Mỗi một ma mới gia nhập Đam Mỹ chắc chắn đụng phải nhiều từ ngữ “lạ hoắc” chỉ có trong đam mỹ, hay từ không hiểu được nó nói gì, thậm chí có nhiều từ đọc vào ta sẽ nghĩ theo nghĩa này nhưng thực ra bên Trung Quốc nó diễn tả ý khác. Vì thế, cho nên bài viết này ra đời nhằm giúp mấy ma mới hiểu rõ hơn về những từ ngữ phổ biến trong Đam Mỹ. Còn mấy ma cũ thì miễn bàn.
Bạn đang xem: Phúc hắc công là gì
Đầu tiên chắc chắn gia nhập Đam Mỹ phải hiểu hai chữ “Công, thụ” nghĩa là gì. Nói đơn giản dễ hiểu thì:
– Công = seme: Chủ động làm việc, ở trên. – Còn làm việc gì, ở trên đâu thì nhìn hai chữ “seme” là tự hiểu. Không hiểu nữa thì ráng chịu.
– Thụ = uke: Chịu, thụ động. – Giống như đã nói ở trên, thấy hai chữ “uke” thì tự biết.
Nếu đơn giản nói hai chữ “Công, thụ” thì đâu có lắm chuyện, nó còn chia năm bảy đường.
1. Cường công hay cường thụ:
“Cường” ở đây không chỉ đơn giản là mạnh mẽ về ngoại hình không thôi, nó còn hàm ý anh công hay thụ mạnh về tài chính, về đầu óc, về độ ngang ngược cố chấp cứng đầu. Nếu chỉ có một bên cường thì bên kia phải chịu thiệt xuống nước, còn hai bên mà cường hết thì thế nào cũng sứt đầu mẻ trán mới nên cơm nên cháo.
Đơn cử một hai truyện cường cường như: Bộ Ràng Buộc, Xung Động. Mấy anh ở trong này đều có sự nghiệp, có đầu óc, có tài năng không anh nào chịu thua anh nào.
À thể loại cường còn chỉ ý chí của mấy ảnh nữa, có thể anh nghèo anh không địa vị không sự nghiệp, anh bị bầm dập tơi tả nhưng ý chí anh vẫn bất khuất, vẫn vươn lên vẫn đấu tranh thì cũng liệt vô hàng cường.
2. Nhược công hay nhược thụ.
Nhược có nghĩa là yếu, yếu về thể chất hay tinh thần, thường thấy nhất là cam chịu. Mà yếu thì dẫn tới việc bị “người ta” áp bức bóc lột (còn bức với lột cái gì thì đọc đi rồi biết).
Trong thể loại nhược này thì thường gặp ở thụ, còn công chắc ít lắm. Bản thân ta chưa đọc qua bộ nào có nhược công. Nếu công mà nhược thì ảnh bị anh thụ áp ngược mất còn làm công nỗi gì (trừ phi anh kia mất khả năng làm công thì mới tồn tại nhược công thôi…hí…hí). Có bộ Nhược Phu nhưng ta nghĩ anh phu trong này chỉ là giả bộ nhược thôi. Còn có anh công nào nhược thì chắc anh ấy chỉ thuộc dạng quá hiền lành chứ không rơi vào hàng “nhu nhược” đâu, đi cặp với anh này thì em thụ phải thuộc dạng hồ ly thụ.
Còn mấy em thụ bị liệt vô hàng “nhược” thì te tua lắm. Mấy em thường xuyên bị mấy anh công áp chế, nói đi đông thì không dám chạy tây, nói ăn thì ăn nói “ngủ” thì ngủ. Nhưng mấy em này thường rất được cưng chiều, không thì tới cuối cũng được cưng chiều. Yếu để cho người ta bảo vệ mà.
Ví dụ: Bộ Thái Tử, Nam Thiếp.
3. Nữ vương Thụ.
Nữ vương ở đây không phải làm vua mà cái chính là được anh công cưng như vua ấy. Mấy em này phải đi kèm anh công ôn nhu mới chiều nổi mấy ẻm. Đã được mệnh danh là “vương” thì tính tình mấy ẻm khỏi phải bàn, nắm quyền sinh sát trong tay, miệng lưỡi chua như giấm, mở miệng là chọc người điên, yêu sách cũng nhiều. Nhưng không phải em thụ độc ác đâu nha, chỉ là kiêu ngạo kèm khó chiều thôi.
Đọc Bất Phối Đích Luyến Nhân hay Hồng Phúc Dao thì biết.
4. Đế vương thụ.
Anh thụ làm vua, vua chân chính ấy. Còn vua cường hay vua nhược thì tính sau.
Vd : Bộ Trầm Nịch.
5. Đại thúc thụ.
Anh thụ lớn tuổi, không phải chỉ lớn tuổi hơn anh công mà anh thụ nằm ở độ tuổi có thể được gọi là “chú”, trên 30. Mấy anh này thường bị mấy thằng công miệng còn hôi sữa ăn.
Điển hình: Bộ Trì Ái của Lam Lâm
6. Hồ ly công (thụ).
Mấy anh đẹp nhưng gian manh xảo quyệt, nhân gian nghĩ về hồ ly thế nào thì mấy anh nó cũng thế.
7. Mỹ công (mỹ thụ).
Khỏi nói, anh công đẹp trai, quyến rũ làm em thụ nhìn thấy là chảy nước miếng. Loại công này thì hầu như mười bộ thì hết chín là anh công mỹ. (Đóng vai con đực thì luôn luôn phải đẹp để câu con mái, dù con mái có xấu vô cùng tận. Làm công khổ thế đấy.)
Mỹ thụ thì khỏi nói rồi, em đẹp em quyến rũ, em kêu ong gọi bướm thì em “bị” theo đuổi. Em không đủ bản lĩnh để diệt mấy cái đuôi thì em phải kiếm một anh công đại đại cường thì mới yên thân không thì 90% em sẽ rơi vô kết cục đa công he…he…
Bộ Dụ Đồng là mỹ thụ, hấp dẫn nhiều ong bướm nhưng em này quá cường nên không ai làm gì được em cả.
8. Trung khuyển công (thụ).
Từ này thường dùng cho công hơn thụ. Để chỉ mấy anh công yêu chiều em thụ hết cỡ, cúc cung tận tụy, chung thủy tuyệt đối.
9. Phúc hắc công (thụ)
Gặp anh công hay anh thụ kiểu này thì khoái nhất, mấy anh sẽ không để cho mình thua thiệt, hay lỗ vốn. Ăn miếng là trả miếng, tinh ranh, bụng dạ khó lường.
10. Dụ thụ.
Gặp em thụ kiểu này thì mấy anh công có mà vô tình, lạnh băng tới đâu cũng bị mấy em đầu mày cuối mắt câu đi mất, có tức giận tới muốn giết người thì em ra tay ngọt ngào là mấy anh cũng xiêu.
(Cái này là vì nụ cười mỹ nhân mà ruột gan phèo phổi, túi trên túi dưới, thẻ vàng thẻ trắng gì cũng móc ra dâng ráo…khà…khà…)
11. Ôn nhu công (thụ)
Ôn nhu, nói một cách khác là hiền lành dễ bị bắt nạt. Rất biết cách chăm sóc chia sẻ tâm sự với đối phương nhưng cũng dễ bị leo lên đầu lên cổ. Nhưng “nạn nhân” cam tâm tình nguyện, rất cam tâm tình nguyện chứ không phải vì ngu quá mà chịu thiệt thòi.
Đọc Tọa Khán Vân Khởi Thì hay Long Du Thiển Khê là điển hình của ôn nhu công. Anh công có quyền (vương gia, chủ một gia tộc), có sắc (quá đẹp trai), có tiền (dĩ nhiên) nhưng rất kiên nhẫn theo đuổi em thụ, dịu dàng quan tâm, chăm sóc tận tình, bảo bọc không chừa khe hở, không hề để em bị uất ức hay bị ai bắt nạt. (Trên đời không có anh công nào như hai anh này đâu, chắc chắn luôn.) Ôn nhu thụ thì rất thường gặp trong Đam Mỹ.
12. Sủng thụ công:
Bạn công thường là hoàng đế, vương gia, võ tướng, hoặc cự phú địch quốc có quyền lực hơn người. Công nhường thụ không vì sợ thụ mà vì thương thụ, yêu thụ vậy nên đi kèm với sủng thụ công thường là các bạn tiểu thụ hoa dung như nguyệt, thân thể mong manh. Cần phải nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa.
Gặp cụm từ công sủng thụ, thụ sủng công. “Sủng” có nghĩa là yêu thương cưng chiều hết mực. Từ đó biết anh nào sủng anh nào.
13. Lạnh lùng công (thụ)
Mấy anh này hay mang một khuôn mặt không hề có biểu cảm, mắt đi không liếc ngang liếc dọc, người đẹp cũng không làm anh động tâm. Nhưng hễ chấm ai rồi thì ngoài lạnh trong nóng, yêu thương chăm sóc tận tình.
14. Niên hạ công.
Đơn giản, anh công nhỏ tuổi hơn anh thụ. Thường là nhỏ hơn nhiều nhiều mới liệt vô loại niên hạ công này.
Vd : Truyện Trì Ái, Cửu Tĩnh Như Hỏa
15. Sửu công, sửu thụ.
Cũng khỏi nói dông dài, anh công hay anh thụ không có nhan sắc. Tuy vậy anh xấu mặt thì anh cũng có những điểm mạnh để bù lại. Ví dụ như có tài hay tính tình tốt hấp dẫn được đối phương. Mấy anh này thường câu được mấy anh công (thụ), đẹp trai đào hoa đem về cột lại, thậm chí mấy anh công còn đổi tính trở nên chung thủy vô cùng. Trong mắt tình nhân hóa Tây Thi mà.
Vd: Sửu Hoàng (công xấu), Sa Lạp Sa Lậu (thụ xấu).
16. Tra công.
Mấy anh này thì không có từ ngữ nào để chửi cho hết. Độc ác, gian manh, xảo quyệt, thủ đoạn, lừa dối…v.v. Bao nhiêu tính xấu có đủ. Đi cặp với tra công thì chỉ có “thánh mẫu thụ, tiện thụ” mới yêu nổi mấy anh này. Bởi vì dù có bị đối xử tệ bạc, bị lợi dụng bị lừa dối thì vẫn cứ yêu như thường.
Vd : Bộ Mã Phu.
17. Thánh mẫu thụ, tiện thụ.
Chỉ có thể nói: “Tốt gì mà tốt thế”. “Ngốc gì mà ngốc thế”. Đọc mấy em thụ kiểu này chỉ tổ bực mình. (ý kiến cá nhân, ý kiến cá nhân.) Tiện thụ : “Đê tiện”, làm mọi cách để đạt được mục đích nhưng không ai có thể ghét được hành vi của em dù biết rõ là xấu xa
18. Hỗ công.
Hai anh thay nhau ở trên, kiểu này thường thấy ở một cặp cường cường. Hai bên đều ngang sức ngang tài.
Vd : Bộ Xung Động.
19.Dương quang thụ (công)
Mấy anh này thuộc loại tính tình phóng khoáng, thân thiện, hòa đồng dễ kết bạn, luôn lạc quan yêu đời. Lắm khi làm đối phương ghen vì cái tính này (nhiều bạn bè quá mà, thế nào chẳng bị chia sẻ)
20. Trạch nam
Ngược với mấy anh “ánh mặt trời”, mấy anh dạng này luôn ru rú trong nhà, ít giao tiếp. Có yêu cũng chỉ biết mỗi đối phương.
21. Quỷ súc công
Anh này hơi hơi giống tra công nhưng không tệ như tra công. Anh này chỉ lạnh lùng vô tình, không có lòng từ bi nhưng không có đốn mạt như tra công.
22. Biệt nữu công (thụ)
Anh này mắc bệnh của con gái: “Con gái nói có là không, con gái nói không là có đó. Con gái nói một là hai, con gái nói hai là một.” Muốn theo đuổi mấy người kiểu này thì vô cùng mệt vì phải vận dụng hết chất xám, hết công lực để mà đoán ý của đối phương.
23. Luân ỷ (thụ)
Ta không biết, chưa đọc qua nhưng nghe nói nó chỉ anh công hay thụ bị tàn tật.
Không thể tưởng tượng được, đọc thì thấy đơn giản nhưng tới khi thống kê thì… Chóng mặt quá. Thôi lỡ rồi, còn tiếp phần phân chia thể loại nữa.
I. Bối cảnh
Hiện đại: Thì có xã hội hiện đại bình thường, xã hội đen, băng đảng…v.v. Xã hội bình thường có cái gì thì truyện sẽ có cái đó. Từ công ty, giám đốc, ăn xin, trai gọi, công nhân, sinh viên, bar, vũ trường..v.v.
Xem thêm: Định Lượng Giấy C200 Là Gì ? Giấy C300 C200 C100 Là Gì? Và Ứng Dụng
Cổ trang: Cung đình, giang hồ, hay một xã hội tưởng tượng nào đó mà các nhân vật ăn mặc như người thời xưa.
Huyễn huyễn: Tiên giới, quỷ giới, ma giới hay “thế giới động vật” điển hình là hồ ly tinh. Các loại yêu thành tinh, đạo sĩ, phép thuật. Nói chung liên quan tới thế giới tưởng tượng không có thật của con người chúng ta.
Võng du: Nhân vật của chúng ta chạy vào trong game, trở thành nhân vật của game, sống cuộc sống của xã hội trong game.
II. Nội Dung :
1. Happy ending, Bad ending
HE = Happy ending: kết thúc viên mãn, cả hai đến được với nhau, yêu nhau răng long đầu bạc.
BE = Bad ending: Tan đàn xẻ nghé, một người chết một người ở lại ôm hận.
2. Xuyên qua, hay xuyên việt, xuyên việt giá không.
Nhân vật của chúng ta vì lý do nào đó như: gặp tai nạn, té cầu thang, lọt hố, nhảy núi, nổ ga, bị giết, hay bệnh chết, bị người của thế giới khác bắt đi. Linh hồn, có khi cả hồn lẫn xác đều xuyên qua không gian thời gian tới quá khứ hoặc tới một không gian song song khác.
Tới thế giới khác rồi thì nhập hồn vào một thân xác đã chết khác hoặc đầu thai vào đứa trẻ mới được sinh ra trở thành một đứa trẻ quá kỳ cục, con nít không giống con nít (hồn của người lớn mà).
Xuyên việt: Đi tới một thế giới có thật đã từng tồn tại trong quá khứ. Ví dụ đời Tống, đời Hán, thời Tần Thuỷ Hoàng.
Xuyên việt giá không: Đi tới thế giới cổ trang do tác giả tưởng tượng.
Xuyên qua thì có “Phản xuyên qua” Nghĩa là quá trình cũng y như xuyên qua nhưng là từ quá khứ chạy tới hiện đại.
Đặc biệt xuyên qua cũng có trường hợp bị đổi giới tính. Nghĩa là nữ biến thành nam, cũng có trường hợp nam biến thành nữ nhưng do ở đây chúng ta là thể loại tình yêu nam x nam nên sau một thời gian (thường là sau khi sinh con cho anh công) sẽ gặp sự cố nào đó biến trở lại thành nam.
Bộ Quân Kỹ. Em thụ là con trai xuyên về quá khứ nhập vô thiếp của anh công sau đó sinh thằng nhóc nối dõi tông đường cho ảnh, đỡ cho ảnh mộ đao chết, tiếp tục nhập vào thân xác một người đàn ông khác, hậu quả là bẻ cong anh công luôn.
3. Ngược luyến tàn tâm.
Thể loại này đọc sẽ tốn rất nhiều nước mắt. Hai nhân vật chính đau khổ lăn lộn mới đến với nhau được. Không thì một bên chịu đau khổ, tương tư, thất tình, bị hiểu lầm, bị bỏ rơi, sau một hồi lâm ly bi đát mới được kết thúc viên mãn.
Vd: Biên Nhược Thủy. Bất Phối Đích Luyến Nhân.
4. Huyết thống
Anh em ruột, anh em họ hoặc anh em một nhà nhưng có người là nghĩa tử.
Bộ Bán Diện Trang, Thái Tử.
Phụ tử: Cha con ruột, cha dượng, cha con nhưng hồn đứa con là do người khác đầu thai. Loại này ở Việt Nam thì kén người đọc lắm, khó chấp nhận.
Bộ Dụ Đồng.
Chú cháu, cậu cháu…v.v Miễn là tính bên họ nội họ ngoại có quan hệ gia đình là vô khung này. Huyết thống ràng buộc.
5. NP (Nhiều người)
Khi thấy chữ này trong văn án thì biết nhiều người yêu một người và được chấp nhận tuốt. 3P thì có ba người (một thụ hai công hoặc hai thụ một công), 4P thì có bốn người (một thụ ba công, ba thụ một công). Cái này phải đi kèm giới thiệu:
Đa công: Một anh thụ nhiều anh công.( Từ hai trở lên gọi là nhiều.)
Vd: Phong Lưu Quyển, Cường Hào Thủ Đoạt, Dục Mãn Hạnh Lâm.
Đa thụ: Một anh công nhiều em thụ.
Vd: Tam Thê Tứ Thiếp, Phượng Bá Thiên Hạ.
Đa công thì không cần biết em thụ có ưu điểm gì chỉ cần mấy anh công ảnh chấm là mấy ảnh áp nhau đè. Còn đa thụ thì anh công phải đa tài, đa tình, tuấn suất, quyến rũ mới có thể thuyết phục nhiều anh thụ chịu theo mình.
5. Sinh tử văn (nam nam sinh tử).
Nghĩa là đàn ông mà có thể sinh được con. Còn sinh bằng cách nào thì tùy tác giả.
Hiện đại thì có người song tính (người trời sinh có đủ hai bộ phận sinh dục của nam lẫn nữ nhưng bề ngoài thì là nam. Có thể thụ tinh sinh con bình thường). Cũng có thể do tiến bộ khoa học phẫu thuật, cấy ghép tử cung để mang thai.
Còn nếu sinh tử văn còn thêm chữ sản nhũ nữa thì anh thụ nuôi con bằng chính sữa của mình, ngực gồ gồ lên một chút thôi nha, không có trở thành đôi gò bồng đào đạt chuẩn “má mi” đâu.
Vd : Bộ Tương Ái Bất Hảo.