan hệ của Hui-Chen Huang với bà mẹ A-nu. Phim đào sâu vào quá khứ của bà A-nu khi bà còn theo đạo Lão, về các mối quan hệ lãng mạn, về tình bạn, và về vai trò của một người mẹ thường xuyên vắng mặt. “Small Talk” cũng được chọn tham dự Lễ Hội Điện Ảnh Golden Horse ở Đài Bắc.
Nhật Bản
Năm nay Nhật Bản đưa phim “Her Love Boils Bathwater” của nhà biên kịch kiêm đạo diễn Ryota Nakano, đi tham dự hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc tranh giải Oscar 2018. Phim kể về câu chuyện một bà mẹ quyết định giải quyết tất cả mọi vấn đề của gia đình, sau khi bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Lần đầu tiên Nhật Bản được trao giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất là vào năm 1951. Đó là phim Lã Sanh Môn của đạo diễn Akira Kurosawa. Lần cuối cùng Nhật Bản đoạt giải cao quý này là năm 2008, với phim “Departures” của đạo diễn Yojiro Takita. Trong lịch sử điện ảnh Nhật Bản, họ được trao giải Oscar bốn lần, và được đề cử tới 62 lần, đồng hạng nhì với Ý. Pháp đứng hạng nhất với số lần được đề cử là 63.
Nam Hàn
Phim “A Taxi Driver” sẽ đại diện Nam Hàn tranh tài cùng thế giới ở hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất, tại giải Oscar lần thứ 90. Cuốn phim mang nội dung lịch sử này là nguyên nhân của đoàn người xếp hàng rồng rắn bên ngoài các rạp chiếu bóng. “A Taxi Driver” vượt qua tất cả các đối thủ để trở thành phim có doanh số cao nhất của năm nay.
Phim lấy nguồn cảm hứng từ những sự kiện có thật của Cuộc Nổi Dậy Gwangju năm 1980. Một phóng viên người Đức nhận được sự giúp đỡ của một tài xế taxi địa phương, để viết bài kể về cuộc tàn sát khổng lồ mà nhà nước thực hiện để trừng phạt những thường dân nổi loạn, trong phong trào dân chủ hóa ở Nam Hàn.
Trong khi phim Nam Hàn nổi bật lên hẳn so với các nước láng giềng ở châu Á, và được sự công nhận của khán giả quốc tế trong vài thập niên qua, thì họ vẫn chưa một lần nhận được đề cử giải Oscar cho hạng mục phim ngoại quốc.
“Trước Hết, Họ Giết Cha Tôi” là tựa đề của một phim từ Cambodia và đang được xem là phim dẫn đầu trong các phim nói tiếng ngoại quốc được đề cử cho giải Oscar của Hàn Lâm Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ. Sau đây là một số phim từ Á Châu đang chạy đua để được vào danh sách phim ngoại quốc được đề cử giải Oscar.Cảnh trong phim “First They Killed My Father” từ Cam Bốt”First They Killed My Father” (Trước Hết, Họ Giết Cha Tôi) là một trong 92 phim nằm trong danh sách ban đầu của giải thưởng. Danh sách sẽ được chọn lọc và loại bỏ dần dần trước khi đề cử cuối cùng được quyết định vào tháng Giêng năm 2018. Đây là cơ hội tốt để phim của nữ đạo diễn Angelina Jolie được trao giải. Cô là một tài tử thành đạt, được trao quốc tịch danh dự Cam Bốt từ năm 2005. Cô thường xuyên đến đất nước này, làm việc từ thiện và nhận một đứa con nuôi tại đây.Phim của Angelina Jolie nói về chế độ Khmer Đỏ tàn bạo – một chủ đề ít được sự chú ý của giới điện ảnh trước đó – mặc dù từng có phim về chủ đề này đoạt giải Oscar, như phim “Cánh Đồng Chết” của đạo diễn Roland Joffé, được trao giải Oscar 1984.“First They Killed My Father” được chuyển thể từ câu chuyện đau lòng của Loung Ung về kinh nghiệm của gia đình cô dưới thời Khmer Đỏ. Cùng viết lại kịch bản với Ung, Angelina Jolie cố gắng không đi sâu vào chi tiết chính trị của cuộc nội chiến. Phim được quay hoàn toàn ở Cam Bốt và nói tiếng Khmer, tuyển dụng hàng trăm người dân địa phương, câu chuyện được giới thiệu qua đôi mắt của một đứa trẻ. Ung là một trong bảy đứa trẻ sống trong tình trạng tương đối an toàn tại Phnom Penh, khi quân nổi dậy Khmer Đỏ tràn vào thủ đô.Nhiều dự đoán phim sẽ được trao giải thưởng. Nếu đúng như vậy, phim không vinh danh một mình Angelina Jolie và vinh danh đất nước Cam Bốt.Nhân vật Loung Ung trong phim “First They Killed My Father”Đây là lần đầu tiên Lào gởi phim tham dự giải Oscar lần thứ 90 năm 2018. Phim có tên “Dearest Sister,” do Mattie Do đạo diễn. Cô được coi là một trong những tài năng làm phim mới nhất của châu Á. Câu chuyện kể về một phụ nữ trẻ tuổi, nghèo khổ, đến thành phố chăm sóc người chị họ giàu có. Người bệnh bị mất thị lực, nhưng có khả năng giao tiếp với những con ma thường cung cấp sự giúp đỡ cho họ.Phim “Dearest Sister” được hãng Art Media của Lào, Screen Division của Pháp và Oree Films của Estonia hợp tác sản xuất. Phim được hoan nghênh tại 24 đại hội điện ảnh trên toàn cầu. Mattie Do là nữ đạo diễn đầu tiên của Lào, trước đó từng làm phim “Chanthaly,” cũng là phim thuộc thể loại kinh dị. Mattie Do cho biết, “Thử thách lớn nhất của việc làm phim tại Lào là làm việc mà không có nguồn lực, ngân sách, và hầu như không có hạ tầng cơ sở chuyên nghiệp cho phim.”Phim Dearest Sister từ LàoỞ Lào chỉ có ba rạp chiếu phim đang hoạt động, đó là trở ngại lớn nhất cho các nhà làm phim Lào nếu muốn thu hút người xem.Hiệp Hội Sản Xuất Phim Indonesia chọn phim “Turah” để đại diện cho Indonesia trong cuộc tranh tài tại Giải Oscar 2018. Phim Turah được chọn từ 130 phim địa phương. Sức mạnh của phim nằm ở sự trung thực và đơn giản, cả về chủ đề lẫn sự phát triển của phim.Phim Turah từ Nam DươngĐược Wicaksono Wisnu Legowo làm đạo diễn, phim Turah có chiều dài 83 phút là cuộc điều tra về tình trạng đói nghèo ở miền Trung Java. Phim cũng được trao hai giải thưởng và được đề cập đặc biệt tại Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Singapore lần thứ 27.Phim “Wolf Warrior 2” là một phim thành công về thương mại, luôn xếp hạng đầu về doanh số tại các phòng vé, và được sự khen ngợi của công chúng. Điều quan trọng hơn cả là phim được mang đi đánh chuông ở xứ người.“Wolf Warrior 2” được cho là có nội dung yêu nước, hành động liên tục và một dàn tài tử hùng hậu, nhưng cũng bị khán giả chỉ trích vì chú ý quá mức vào hiệu ứng hình ảnh và hầu như không xoáy vào “chủ đề”.Từ năm 1979 tới nay, năm nào Trung Quốc cũng gởi phim đi dự thi hạng mục “phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất” để tranh giải Oscar, nhưng chỉ có bốn lần được đề cử, đó là phim “Cúc Đậu,” “Treo Cao Lồng Đèn Đỏ,” và “Anh Hùng,” tất cả đều của đạo diễn trương Nghệ Mưu. Phim thứ tư là “Bá Vương Biệt Cơ” của đạo diễn Trần Khải Ca. Trung Quốc có vẻ không được may mắn lắm với giải thưởng về điện ảnh, mặc dù năm nào đất nước này cũng làm hàng trăm cuốn phim.“By the Time It Gets Dark” là lựa chọn của Thái Lan để tranh giải Oscar năm 2018. Nhà biên kịch – đạo diễn Anocha Suwichakornpong nói rằng phim là “một nỗ lực nhằm đối phó với việc không thể tạo ra phim lịch sử ở một nơi không có lịch sử.” Đây là phim thứ hai ông Anocha kiêm cả ba công việc: viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất.Phim By the Time It Gets Dark từ Thái LanPhim mở đầu bằng cuộc tàn sát lịch sử do chính phủ Thái Lan thực hiện, trước khi tiếp tục phát triển theo nội dung của kịch bản. Phim được công chiếu lần đầu tại Lễ Hội Điện Ảnh Locarno năm 2016. Sau đó “By the Time It Gets Dark” giành được giải xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, phim hay nhất, tại Thailand National Film Association Awards, là phiên bản giải Oscar Đông Nam Á. Phim nhận được những nhận xét tích cực của các nhà phê bình quốc tế.Việt Nam chọn phim “Cha Cõng Con” của đạo diễn Lương Định Dũng để tranh tài hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất của giải Oscar năm 2018. Dựa vào truyện ngắn năm 1995 của đạo diễn, phim được đặt trong bối cảnh một làng chài, nơi một cậu bé bị bệnh nặng. Cha cậu cõng cậu trên lưng, đưa cậu tới những nơi mà cậu muốn xem.Phim Father and Son (Cha Cõng Con) từ Việt NamPhim giành được giải phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất, cũng như giải đặc biệt của ban giám khảo, tại Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Arizona, tại Lễ Hội Điện Ảnh Châu Á Thái Bình Dương Los Angeles, Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Boston, và Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Milan. Năm 1993, Việt Nam có một phim lọt vào danh sách đề cử là phim “Mùi Đu Đủ Xanh” của đạo diễn Trần Anh Hùng.”Pop Aye” của đạo diễn Kirsten Tan là phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất của Singapore. Phim được lấy bối cảnh ở Thái Lan, nội dung nói về một kiến trúc sư bị thất bại và con voi bạn của anh. Nhà biên kịch kiêm đạo diễn Kirsten Tan, 35 tuổi, cho rằng bất cứ nhà làm phim nào cũng nhắm tới mục tiêu cuối cùng là giải Oscar. Việc phim “Pop Aye” của ông được chọn đi tranh tài lần này giúp ông có cơ hội cọ xát với thực tiễn. Con voi Bong là “hồng vận” của đoàn làm phim. Ông sốt ruộc muốn nhìn thấy con voi Bong có thể đưa cuốn phim đi tới đâu.Cho đến nay, “Pop Aye” được đưa đi tham dự hơn 30 lễ hội điện ảnh quốc tế, giành được bốn giải thưởng, trong đó có giải đặc biệt của ban giám khảo cho kịch bản hay nhất, tại Lễ Hội Điện ảnh Sundance. Singapore chưa có phim nào lọt vào danh sách đề cử Oscar.Phim “Small Talk” của Đài Loan được đề cử vào hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc, tranh giải Oscar 2018. Phim do Hui-Chen Huang đạo diễn. Phim mô tả chân dung người mẹ cô là một phụ nữ đồng tính, đoạt giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại lễ hội điện ảnh Berlin 2017.”Small Talk” cũng được trao giải “Teddy Award” tại lễ hội điện ảnh quốc tế Berlin, được tổ chức vào đầu năm nay. Nội dung phim nói về cuộc khám phá cá nhân trong mối quan hệ của Hui-Chen Huang với bà mẹ A-nu. Phim đào sâu vào quá khứ của bà A-nu khi bà còn theo đạo Lão, về các mối quan hệ lãng mạn, về tình bạn, và về vai trò của một người mẹ thường xuyên vắng mặt. “Small Talk” cũng được chọn tham dự Lễ Hội Điện Ảnh Golden Horse ở Đài Bắc.Năm nay Nhật Bản đưa phim “Her Love Boils Bathwater” của nhà biên kịch kiêm đạo diễn Ryota Nakano, đi tham dự hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc tranh giải Oscar 2018. Phim kể về câu chuyện một bà mẹ quyết định giải quyết tất cả mọi vấn đề của gia đình, sau khi bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.Lần đầu tiên Nhật Bản được trao giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất là vào năm 1951. Đó là phim Lã Sanh Môn của đạo diễn Akira Kurosawa. Lần cuối cùng Nhật Bản đoạt giải cao quý này là năm 2008, với phim “Departures” của đạo diễn Yojiro Takita. Trong lịch sử điện ảnh Nhật Bản, họ được trao giải Oscar bốn lần, và được đề cử tới 62 lần, đồng hạng nhì với Ý. Pháp đứng hạng nhất với số lần được đề cử là 63.Phim “A Taxi Driver” sẽ đại diện Nam Hàn tranh tài cùng thế giới ở hạng mục phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất, tại giải Oscar lần thứ 90. Cuốn phim mang nội dung lịch sử này là nguyên nhân của đoàn người xếp hàng rồng rắn bên ngoài các rạp chiếu bóng. “A Taxi Driver” vượt qua tất cả các đối thủ để trở thành phim có doanh số cao nhất của năm nay.Phim lấy nguồn cảm hứng từ những sự kiện có thật của Cuộc Nổi Dậy Gwangju năm 1980. Một phóng viên người Đức nhận được sự giúp đỡ của một tài xế taxi địa phương, để viết bài kể về cuộc tàn sát khổng lồ mà nhà nước thực hiện để trừng phạt những thường dân nổi loạn, trong phong trào dân chủ hóa ở Nam Hàn.Trong khi phim Nam Hàn nổi bật lên hẳn so với các nước láng giềng ở châu Á, và được sự công nhận của khán giả quốc tế trong vài thập niên qua, thì họ vẫn chưa một lần nhận được đề cử giải Oscar cho hạng mục phim ngoại quốc.