Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt nam
Điểm du lịch được yêu thích tại Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phố Hàng Hài (Sandals) mà dân gan thường gọi là Hàng Bông Hài nay đổi thành phố Phố Hàng Bông (Cotton). Phố dài khoảng 1km nối phố Hàng Gai với phố Cửa Nam. Phố có tên gọi như vậy vì trong thời Pháp thuộc có những cửa hàng chuyên làm và bán hài, đủ mọi kiểu loại từ hài thật đế bằng gỗ vông nhẹ xốp, mũi bằng lụa thêu kim tuyến, dùng cho các gia đình quý phái đến hài giả làm bằng giấy ngũ sắc và đính trang kim để treo thờ ở các cửa điện hầu bóng hầu đồng. Bây giờ con phố này là nơi hội tụ của nhiều cửa hàng thời trang danh tiếng như nhà may Phú Hưng chuyên may comple, veston nổi tiếng Hà Nội và vài hàng quà như nem chua ngõ Tạm Thương – Hàng Bông được xếp vào loại ngon nhất Hà Nội.
Giới thiệu Phố Hàng Bông
Tên gọi phố Hàng Bông mới có cách đây 80 năm. Xưa kia phố này gồm bốn phố. Từ phố Hàng Hòm đến ngã tư Hàng Mành, có hơn 30 số nhà tên gọi là phố Hàng Hài. Các cửa hàng ở đây bán các loại giầy (hài) đế bằng gỗ vuông, mũi bằng lụa thêu kim tuyến. Từ Hàng Mành đến Hàng Da có tên gọi là phố Bông Đệm. Nhiều nhà ở đây bán chăn đệm kiêm nghề bật bông làm lại chăn cũ. Tiếp đến là phố Hàng Bông Lờ, chuyên bán lờ, đó, dụng cụ đánh bắt cá.
Là một đường phố dài không đến một cây số (chính xác là 932 mét), một đầu tiếp giáp với phố Hàng Gai, đầu tột cùng thông sang ô CửaNam. Con đường đó đi qua đất của những thôn cũ, kể từ đông sang tây, là Kim Bát Thượng (phố Hàng Hài, Hàng Hòm), Kim Bát Hạ (Phố Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền – Hàng Da) và Yên Trung Hạ (Hàng Bông Lờ).
Từ những năm 30 của thế kỷ trước, tại đây một số nhà in tư sản ViệtNamlập những xưởng in: Trung Bắc, Mạc Đình Tư, Nghiêm Hàm ấn quán. nhà báo Vũ Đình Long có nhà in Tân Dân. Nhà tư sản Lê Văn Tân mở Xưởng in Lê Văn Tân ở số nhà 136 với công nghệ in tiên tiến và tiềm lực kinh doanh lớn, còn tậu thêm 1 khoảnh đất rộng ở giữa phố Lý Quốc Sư dựng một nhà in bề thế. Sau này vào công ty hợp doanh cả hai địa điểm trên có tên nhà in Thống Nhất.
Thời Pháp thuộc phố Hàng Bông là dãy phố thương mại đa dạng. Cửa hàng Xuân Dung chuyên bán xe đạp của hãng Peugoet sterling, Meteor. Cửa hàng Đa Phúc bán máy hát. Cửa hàng Kim Điệp bán kem đầu tiên của Hà Nội. Nhà hàng trồng răng sinh sinh. Hiệu cắt tóc Phạm Ngọc Phúc tập hợp những người thợ giỏi của làng nghề Kim Liên kiêm cả uốn tóc…. Hiệu giò chả Quốc Hương của người làng Ước Lễ có hàng trăm năm tuổi. Hàng loạt hiệu bán đồng hồ, kính bút, vật liệu điện rải rác trên phố.
Hàng Bông có chiều dài thật ngoạn mục, lòng đường, vỉa hè rộng rãi. Một thời từ sáng sớm khi trời còn mờ sương, xa xa đã thấy nhấp nháy tia lửa lóe xanh trên cần tàu điện và tiếng chuông leng keng rộn rã reo vui báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Từng đoàn tàu sơn đỏ băng băng chở hành khách, hàng hóa cùng những quang gánh vắt toa là hình ảnh thân quen gần gũi và rất Hà Nội trong thời chiến.
Giờ đây là phố Hàng Bông sầm uất tấp nập và buôn bán phong phú đa dạng. Đầu phố là cửa hàng vàng bạc đá quý kim Quy gồm các số nhà 11, 13, 15, tiếp đó là tiệm vàng Thanh Bình, kim Lai cùng nhiều cửa hàng vàng bạc khác trên phố như Bảo Tín, Hoàng Long, Tuyết Mai… Tạo nên sự giàu có sang trọng của khu phố thương mại.
Giữa phố có tới gần 20 cửa hàng biển hiệu đỏ rực: chuyên in, thêu, may: cờ, khẩu hiệu, quần áo thể thao… Vào ngày lễ hội hay những giải bóng đá lớn, vỉa hè Hàng Bông bày bán đủ các loại cờ các cỡ, băng rôn, quấn đầu, quấn mũ phục vụ cho các cổ động viên nồng nhiệt. Rải rác trên phố là các cửa hàng điện lạnh, nhiệt điện, vật liệu điện, dịch vụ sửa chữa điện của quốc doanh và tư nhân như Bể Điện, Lioa, Kasaki, như Điện…
Phố Hàng Bông bước vào thời kỳ hội nhập đã dạn dày với thử thách thương trường, chứng tỏ một tiềm năng lớn, đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu kinh tế của thành phố trong tương lai.
Trước đó nữa, vào thế kỷ 17 – 18, chắc hẳn đường Hàng Bông đã là một phố tương đối sầm uất, nên khi chúa Trịnh và vua Tây Sơn mấy lần tiếp sứ thần nhà Thanh đến Thăng Long, ta đã sắp xếp để sứ đoàn ở bến Bồ Đề qua sông sang bến Kiên Nghĩa rồi theo lối Hàng Buồm sang Hàng Ngang (Hàng áo), Hàng Đào qua Hàng Gai (Hàng Túi), Hàng Hài (ngã ba Hàng Gương), Hàng Bông Đệm ( Chợ Huyện), đến Hàng Bông Lờ (Cấm Chỉ), rồi do vườn Quảng Văn Đình (Cửa Nam) mà vào cửa Vò Vò (Đoan Môn) để đến nội điện. Qua đó ta thấy về thờ Hậu Lê, con đường Hàng Bông gồm nhiều phố, nhân dân ở đây làm nghề thủ công (khâu túi, giày, nhuộm, làm gương soi…) có cửa hàng buôn bán, trong phố có chợ (Chợ Huyện)
Trên trục đường Hàng Bông còn nhiều di tích nhiều đình chùa miếu mạo của những phường thôn cũ. Không kể bến Hàng Gai có đình Đông Hà (nhà số 46), đình Cổ Vũ (số nhà 85) và đình Tố Tịch (số 1 Tố Tịch), bên Hàng Bông và mấy phố ngang liền cạnh có những di tích như sau:
– Hàng Hài có một trường học đại tập (cuối đời Nguyễn) của cử nhân Ngô Văn Dạng (1835 – 1885) người thôn Kim Cổ. Ông đã từng tổ chức các sĩ phu quanh vùng thành đội nghĩa quân đánh Pháp năm 1873.
– Hàng Bông Đệm, ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương, phố Đường Thành có: đình Yên Thái thờ bà phi ỷ Lan; đền bà Chúa (Liễu Hạnh) và Chư vị trong ngõ Tạm Thương; – Chùa Kim Cổ, trong cũng thờ bà phi ỷ Lan, ở số 73 Đường Thành; Đình Lương Ngọc, nơi thờ vọng thành hoàng làng của người Lương Ngọc tỉnh Hưng Yên; – Đình Kim Hội do các nhà buôn bông dựn lên ở ngõ 95 Hàng Bông thờ Trần Hưng Đạo; đình này còn có tên là đình Quy Long.
– Hàng Bông Đệm, ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương, phố Đường Thành có: đình Yên Thái thờ bà phi ỷ Lan; đền bà Chúa (Liễu Hạnh) và Chư vị trong ngõ Tạm Thương; – Chùa Kim Cổ, trong cũng thờ bà phi ỷ Lan, ở số 73 Đường Thành; Đình Lương Ngọc, nơi thờ vọng thành hoàng làng của người Lương Ngọc tỉnh Hưng Yên; – Đình Kim Hội do các nhà buôn bông dựn lên ở ngõ 95 Hàng Bông thờ Trần Hưng Đạo; đình này còn có tên là đình Quy Long.
– Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền có: đền Thiên Tiên và quán Vọng Tiên ở số nhà 120 và 120b. Trong đền Thiên Tiên có bài vị thờ Lý Thường Kiệt và một tấm bia đá. Bên ngoài đền Thiên Tiên có một bộ phận là đền của tư nhân, gọi là Đền Tàu, đất tư của một người đàn bà vợ khách, thờChư vị. Đình Đông Mỹ ở nhà số 127, do một nhóm lái buôn lớn lập ra để hội họp tế lễ; chỗ thờ đặt ở trên gác, nhà dưới cho thuê mở cửa hàng lấy hoa lợi.
Sinh hoạt kinh tế và xã hội của đường phố Hàng Bông được đánh đấu bằng nhiều cửa hàng buôn bán xen lẫn với nhà ở của tư nhân thuộc thành phần lớp trên và lớp giữa của xã hội. Và một đặc điểm nữa là nơi đây sớm tập trung những ngành hoạt động có tính chất văn hoá, đó là sự xuất hiện ngay từ đầu thời thuộc Pháp và tiếp tục mãi về sau những trường học, nhà in, hiệu sách, trụ sự một số báo chi quốc văn, nhà xuất bản.