Cây Bồ Hòn được dân gian sử dụng từ rất lâu về trước, đặc biệt là nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên không phải mọi bộ phận của cây Bồ Hòn đều có thể dùng làm thuốc. Những tác dụng của Bồ Hòn đối với sức khỏe đã được nhiều người sử dụng và công nhận. Theo bạn, quả Bồ Hòn có thật sự tốt như lời đồn? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm cho mình thông tin về thảo dược trên nhé.
Quả bồ hòn là gì?
Bồ Hòn là một loại thân gỗ, hoa lưỡng tính, lá kép lông chim. Quả bồ hòn tròn và hạt bên trong có màu đen hoặc màu cánh gián. Thịt quả Bồ Hòn khá dày, khi chín mềm thì quả sẽ bị tóp lại, nhăn nheo.
Cây Bồ Hòn là loại cây được trồng nhiều các tỉnh miền Bắc nước ta hoặc có một vài địa phương thường trồng làm cây bóng mát quanh nhà.
Sau khi thu hoạch Bồ Hòn thường được làm khô, tách hạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dạng quả, xay mịn thành bột hoặc nấu nước pha chế với hương liệu để sử dụng.
Bộ phận nào của cây Bồ Hòn có thể dùng được?
Thông thường, người ta sẽ dùng quả và hạt của cây Bồ Hòn. Đối với quả Bồ Hòn thì sẽ được thu hoạch vào mùa thu, có người để nguyên phơi khô, có người lại bỏ hạt rồi mới đem phơi.
Quả Bồ Hòn sau khi hái về bạn có thể bóc bỏ hạt hoặc để nguyên cả hạt quả, hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc.
Tác dụng của quả Bồ Hòn
Theo như một số nghiên cứu cho thấy:
Cao được chiết từ nước và cồn của Bồ Hòn có công dụng trong việc ức chế một số vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Các chuyên gia còn tìm ra chất diệt tinh trùng bên trong Bồ Hòn, đã thử nghiệm trên chuột và người. Dạng kem bào chế từ Saponin toàn phần của Bồ Hòn đã được ứng dụng kiểm nghiệm lâm sàng để điều chế ra thuốc tránh thai.
Trong Đông Y, Bồ Hòn có vị đắng, hơi độc, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, kháng viêm, sát trùng.
Nói đến công dụng của Bồ Hòn, dân gian ta sử dụng nó để giặt quần áo thay cho xà phòng. Hạt bồ hòn được mang xâu thành các chuỗi hạt dùng cho nhà tu hành.
Ngoài ra, dân gian ta từ xưa đã dùng Bồ Hòn để chữa ho có đờm, chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, nước vỏ cây Bồ Hòn còn được dùng để tắm cho động vật nhằm tiêu diệt ký sinh trùng.
Trong Y học dân gian của Ấn Độ, người ta dùng phần thịt của quả Bồ Hòn để trộn cùng mật ong hỗ trợ điều trị viêm phổi. Bệnh viêm phổi sẽ được trị khỏi khi kết hợp dùng bài thuốc trên với sữa nóng.
Người dân Nepal còn dùng vỏ của trái Bồ Hòn tán nhỏ thành bột đắp lên vùng da bị lở loét, nấm, nổi mẩn đỏ.
Tham khảo một số bài thuốc từ Bồ Hòn
- Chữa hôi miệng, phòng sâu răng: Nhân của trái Bồ Hòn mang tán thành bọt rồi ngậm nhổ nước.
- Diệt sâu, trừ dòi Dùng vỏ cây Bồ Hòn tươi mang giã nát, hòa với nước rồi mang đi phun cho cây trồng. Hoặc bạn cùng có thể dùng vỏ quả Bồ Hòn sắc lấy nước đậm đặc, để nguội hẳn rồi mang tưới.
- Điều trị hắc lào: Dùng 20g vỏ quả bồ hòn, 10g củ riềng, nguyên liệu mang tán nhỏ ngâm trong 20ml cồn 90 độ. Dùng hỗn hợp trên bôi lên da bị hắc lào.
- Điều trị viêm Amidan, viêm họng và ho: Quả Bồ Hòn sau khi đem phơi khô và tán thánh bột mịn và thổi vào họng. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng Bồ Hòn đem rửa sạch, phơi khô và nhai trực tiếp lấy nước. Hoặc dùng vỏ quả Bồ Hòn sắc lấy nước và sử dụng hàng ngày.
- Điều trị viêm xoang: Bạn chuẩn bị 15gr mẫu kinh, 15gr rễ bồ hòn, 15gr cây bạc đầu và 15gr lá cây sanh. Đem đun với 1 lít nước đến khi còn lại một nửa thì tắt bếp. Sau đó, bạn chắt lấy nước và chia ra sử dụng 3 lần trong ngày.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng Bồ Hòn
- Bạn không nên dùng Bồ Hòn ở dạng thuốc mỡ để bôi lên vết bỏng. Vì nó có thể khiến vết thương làm mủ nhiều hơn.
- Khi sử dụng Bồ Hòn, tránh để nó tiếp xúc với mắt vì sẽ gây đỏ, khó chịu. Nếu dùng Bồ Hòn cảm thấy cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thì nên ngưng dùng, vì bạn có thể bị dị ứng với các thành phần bên trong Bồ Hòn.
- Phụ nữ mang thai không khuyến cáo dùng Bồ Hòn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
- Trên thực tế, Bồ Hòn có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hay các loại dược liệu khác khi sử dụng cùng lúc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng Bồ Hòn, bạn nên tham khảo qua ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Ngoài ra, nếu sử dụng Bồ Hòn để điều trị bệnh, bạn nên cân nhắc về tình trạng bệnh cũng như liều lượng dùng để không gây tác dụng phụ.