5
/
5
(
6
bình chọn
)
Dạy dỗ con cái nên người là một trách nhiệm lớn lao của các bậc phụ huynh. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng thành công với vai trò và trách nhiệm của mình. Nhiều cha mẹ trở nên bất lực khi con cái dần ngỗ nghịch, bướng bỉnh vượt tầm kiểm soát. Sự hư hỏng của con cái khi còn trẻ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ sau này. Bản thân cha mẹ không biết nguyên nhân sự việc từ đâu và khắc phục như thế nào. Phụ huynh phải làm sao khi con cái hư hỏng? Đó là một câu hỏi quan trọng cần được trả lời. Việc định hướng, dẫn dắt trẻ đi đúng đường là một điều khó. Hãy thử tìm hiểu một số biện pháp có thể giúp con trẻ vượt qua sai lầm nhé. Cùng các chuyên gia tâm lý thám tử tư Sài Gòn Hà Nội Phúc An tìm hiểu vấn đề này.
I. Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hư hỏng
1.1 Để con trẻ phát triển tự do
Các bậc phụ huynh luôn đặt câu hỏi phải làm sao khi con cái hư hỏng. Mặc dù mình đã rất thoải mái trong việc dạy dỗ, cung cấp cho con mọi thứ con muốn. Nhưng con vẫn bắt đầu trượt qua một đường ray khác trên con đường phát triển nhân cách. Tuy nhiên một câu hỏi quan trọng mà chúng ta quên mất đó là vì sao trẻ phát triển tiêu cực. Đôi khi chính cách dạy của cha mẹ đã hình thành nên những tính cách xấu. Trách nhiệm của cha mẹ khi con cái hư hỏng là không nhỏ. Ông bà chúng ta thường có câu “dạy con từ thuở còn thơ” để tổng kết cho cách dạy con khôn ngoan dành cho cha mẹ. Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, và người lớn chính là những người tô vẽ lên đó những nét đầu tiên. Trẻ em học hỏi từ cha mẹ ở những năm đầu đời, chúng cần được định hướng để tô vẽ, ghi chú đúng cách trên đó. Tờ giấy trắng này sẽ biến thành một bức tranh đẹp hay xấu đều phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ.
Nhiều phụ huynh vì bận rộn quá mức mà nới lỏng yếu tố giáo dục trong gia đình. Bạn để con phát triển tự do quá mức, không có một nề nếp, khuôn khổ nào để uốn nắn con mình. Đồng thời không ít cha mẹ ủy thác sự phát triển của con cho nhà trường, xã hội hoặc cha mẹ của mình. Sự tự do thái quá không cần thiết dành cho trẻ nhỏ đôi khi là một cách giáo dục kém hiệu quả. Trẻ nhỏ chưa có kinh nghiệm và kỹ năng phân loại sự việc tốt xấu. Vì vậy, trẻ có xu hướng nhiễm các thói quen xấu vô cùng cao.
1.2 Trách mắng và dạy con bằng bạo lực
Ngược lại với cách dạy con “có như không” thì kiểm soát con cái quá mức cũng là một sai lầm phổ biến. Truyền thống của nhiều gia đình Việt thường dạy con bằng cách “thương cho roi cho vọt”. Con cái không bị đòn roi thì không thể nên người, đó là suy nghĩ của nhiều thế hệ cha mẹ. Việc sử dụng đòn roi, thưởng phạt, trách mắng hay so sánh đều có 2 mặt. Nếu vận dụng không khéo léo thì cách dạy này có thể biến trẻ thành một đứa bé ngỗ nghịch.
Thực trạng hiện nay không ít cha mẹ người Việt vẫn áp dụng cách dạy con vô cùng hà khắc. Trẻ lớn lên sẽ có xu hướng bạo lực, ích kỷ hoặc mặc cảm, tự ti hơn rất nhiều. Sâu bên trong trẻ có thể là một vết thương khó lành. Vết thương này sẽ dần thể hiện bằng tính lầm lì ít nói. Sau đó là những hành động chống đối, phản kháng lại hành vi, lời nói của cha mẹ.
1.3 Gia đình không hạnh phúc
Ngôi nhà là tổ ấm cũng là trường học đầu tiên của con trẻ. Cha mẹ không chỉ là người nuôi dưỡng mà còn là người giáo dục trẻ. Trẻ em thông minh thường được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc.
Trẻ có xu hướng buông thả, thiếu hòa đồng, thiếu kiềm chế khi sống trong gia đình ít hạnh phúc. Các cặp vợ chồng không hạnh phúc trong hôn nhân thường xuyên gây gỗ, tranh cãi, mắng chửi hoặc đánh đập trước mặt con cái. Những hình ảnh kém đẹp đẽ này có thể làm hại nhận thức và sự phát triển của trẻ.
1.4 Nuông chiều con quá mức
“Con cái là tất cả với cha mẹ”, vậy nên nhiều người không tiếc chiều chuộng con mọi thứ. Trẻ dễ dàng nhận được vật chất, phần thưởng trở nên ích kỷ, tự mãn, hống hách và xem thường. Sự nuông chiều, yêu thương con cái quá mức vô tình lại trở thành làm hại con.
Với những gia đình khá giả, con cái thường được chu cấp vật chất đầy đủ. Trẻ con được nuông chiều từ bé hình thành nên nhiều tính cách không tốt. Các tính cách này không hẳn là xấu nhưng có thể góp phần tạo ra sự sai lệch trong nhân sinh quan của trẻ.
II. Phải làm sao khi con cái hư hỏng trong gia đình?
2.1 Lắng nghe và thấu hiểu hành động của con
Không ít các bậc phụ huynh cuống cuồng bắt ép trẻ sửa đổi bản thân ngay lập tức khi thấy trẻ hư hỏng. Thậm chí nhiều người có thể dùng đến mệnh lệnh và hình phạt để răn dạy. Đây là điều nên hạn chế khi giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành viên.
Trên hết, trẻ cần sự đồng cảm, lắng nghe từ cha mẹ hơn là sự trách mắng. Hãy cảm hóa con trẻ bằng sự thấu hiểu của mình. Bạn sẽ nhìn thấy đứa phẩm chất thật sự của con khi nhìn với lăng kính của chúng. Trẻ con vẫn thích dạy dỗ bằng “kẹo” hơn là “roi mây”.
2.2 Giúp đỡ và hướng dẫn con rèn luyện bản thân
Khi nhìn thấy những thói quen, nhận thức chưa đúng đắn của trẻ thì cha mẹ cần nên thế nào? Phụ huynh có thể chia sẻ với trẻ cách hành xử của con là thiếu thông minh. Đi kèm với lý thuyết thì cha mẹ cũng nên có hành động mẫu cụ thể.
Việc hướng dẫn một cách chậm rãi để trẻ rèn luyện lại nhận thức của mình vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên kiên trì với trẻ vì chúng còn quá bé để nhanh chóng điều chỉnh hành vi của mình. Phụ huynh cũng nên tham khảo một số cách dạy con có khoa học, thay vì chỉ ngồi tra vấn phải làm sao khi con cái hư hỏng.
2.3 Trở thành tấm gương cho con noi theo
Cha mẹ luôn là những hình mẫu đầu tiên mà con học tập khi chào đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cách trẻ con ảnh hưởng rất nhiều từ cha mẹ. Chúng có thể sao chép lại hành động, lời nói của cha mẹ và biến thành của mình. Vậy nên, phụ huynh cần nhìn nhận lại bản thân của mình đã là một tấm gương tốt chưa.
Hãy nhìn nhận lại bản thân xem mình đã là một người cha, người mẹ tốt chưa. Việc dũng cảm triệt tiêu những thói quen xấu của phụ huynh giúp trẻ có động lực để thay đổi hơn.
2.4 Gia tăng kết nối với con nhiều hơn
Xã hội hiện đại với nhiều tiện ích bủa vây khiến con người bị mất kết nối. Cha mạ và con cái có thể không trò chuyện nhiều dù sống chung nhà. Việc mất kết nối là một mấu chốt của sự sa ngã nơi con cái.
Những bữa cơm sum vầy, du lịch, dã ngoại, vui chơi cùng nhau đều rất có ích để cảm hóa trẻ. Chính sự quan tâm và gần gũi từ phụ huynh sẽ khơi gợi được nhận thích tích cực của con. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc và tái tạo lại mối quan hệ khăng khít hơn.
2.5 Giám sát con bằng người có kinh nghiệm
Trẻ cần thời gian nhận thức được sai lầm và từ từ sửa đổi. Phụ huynh không nên quá nóng vội và thúc ép trẻ một cách quyết liệt. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ quản lý giám sát con cái. Đây là dịch vụ giúp phụ huynh âm thầm quản lý con trẻ khi ở bên ngoài. Kịp thời phát hiện như dấu hiệu nguy hiểm và hành vi sai trái để giải quyết nhanh chóng. Từ đó giảm thiểu tối đa các rủi ro khi trẻ đang trong giai đoạn ương bướng, hư hỏng.
XEM THÊM: DỊCH VỤ QUẢN LÝ GIÁM SÁT CON CÁI.
Phụ huynh có thể liên hệ với Thám tử Phúc An để được tư vấn rõ hơn về cách phải làm sao khi con cái hư hỏng. Chuyên gia hôn nhân gia đình 20 năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy liên hệ Hotline/zalo: 0976.828.339 để kết nối nhanh cùng Thám tử Phúc An nhé.