Phó Từ Là Gì? Các Loại Phó Từ Và Ví Dụ Cho Từng Loại

Advertisement

Trong chương trình ngữ văn lớp 6, các em được làm quen và học với nhiều dạng từ khác nhau như chỉ từ, số từ và lượng từ… Và một từ cũng rất quan trọng thường được sử dụng là phó từ. Vậy phó từ là gì? Nó có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào. Hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa phó từ là gì?

Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Nó có thể đứng trước hay đứng sau tính từ, động từ.

Phó từ là gì

Ví dụ: Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước ánh mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

Để xác định được chính xác phó từ, trước tiên ta phải tìm được các động từ, tính từ trong đoạn văn trên.

Các động từ là” xâu, xuyên qua”. Nên phó từ cần tìm là từ” đã”.

Các loại phó từ

Có 7 loại phó từ phổ biến thường được sử dụng gồm:

  • Chỉ quan hệ thời gian: gồm các từ như “đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ, vừa” và đứng trước động từ (ĐT), tính từ( TT)

Ví dụ: Cô ấy đang kể câu chuyện về hành trình thám hiểm của mình

  • Chỉ quan hệ: có các từ “ thật, rất, lắm, bởi, cực kì”, nó có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ.

Ví dụ: Chiếc cặp sách này rất đẹp

  • Chỉ sự tiếp diễn tương tự: Gồm từ “ cũng, vẫn, đều, cứ, còn” và đứng trước ĐT, TT.

Ví dụ: Không chỉ vẽ tranh, tôi cũng biết đánh đàn

  • Chỉ sự phủ định: Có từ “ không, vẫn chưa, chẳng” và nó đứng trước ĐT, TT

Ví dụ: Vì trời mưa lớn nên tôi vẫn chưa thể ra khỏi nhà được

  • Chỉ sự cầu khiến: Gồm từ” đừng” và nó đứng trước TT, ĐT.

Ví dụ: Đừng làm gì khiến bạn cảm thấy hối hận

  • Chỉ kết quả, hướng: Có từ” vào, ra, được, lên, xuống”, nó đứng sau ĐT, TT.

Ví dụ: Chiếc xe đạp bất ngờ bị lăn xuống dốc

  • Chỉ khả năng: Từ “mất, được”, nó đứng sau ĐT, TT

Ví dụ: Nhờ học hành chăm chỉ và đạt kết quả tốt, tôi đã được thưởng cho một chuyến du lịch

Hay hiểu một cách đơn giản thì phó từ được chia thành 2 loại chính là phó từ đứng trước tính từ động từ và phó từ đứng sau tính từ, động từ.

Lưu ý về phó từ

– Phó từ là một loại hư từ không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất. Khác với thực từ là danh từ, động từ, tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động và tính chất.

– Phó từ không đi kèm với danh từ mà chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ

Ví dụ:

– “Đang đi/ Sẽ học/Luôn tốt” => Các phó từ “đang, sẽ, luôn” đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ động từ “đi, học” và tính từ “tốt”

– Không thể đi kèm với các danh từ như “Đang học sinh/Sẽ giáo viên/Luôn công nhân”

Bài tập ví dụ về phó từ

Chỉ ra những phó từ trong đoạn văn sau”

“ Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan đứng khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài ra, dặm râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân rất đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

Các phó từ trong đoạn văn trên gồm:

  • Đã (đến): chỉ quan hệ thời gian.
  • Không còn( ngửi thấy): chỉ sự tiếp diễn tương tự và chỉ sự phủ định.
  • Đều( lấm tấm): Chỉ sự tiếp diễn tương tự.
  • Đương( trổ lá) Chỉ quan hệ thời gian.
  • Lại, sắp( buông): Chỉ sự tiếp diễn tương tự và quan hệ thời gian.

Sau kiến thức về phó từ được Thư viện khoa học chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn làm chủ được phần ngữ pháp tiếng Việt. Chúc bạn học tập tốt.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận