Phương pháp nâng cao sức khỏe từ cà tím

Hình ảnh quả cà tím - vị thuốc thiên nhiênHình ảnh quả cà tím – vị thuốc thiên nhiên

1. Những điều bạn nên biết về cây cà tím 

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của cà tím, mời độc giả theo dõi những điều thú vị về loại thực phẩm này nhé!

1.1. Sự thật thú vị về cà tím 

  • Cà tím có tên tiếng anh là Eggplant và là một loài thực vật thuộc họ Cà.
  • Loại phổ biến nhất là màu tím, vỏ bóng với nhiều hình dáng khác nhau.
  • Thịt quả có màu trắng đục xen kẽ một chút màu xanh lá cây hoặc màu vàng cùng với những cụm hạt nhỏ màu be. Nếu thịt quả chuyển sang màu nâu thì nó có thể bị hỏng.
  • Cây cà tím có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay đã được phân bố trên khắp thế giới.

>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao rau ngót có tác dụng chữa bệnh? Lý do và lưu ý

1.2. Cà tím gồm những loại nào? 

Cà tím có nhiều giống đa dạng về màu sắc và hình dạngCà tím có nhiều giống đa dạng về màu sắc và hình dạng

Cà tím có nhiều giống khác nhau –  đa dạng về kích thước và màu sắc. Tìm hiểu sâu hơn về loại thực phẩm này, bạn có thể thấy những quả cà tím có hình bầu dục, dài, thon hay tròn với vỏ màu trắng, xanh lá cây, hồng, cam, thậm chí là kẻ sọc.

Cụ thể, nó có các loại sau:

  • Cà tím cổ điển: Đây là loại phổ biến nhất với vỏ màu tím sáng bóng.
  • Cà tím graffiti: Tên được gọi theo các sọc màu tím và trắng của nó. Đặc điểm nổi bật của loài này, đó là các sọc sẽ biến mất khi được nấu chín.

Cà tím graffiti hay còn gọi là cà tím sọcCà tím graffiti hay còn gọi là cà tím sọc

  • Cà tím Vườn Phi: Loại này thường rất nhỏ và rất đắng.
  • Cà tím Bianca: Đây là một giống cây gia truyền của Ý. Những quả cà tím này to và trong với lớp vỏ mỏng màu trắng tím.
  • Cà tím tròn kiểu Trung Quốc: Loại này có kích thước từ nhỏ đến trung bình và có màu giống màu hoa oải hương.
  • Cà tím Ấn Độ hay còn gọi là cà tím Baby: Loại cà tím này nhỏ và có màu đỏ tím.
  • Cà tím Ý: Loại này giống cà tím cổ điển nhưng nó nhỏ hơn và thịt quả rất mềm.
  • Cà tím trắng Nhật Bản: Đây là một loại cà tím rất cứng, vỏ mỏng, hương vị ngọt ngào dễ chịu, hình dạng và kích thước giống quả trứng nhỏ.

Quả cà tím Nhật bản có kích thước giống quả trứngQuả cà tím Nhật bản có kích thước giống quả trứng

  • Cà tím xanh nhỏ: Quả cà tím này tròn trịa và có màu xanh nhạt. Khi được nấu chín nó có hương vị nhẹ nhàng.
  • Cà tím Pingtung: Nó có nguồn gốc từ Đài Loan. Loại này có hình dáng dài, vỏ màu tím sẫm, thịt quả vừa mềm vừa ngọt và không có vị đắng.
  • Cà tím Santana: Đây là một giống của ý có hình giọt nước và có màu màu tím sẫm. Loại cà này thường lớn và không cứng hoặc dai như các loại khác.
  • Cà tím Tango: Đây là một loại cà trắng có hình quả lê hoặc hình trứng và chuyển sang màu vàng khi chín. Chúng có vỏ dày và kết cấu phần thịt quả thường đặc hơn so với các loại cà tím khác.

Cà tím thái có màu xanh và vị hơi đắngCà tím thái có màu xanh và vị hơi đắng

  • Cà tím Thái: Nó có xuất xứ từ Thái Lan, có kích thước bằng một quả bóng gôn và có vị hơi đắng. Loại này có nhiều màu sắc khác nhau nhưng hầu hết đều có màu xanh với sọc trắng hoặc vàng.

1.3. Thành phần dinh dưỡng trong cà tím

Cà tím rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Nó chứa nhiều chất xơ, vitamin B1 và đồng. Các chất dinh dưỡng khác như mangan, vitamin B6, niacin, kali, folate và vitamin K cũng được tìm thấy với hàm lượng lớn. 

Cùng với đó là các chất dinh dưỡng thực vật như nasunin và acid chlorogenic. Nó cũng chứa rất ít cholesterol và chất béo bão hòa. 

Thành phần dinh dưỡng trong quả cà tímThành phần dinh dưỡng trong quả cà tím

2. Lợi ích tuyệt vời của cà tím không phải ai cũng biết

Cà tím đã trở thành một phần thiết yếu trong nền Y học cổ truyền hàng ngàn năm trước đây. Nền y học Ấn Độ cổ đại sử dụng cà tím để điều trị bệnh tiểu đường và rễ cây để làm giảm bệnh hen suyễn.

Hiện nay, loại cây này cũng được sử dụng để hỗ trợ các bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cụ thể như sau:

2.1. Công dụng của cà tím đối với xương

Cà tím tốt cho xương khớpCà tím tốt cho xương khớp

Màu sắc độc đáo của loại quả này không chỉ đơn giản là đẹp để nhìn mà nó các hợp chất tự nhiên tạo ra màu sắc này có liên quan đến việc giảm loãng xương, giúp xương chắc khỏe hơn và thậm chí tăng mật độ xương.

Ngoài ra, sắt và canxi rất quan trọng trong việc cải thiện và duy trì tổng thể sức khỏe xương khớp. Collagen có trong loại rau này giúp hình thành các mô liên kết giữa các xương.

2.2. Cải thiện chức năng não bộ

Một nghiên cứu về chất dinh dưỡng thực vật anthocyanin trong quả cà tím, đó là nasunin. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ tế bào não khỏi bị hư hại.

Nó còn giúp chúng ta nhận được màu giàu oxy, do đó, giúp các đường dẫn thần kinh phát triển. Điều này giúp cải thiện trí nhớ và khả năng suy nghĩ của chúng ta. Ngoài ra, thành phần kali – một chất làm giãn mạch giúp não chúng ta hoạt động bình thường.

2.3. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cà tím giúp tốt cho sức khỏe tim mạchCà tím giúp tốt cho sức khỏe tim mạch

Loại cà này chứa vitamin B6, vitamin c và chất dinh dưỡng thực vật, do đó, nó rất tốt cho sức khỏe của tim mạch. Nó còn giúp duy trì mức cholesterol trong cơ thể bằng cách tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL).

Bên cạnh đó, nó cùng có hiệu quả trong việc điều chỉnh huyết áp và điều này giúp làm giảm căng thẳng trên hệ tim mạch và sức khỏe tim mạch được tốt nhất.

2.4. Ngăn ngừa ung thư 

Các polyphenol trong cà tím có thể giúp cơ thể thoát khỏi ung thư. Anthocyanins và acid chlorogenic giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do, từ đó, ngăn chặn sự phát triển của các khối u và sự di căn của các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu cho biết, solasodine rhamnosyl glycosid – một chất được chiết xuất từ vỏ quả cà có đặc tính chống ung thư và giúp điều trị ung thư da ác tính cũng như lành tính.

Ngoài ra, vitamin C trong loại thực phẩm này giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu – “tuyến phòng thủ” chính trong cơ thể của chúng ta.

2.5. Món ăn thích hợp cho người ăn kiêng

Cà tím - món ăn thích hợp cho người ăn kiêngCà tím – món ăn thích hợp cho người ăn kiêng

Cà tím chứa nhiều chất xơ và ít calo, ức chế giải phóng một loại hormone gọi là ghrelin, từ đó, chúng góp phần tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh với những người đang trong chế độ giảm cân.

Tuy nhiên, nó có thể hấp thụ nhiều dầu trong quá trình chiên nên những người muốn giảm cân nên chế biến cà tím theo nhiều cách khác như nướng hoặc xào.

2.6. Các tác dụng khác của cà tím

  • Cải thiện các bệnh về mắt
  • Duy trì huyết áp
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Chống thiếu máu
  • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.

3. Tác dụng không mong muốn của cà tím

Mặc dù, cà tím mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc tiêu thụ loại rau này với số lượng lớn có thể gây ra một số tác hại đối với cơ thể.

Cà tím có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho cơ thểCà tím có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể

  • Có thể gây dị ứng: trường hợp này rất hiếm gặp và gây ra các triệu chứng như khó thở, sưng tấy và phát ban. Trong trường hợp dị ứng nặng có thể gây tử vong.
  • Ức chế sự hấp thu sắt: Nasunin trong vỏ của quả cà liên kết với sắt và làm giảm hàm lượng sắt trong cơ thể.
  • Ngộ độc solanin: Solanin là độc tố có trong cà tím. Ăn quá nhiều cà tím gây buồn nôn và buồn ngủ.
  • Có thể tăng nguy cơ sỏi thận: Cà tím có chứa oxalat làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người.

4. Một số chú ý khi dùng cà tím mà bạn nên biết

Nếu bạn đang sử dụng cà tím, bạn nên biết những điều dưới đây:

4.1. Ai không nên ăn cà tím? 

  • Người mắc bệnh dạ dày
  • Người mới ốm dậy
  • Người bị hen suyễn
  • Người tiêu hóa kém
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh tiểu đường
  • Người trước khi phẫu thuật
  • Người bị dị ứng

4.2. Cà tím kỵ với thực phẩm nào?

Cà tím kỵ với thực phẩm có tính lạnh như hải sảnCà tím kỵ với thực phẩm có tính lạnh như hải sản

Cà tím có vị ngọt tính mát nên tránh kết hợp nó với các thực phẩm có tính lạnh như hải sản, cua,… Nếu muốn sử dụng chung các loại này với nhau, bạn nên thêm một vài nhát gừng để làm tăng tính ấm.

4.3. Ăn cà tím như thế nào là đúng cách?

  • Một số loại cà tím thường có vị đắng tự nhiên, vì vậy, bạn có thể loại bỏ nó bằng cách ướp muối trước khi chế biến. Sau khi cắt cà tím thành những miếng có kích thước như mong muốn, rắc muối lên và để khoảng 30 phút.
  • Ngoài ra, để hạn chế các tác dụng không mong muốn của cà tím, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 – 300g.
  • Luôn dùng dao thép không gỉ để cắt cà tím bởi carbon từ dao cso thể phản ứng với các chất dinh dưỡng có trong cà tím và làm cho nó có màu đen.
  • Không đun ở nhiệt độ quá cao vì nhiệt độ có thể làm phân hủy các dưỡng chất trong loại quả này.

Cà tím nấu gì ngon?Cà tím nấu gì ngon?

Cà tím là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày của bạn, và bạn có thể chế biến nhiều món ăn với chúng. 

5. Món ngon từ cà tím bạn nên thưởng thức

Cà tím là một thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày của bạn và bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ cà tím. Sau đây, Cao gắm sẽ giới thiệu đến bạn một vài công thức nấu ăn từ loại thực phẩm này.

5.1. Cà tím sốt chua ngọt

Cà tím sốt chua ngọtCà tím sốt chua ngọt

Nguyên liệu: 2 quả cà tím, hành tím, rau húng quế, tỏi , ớt tươi và gia vị.

Cách chế biến như sau: 

  • Bước 1: Rau húng quế rửa sạch. Cà tím cắt thành những miếng vừa ăn rồi ngâm với nước muối loãng trong 30 phút để loại bớt nhựa, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Chiên cà tím trên chảo nóng đến khi có độ mềm thì tắt bếp và bày ra đĩa.
  • Bước 3: Cho tỏi và hành tím vào phi thơm cùng với 1 thìa nước tương, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường và nửa thìa dầu hào, giấm và ớt thái nhỏ. Khuấy đều. Thêm một lượng nước vừa đủ để làm nước sốt.
  • Bước 4: Cho cà tím đã chiên vào hỗn hợp nước sốt, đun lửa nhỏ để cà tím ngấm hết gia vị. Đun đến khi nước sốt sệt thì thêm rau húng quế vào trộn đều.

Cho món ăn ra đĩa và thưởng thức thôi!

5.2. Cà tím nướng mỡ hành

Cà tím nướng mỡ hànhCà tím nướng mỡ hành

Đây là món ăn hấp dẫn, mang đậm vị ngọt tự nhiên của cà tím cùng vị đậm đà của nước mắm, vị cay của ớt hòa quyện cùng độ giòn tan của tóp mỡ.

Nguyên liệu: 3 quả cà tím, hành lá, đậu phộng rang, tóp mỡ và gia vị.

Cách làm như sau: 

  • Bước 1: Cà tím rửa sạch rồi đem đi nướng chín đều hai mặt đến khi vỏ cà bong ra và hai bên bắt đầu mọng nước.
  • Bước 2: Giã tỏi, ớt và cho thêm một ít đường cùng 1 thìa nước cốt chanh, 2 thìa nước và 2 thìa nước mắm rồi khuấy đều.
  • Bước 3: Cho hành lá thái nhỏ và tóp mỡ cùng với dầu ăn vào chảo, đảo nhanh tay rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Bóc vỏ cà tím, dùng dĩa tước dọc thân cà tím rồi rưới hỗn hợp nước sốt cùng mỡ hành và đậu phộng lên trên.

Như vậy là bạn đã có món cà tím nướng mỡ hành thơm ngon mà bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.

6. Câu trả lời của chuyên gia cho câu hỏi của độc giả

Cà tím có phải là “siêu thực phẩm” không?

Nó được coi là siêu thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng cao, cần thiết và được sử dụng để chữa nhiều bệnh.

Có nên gọt vỏ cà tím không?

Đối với những quả non và mềm thì không cần gọt vỏ. Tuy nhiên, nếu cà tím đã già, bạn nên gọt vỏ để tránh vị đắng của rau.

Ăn cà tím mỗi ngày có sao không?

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 200g là được. Tuy nhiên, những người có dạ dày nhạy cảm nên hạn chế sử dụng cà tím.

Nước ép cà tím có tốt không?

Nước ép của loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có đặc tính chống viêm, nhuận tràng và giúp giải độc cơ thể và cải thiện lưu lượng máu.

Có nên bảo quản cà tím trong tủ lạnh?

Bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh bởi loại rau này không thể tươi lâu nếu để lâu ở nhiệt độ phòng.

Cà tím chiên có tốt không?

Cà tím chiên có tốt không?Cà tím chiên có tốt không?

Cà tím chứa ít calo nhưng khi chiên giòn, nó làm tăng hàm lượng chất béo và có thể không tốt cho sức khỏe.

Cà tím ngâm có tốt không?

Cà tím chua có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa thấp nên nó được coi là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng natri cao trong cà tím ngâm có thể không tốt cho cơ thể bạn.

Ăn cà tím có độc không?

Cà tím rất lành tính nhưng khi tiêu thụ một lượng lớn loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể gặp tình trạng ngộ độc solanin.

Bệnh gout có ăn được cà tím không?

Bệnh gout có ăn được cà tím không?Bệnh gout có ăn được cà tím không?

Cà tím có tác dụng lợi tiểu, do đó, người bệnh gout sử dụng cà tím thường xuyên sẽ giúp tăng cường chức năng bài tiết qua thận, đào thải acid uric – nguyên nhân gây bệnh gout thường gặp nhất.

Không những thế, cà tím chữa bệnh khớp giúp giảm đau nhức, sưng nóng các khớp của người bệnh. Do đó, bạn có thể bổ sung cà tím vào chế độ ăn cho người bệnh gout.

Mặc dù cà tím đem đến nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân gout, thế nhưng nó chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bị gút chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Bên cạnh đó, tác dụng này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, người bệnh nên dùng cà tím kết hợp bổ sung thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các sản phẩm từ cây thuốc chữa bệnh.

Trên đây là những thông tin về cà tím mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ bài viết này với những ai muốn biết thêm về cà tím và lợi ích của chúng hoặc quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gout và viêm khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Rate this post

Viết một bình luận