Doanh thu ngành truyền thông ngày một tăng cao đã chứng minh sự phát triển vượt bậc của nó. Tốc độ tăng trưởng mạnh kéo theo cơ hội việc làm của các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này càng rộng mở, trong đó có PR. Nhân viên PR là vị trí đang được nhiều bạn trẻ săn đón.
Hãy cùng Glints tìm hiểu xem PR là nghề gì, công việc cụ thể của nó ra sao và mức lương mà bạn có thể nhận được là bao nhiêu nhé!
1. PR là nghề gì? Nhân viên PR là gì?
PR (Public Relations) hay còn gọi là ngành quan hệ công chúng thuộc lĩnh vực truyền thông và đang ngày càng được các bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Trả lời cho câu hỏi PR là nghề gì thì PR chịu trách nhiệm đưa hình ảnh của công ty tiếp cận gần hơn với cuộc sống của công chúng, thông qua tiếp thị và quảng cáo sẽ khiến công chúng nhớ đến và có thiện cảm với công ty của bạn.
Pr hay quan hệ công chúng là gì?
Đây là công việc mở, tính chất công việc yêu cầu bạn giao tiếp và gặp gỡ với nhiều người từ những người nổi tiếng đến những chuyên gia hay các nhà lãnh đạo từ các công ty.
Trở thành một nhân viên PR mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc và làm việc với những người thành công, từ đó học hỏi được nhiều điều. Đó cũng là một trong những lý do khiến các bạn trẻ khi biết PR là nghề gì thường cảm thấy thích thú, đam mê và mong muốn theo đuổi nó trong tương lai.
2. Phân biệt PR và Marketing
Nếu bạn phân vân PR là nghề gì, PR là gì trong Marketing và chúng có giống nhau hay không thì câu trả lời là không. Về cơ bản, hai bộ phận này phục vụ cho những mục đích khác nhau của tổ chức.
PR chịu trách nhiệm giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp và hình ảnh tích cực của công ty đối với những người có liên quan đến lợi ích của công ty như khách hàng, đối tác, báo chí… PR ít can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể xem PR như một nhà ngoại giao dung hòa lợi ích giữa các bên.
Mặt khác, mục đích cuối cùng của Marketing là tăng doanh thu cho công ty, nó gắn liền với hoạt động kinh doanh của tổ chức. Đôi khi, các chiến lược Marketing không phải lúc nào cũng dung hòa lợi ích giữa các bên. Có thể kể đến các chiến lược tăng giá của sản phẩm rõ ràng không có lợi cho khách hàng.
3. Mô tả công việc của nhân viên PR
Sau khi biết PR là nghề gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những công việc của một nhân viên PR bao gồm những gì. Để có thể đưa hình ảnh của công ty đến gần với công chúng cũng như xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ, công việc của nhân viên PR chủ yếu là:
- Biên tập tài liệu và thông tin truyền thông nội bộ.
- Khảo sát thị trường từ đó xây dựng các chiến dịch truyền thông phù hợp cùng team marketing.
- Quan tâm, giữ gìn mối quan hệ với khách hàng, đối tác và các bên liên quan.
- Đóng góp ý kiến cho team marketing hay cấp trên về kế hoạch truyền thông nội bộ và đối ngoại.
- Tổ chức các sự kiện và hội nghị.
- Phản hồi với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông.
4. Học ngành gì để ra làm chuyên viên PR?
Nếu bạn đang hoang mang xem liệu mình có phù hợp với ngành PR không hay biết PR là nghề gì và muốn học PR nhưng lại không biết lựa chọn trường nào thì đầu tiên hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn mong muốn được học gần nhà hay xa nhà?
- Mức học phí mà ba mẹ bạn có thể chi trả cho 1 học kỳ là bao nhiêu? Có phù hợp với thu nhập của họ không?
- Điểm thi (thử) THPT của bạn nằm trong khoảng nào?
Các ngành học và trường học cho nhân viên Pr tương lai
Sau khi tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên thì bạn hãy đối chiếu với các trường đào đào tạo ngành Quan hệ công chúng dưới đây để tìm cho mình một ngôi trường phù hợp.
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Điểm chuẩn khối D01: 34.95. Điểm chuẩn khối D72: 34.45. Điểm chuẩn khối D78: 36.2. Điểm chuẩn khối R24: 34.95. Điểm chuẩn khối R25: 34.45. Điểm chuẩn khối R26: 36.2.
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân: Điểm chuẩn của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020 là: 27.6.
- Đại học Khoa học xã hội nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội: Điểm chuẩn khối C00: 29. Điểm chuẩn khối D01: 26. Điểm chuẩn khối D04: 24.75. Điểm chuẩn khối D78: 25.5. Điểm chuẩn khối D83: 24
- Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQG TPHCM: Điểm chuẩn khối C00: 29.3; Điểm chuẩn khối D01: 27.1; Điểm chuẩn khối D04, D06: 27; Điểm chuẩn khối D78: 27.5; Điểm chuẩn khối D83: 25.8.
- Đại học Văn Lang: Điểm chuẩn khối A00, A01, C00, D01: 24,5.
- Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM: Điểm chuẩn khối A00, A01, D01, C00: 23.
5. Mức lương của nhân viên PR là bao nhiêu?
Bên cạnh câu hỏi PR là nghề gì thì vấn đề được các bạn quan tâm nhiều không kém là mức lương. Mức lương của người làm ngành PR theo một số báo cáo thống kê thì nó thuộc top 5 ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay.
Kinh nghiệm và vị trí công việc là hai yếu tố quyết định mức lương của nhân viên PR. Theo thống kê, ở Việt Nam mức lương khởi điểm trung bình của ngành Quan hệ Công chúng khá cao, dao động từ 120 triệu VNĐ/ năm.
- Khi bạn có tầm 2 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể dao động từ 11-19 triệu VNĐ/ tháng. Đối với cấp độ quản lý hay người có nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 30-50 triệu VNĐ/ tháng.
- Còn ở nước ngoài, mức lương trung bình đối với một người có 1-3 năm kinh nghiệm xấp xỉ 25.000$/ năm. Đối với các vị trí quản lý cấp cao hơn thì mức lương trung bình xấp xỉ 140.000$/ năm.
Kết luận
Sau khi tìm hiểu về PR là nghề gì, các công việc, nơi đào tạo và mức lương của nhân viên PR, nếu bạn cảm thấy thích thú với ngành nghề này, có ý định theo đuổi nó trong tương lai thì Glints sẽ tạo cơ hội cho bạn. Rất nhiều công việc liên quan đến PR được Glints cập nhật hằng ngày. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn những công việc phù hợp để thử sức với công việc PR nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả
Nghia Nguyen
“My name means ‘tons of meaningfulness’. How can we live a meaningless life, right?”
See author’s posts