QUẢ BỒ HÒN :CÔNG DỤNG TỪ RỄ CHO ĐẾN NGỌN

Không chỉ trên các trang mạng mà nhiều chị em còn truyền miệng nhau một công thức làm ra thứ nước giặt hoàn toàn từ thiên nhiên, không hóa chất. Đặc biệt dùng để vệ sinh bình sữa, vật dụng cho bé, tắm rửa cho bé không gây dị ứng da khiến các mẹ rất yên tâm.Bồ hòn là một loại quả trong tự nhiên có hàm lượng saponin rất lớn. Đó là một hoạt chất có thể thay thể hoàn toàn bột giặt và chất tẩy rửa hóa học. Nó có tính năng tẩy rửa tương tự xà phòng,gặp nước tạo bọt nhẹ. Từ quả bồ hòn, người ta đã chế biến ra dung dịch bồ hòn, dung dịch này được sử dụng như nước tẩy rửa thông thường, làm sạch quần áo, rửa mặt, tắm gội, rửa bát chén,lau sàn nhà… Hoạt chất saponin có tác dụng như xà phòng nhưng lại vô cùng lành tính với da,đặc biệt da trẻ em cũng không gây kích ứng gì. Banh có muốn tìm hiểu bồ hòn là gì không?

Bồ hòn là gì

Bồ hòn có tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn.Người ta thường nói “ngậm bồ hòn làm ngọt” ý bồ hòn siêu đắng thể hiện sự nhẫn nhục chịu đựng của con người. Ngày nay quả bồ hòn là một chất tẩy rửa tự nhiên được cả thế giới tin dùng

Mô tả:
Cây gổ to, cao 5 – 10 m hay hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim, mọc so le, có 4 – 6 đôi lá chét mọc gần đối, nhẵn, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi rõ ở cả hai mặt.

Bồ Hòn có ở nhiều nơi từ Miền Tây Bắc cho tới vùng Tây Nguyên, Mùa thu hoạch chính từ tháng 10-12. Khi thu hoạch bồ hòn cho các loại khác nhau, dựa theo độ chín, màu quả, và độ dày của mu.

Quả bồ hòn hình cầu, có đường sống nổi rõ, vỏ ngoài (cùi) dày, khi chín nhăn nheo, màu vàng nâu; hạt tròn màu đen.
Mùa hoa: tháng 7 – 9; mùa quả: tháng 10-12
Bộ phận dùng: Quả và hạt. Quả hái vào mùa thu, để nguyên hoặc bỏ hạt phơi khô.
Quả bồ hòn hái về để nguyên cả hạt hoặc có khi bóc bỏ hạt, xâu thịt quả vào một que tre, hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học:
Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin. Trong thịt quả có tới 18% saponosid. Saponin mukorosin C52H84O11 2H2O (đc 155 – 1560) đã được chiết ra dưới dạng kết tinh. Khi thủy phân cho ta genin là hederagenin và đường là L – arabinose, DI – glucose, L – rhamnose, và D – xylose.
Các sapindosid có trong bồ hòn như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2… đều là những saponin triterpen.
Từ xa xưa cha ông ta đã biết dùng bồ hòn như một chất tẩy rửa, nó thật tuyệt vời, chỉ đến khi loài người nghĩ ra cái chất tẩy rửa hóa học thì sự phổ biến và nhận thức về nó không còn nữa

Hạt bồ hòn chứa 9-10% dầu béo.
Tác dụng dược lý:
Rễ bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc, vào các kinh phế, tỳ, có tác dụng tiêu đờm hóa trệ. Quả bồ bòn có tác dụng sát trùng.
Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân quả bồ hòn có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, nhân dân dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho động vật bị bọ, rận, chấy.
Trong y học dân gian Ấn Độ, để điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoảng 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng, ngày 2 lần.
Nhân dân một số vùng ở Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ và bệnh nấm da. Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên để trị gầu và diệt chấy.

CÔNG DỤNG CỦA QUẢ BỒ HÒN

Bồ Hòn có thể thay thế xà phòng giặt quần áo, thay thế dầu rửa chén bát, rửa tay, tắm giặt…Nhưng sự bất tiện của việc sử dụng quả là cần đun nấu rất mất thời gian, nên chúng tôi  khuyên bạn sử dụng dạng bột hoặc nếu có điều kiện chế biến thành dạng dung dịch enzym bồ hòn vừa tiện lợi, chất lượng đảm bảo

1.Cách làm dung dịch bồ hòn

Cho khoảng 15-20 quả bồ hòn khô nấu với 1.5 lít nước, mình đun cho sôi già rùi cho vào nồi ủ từ 5-7 tiếng, hoặc để qua đêm, xong lấy ra lọc bã, và cho vào lọ dùng dần. Khuyến khích nấu đậm đặc càng tốt vì bảo quản bên ngoài được lâu khi để trong chai hoặc lọ kín.
Nước 1 (nước đầu): dùng giặt đồ, rửa chén.
Nước 2 (nấu lần 2):Bã bồ hòn này mình lại nấu thêm với nửa lít nước, cũng ủ mấy tiếng và lấy ra, dùng để rửa mặt và tắm.
Bã còn lại cho zô túi giặt để giặt đồ lần nữa rùi mới bỏ, vắt kiệt những tinh chất bồ hòn cuối cùng.

2.Công dụng của quả bồ hòn

Bồ hòn đối với y học

• Chữa hôi miệng, trừ sâu răng: Nhân quả bồ hòn (5 – 10g) tán bột, ngậm nhổ nước.
• Diệt sâu, trừ giòi:Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới.
• Chữa hắc lào: Vỏ quả bồ hòn (20g), củ riềng già (10g). Tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90°, dùng bôi.
• Chữa ghẻ lở, hắc lào: Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với diêm sinh lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.
• Chữa họng tắc, không nuốt được: Vỏ quả bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ, thổi vào họng.
• Phòng ngừa đỉa cắn: Dầu quả bồ hòn, bôi vào đùi và chân trước khi lội xuống ao. ruộng.
• Ngừa muỗi đốt: Nước bồ hòn thêm tinh dầu như xả, oải hương, cam, hương thảo, xịt lên da rồi đi ngủ nhé.

Làm nước giặt đồ bồ hòn

Trong khi bột giặt nhiều kiềm và chất tẩy làm đồ len, lụa, voan, ren nhanh phai màu, chóng hỏng, thông tin giặt quần áo bằng bồ hòn, bồ kết không có hóa chất dịu nhẹ với da, làm vải mềm mại gây sự chú ý cho nhiều người.
Nghe thì rất vô lý đúng không? Nhưng trong quả bồ hòn có tính tẩy rửa rất tốt đấy, quan trọng nhất là lành tính, không gây kích ứng da, giặt xong quần áo vẫn giữ nếp, không co giãn, rút chỉ. Cách làm đơn giản là cho 5 quả bồ hòn vào trong túi vải, sau đó cho vào giặt cùng quần áo, để máy giặt ở chế độ giặt nước ấm 50 độ. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi không mất tiền mua xà phòng mà quần áo vẫn trắng sáng. Nếu giặt tay dùng 3 muỗng nước bồ hòn, ngâm vào quần áo để qua đêm. Nếu có vết bẩn đặc biệt, dùng vỏ bồ hòn đã luộc, chà xát vào chỗ bẩn rồi ngâm, giặt tay bình thường.

Làm dầu gội đầu từ bồ hòn

Nếu bạn yêu những gì đến từ thiên nhiên, không muốn dùng các loại dầu gội có hoá chất thì đây là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy. Bạn lấy một lượng nước quả bồ hòn đã đun sôi, pha loãng với nước, gội đầu trong 5 phút, sau đó gội lại bằng nước. Nếu không muốn tóc khô bạn nên kết hợp với tinh dầu bạn thích hoặc nước lô hội, hoặc nấu chung shikakai để tóc mềm mượt hơn.

Nước bồ hòn làm sạch trang sức

Trang sức của bạn bị ngả màu, không muốn đi đánh bóng ngoài tiệm? Vậy hãy sử dụng công thức làm nước xà phòng từ quả bồ hòn này ở trên, ngâm trong 3 phút, lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi đánh bóng lại 1 lần nữa bằng vải khô. Bạn sẽ ngạc nhiên sau khi món trang sức của bạn được tẩy rửa xong đấy.

Làm chất tẩy rửa dung dịch bồ hòn

• Nước rửa chén: cho lượng tuỳ ý vào và dùng mút hay lưới tạo bọt để tạo bọt, rửa chén bằng quả bồ hòn rất tiết kiệm nước nhé.
• Nước lau nhà: cho vào nước lạnh một lượng vừa phải, có thể cho thêm tinh dầu bạn yêu thích hoặc nấu thêm xả, vỏ cam, quế cũng cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước nóng. Bạn sẽ có sàn nhà sạch bóng, thơm thi cho con của bạn tha hồ chơi đùa.
• Nước lau kính : cho nước bồ hòn, nước xịt lên mặt kính và lau với vải mềm.
• Lau Bếp bóng loáng : cho vào bình xịt rồi xịt lên nơi cần rau chùi nhé.
• Rửa mặt: pha thật loãng nước bồ hòn và chanh hay glycerin rồi cho vào bình tạo bọt. Khi xịt nước bồ hòn tạo bọt rất nhiều bạn có thể rửa mặt.
• Bông tắm: nước bồ hòn, dầu dừa hoặc loại dầu nền bạn thích, glycerin pha trộn, tắm sẽ rất mượt da.
3.Lưu ý:
Khi sử dụng quả bồ hòn để giặt tẩy là phải dùng với nước nóng, nhiệt độ cao thì quả này mới tiết chất saponin (xà phòng tự nhiên) và khi xả phải dùng nước lạnh để xà phòng không tiết ra. Quần áo trắng cần dùng thêm sản phẩm làm trắng. Muốn quần áo thơm phải cho thêm tinh dầu vào nước cuối. Vỏ quả bồ hòn sau khi sử dụng để khô có thể bỏ vào các chậu cây làm phân, chúng sẽ phân hủy tự nhiên, bảo vệ môi trường. Nước bồ hòn đun sôi để nguội bạn chỉ nên để 1 đến 2 tuần tuỳ theo thời tiết, nếu để quá lâu nước sẽ lên men và có mùi ôi thiu vì trong nước bồ hòn không có chất bảo quản. Khuyến khích sử dụng dung dịch bồ hòn trong 1 tháng kể từ khi chế biến.
Một siêu phẩm tự nhiên tuyệt vời cho các nàng nội trợ đảm đang, không chất bảo quản, không chứa hóa chất độc hại, an toàn, không gây kích ứng da đặc biệt làn da non nớt của trẻ nhỏ

Rate this post

Viết một bình luận