Sau khi sinh em bé xong thì theo phong tục của Ông Bà ta từ xưa thì “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng” có nghĩa là người phụ nữ sinh con đầu lòng thì về ở với nhà mẹ ruột mình để mẹ chăm sóc, còn sinh những đứa con sau thì về ở bên nhà chồng.
Bởi đứa con đầu lòng lúc nào cũng được chào đón hơn hết để đảm bảo một cách tốt nhất cho cả mẹ và con, nhất là khi người mẹ mới sinh lần đầu tiên cần phải kiêng cữ nhiều, lại chưa có kinh nghiệm chăm sóc con và chính bản thân mình… về với mẹ ruột thì dễ nhờ vả và thoải mái hơn khi ở với mẹ chồng, gia đình chồng.
Sau thời gian ở cử 28 ngày thì (theo phong tục từng vùng miền) người mẹ sẽ đi chợ để đổ phong long (bán phong long). Vậy Phong Long là gì? Ý nghĩa của phong long? Tại sao phải đi chợ để đổ Phong Long?
Phong Long là gì?
Khi gặp nhiều điều không may hay còn gọi là không may mắn trong cuộc sống hàng ngày, buôn bán ế ẩm,…Người ta thường gán vào 1 câu là “bị trúng phong long”. Phong long xuất phát từ người phụ nữ mới sinh nở. Trong tháng đầu người phụ nữ mới sinh thường mang những sự không may cho người khác.
Bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?
Như đã nói ở trên, bà đẻ đi đổ thông dong là ra chợ mua bán trao đổi 1 món đồ. Vậy bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?
Theo quan niệm của dân gian thì không quy định bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì. Mà điều này còn phụ thuộc vào truyền thống của từng vùng miền khác nhau. Có những địa phương mua về vứt đi, hoặc cũng có thể là mua về dùng, cho người khác,…
Một số vùng bà đẻ đi đổ thông dong có thể mua bánh kẹo về ăn hoặc chia cho mọi người. Cũng có những vùng mua sách vở và bút viết.
Tại sao phải đi chợ để đổ Phong Long?
Sau khi sinh đầy cữ, người mẹ đi đổ phong long bằng cách giao dịch mua bán một thứ gì đó. Vì quan niệm đồng tiền người sản phụ đưa cho người giao dịch mua bán với họ có mang theo cả phong long nghĩa là có cả những sự không may mắn.
Nếu trên đường đi đổ phong long, ta gặp người phụ nữ đang đi đổ phong long, ta sẽ trúng phong long và tự mang lấy sự không may. Muốn tránh được điều này, ta phải đổi phong long với sản phụ bằng cách phải giao dịch mua bán một thứ gì đó để tống khứ những sự không may đi. Người bị chạm phong long hoặc người sản phụ đổ phong long cho, làm cái gì cũng không thành, thi cử thì rớt lên rớt xuống, đi xe thì xe hư, buôn bán thì ế ẩm thậm chí còn bị khách trả hàng.
Ý nghĩa Phong Long là gì?
Phong Long được hiểu là một luồng khí không may mắn (tà khí, uế khí) được hình thành từ những nguồn vật chật xung quanh và khi bạn bị ảnh hưởng của những luồng khí này vận rủi cũng như những điều không tốt sẽ theo bạn suốt thời gian sau đó
Những người ở chung với sản phụ có gọi là trúng Phong Long hay không?
Theo quan niệm từ xưa đến nay, những người đến thăm sản phụ tại bệnh viện thì sau khi sản phụ về nhà gặp chẳng phải lo bị trúng Phong Long. Bởi những người vào bệnh viện thăm mẹ và bé thì loại tà khí uế khí từ sản phụ sẽ loãng hơn so với về nhà dưỡng sức sau sinh. Như vậy nếu bạn ở chung với sản phụ nhưng bận công việc đi đi thăm trước khi sản phụ về ở chung thì như thế nào? Cách đơn giản nhất là mình phải ở nhà trước khi sản phụ về nhà mình ở.
Cách để hóa giải, loại bỏ, gỡ bỏ loại khí này khi bị trúng Phong Long
Để loại trừ Phong Long, ngoài cách giao dịch mua bán, trao đổi vật gì đó thì còn có nhiều cách khác để hóa giải những điều không may đang đeo bám. Cách thông dụng nhất là đốt hoặc xông, tùy theo mức độ mà nguyên liệu để đốt và xông. Nhiều khi chỉ là 1 vài tờ giấy báo, giấy tập vở,… đến trầm hương hay các loại bột dược pha trộn đắc tiền,…Khi đốt tỏa khói rồi cần đọc chú: “Tống khứ hung khí, uế khí, tà khí, yêu khí, cởi dị phong long, tiêu sản, ma mới, ma cũ, người quá khứ, khô cốt cấp cấp tẩu tán…”. Hoặc tắm nước biển, ngâm nước muối cũng là một cách đơn giản hay được áp dụng.
Tục đốt phong long của 1 số vùng miền
Sau khi sinh con được một tháng, người ta tổ chức lễ cúng đầy tháng, tính đúng thì con gái sau 28 ngày, con trai sau 29 ngày (gái sụt hai, trai sụt một). Ngoài việc cúng gia tiên, đây vừa là lễ tạ ơn “Ba bà chúa Sanh Thai và 12 bà Mụ” đã phù hộ nâng đỡ, chăm sóc cho đứa trẻ trong thời gian mang thai, sinh nở… vừa là lễ đặt tên cho đứa trẻ
4.2/5 – (37 bình chọn)