Lựu có tác dụng gì? Ăn lựu có tốt không? Ăn lựu có nên ăn hạt?… Và những thông tin thú vị khác về loại quả này mà có thể bạn chưa biết có thể được trình bày qua bài viết sau. Hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé!
Tác dụng của quả lựu là gì?
1. 8 Tác dụng của quả lựu
Không chỉ là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, lựu còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe như:
1.1. Cải thiện bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có ăn được lựu không? Quả lựu có tốt cho sức khỏe người tiểu đường không?… Và còn nhiều câu hỏi khác nữa mà người bệnh tiểu đường vẫn chưa tìm được câu trả lời. Hôm nay Viên thìa canh sẽ trả lời giúp bạn.
Đáp án của những câu hỏi trên là có, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng loại quả này, vì:
Không chỉ có chỉ số đường huyết thấp (GI = 18), nó không giống những loại hoa quả khác, loại đường có trong quả lựu có khả năng liên kết được với các chất chống oxy hóa thuộc nhóm ellagitannin có trong chính nó có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài ra, các hoạt chất có trong nước ép lựu có khả năng làm tăng chức năng của tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản sinh ra insulin. Nó cũng làm giảm sự đề kháng với insulin của cơ thể, làm tăng khả năng sử dụng của tế bào giúp kiểm soát lượng đường huyết được tốt hơn.
Hơn nữa, nhờ sự giảm đề kháng insulin, loại quả này còn giúp cơ thể giảm thiểu tình trạng béo phì do đái tháo đường. Cùng với các hợp chất khác như acid punicalagin, gallic, oleanolic, uallic,…và các chất chống oxy hóa như anthocyanins và tanin đều giúp cơ thể kiểm soát bệnh tiểu đường được tốt hơn.
Mặc dù nó có tác dụng kiểm soát đường huyết nhưng không vì thế mà người bệnh được phép lạm dụng. Do đó, hãy sử dụng với hàm lượng vừa đủ và có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
Lựu giúp cải thiện bệnh tiểu đường
1.2. Giảm viêm
Lựu hay nước ép lựu đã được chứng minh là có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại hoa quả khác. Nó cũng có hàm lượng gấp 3 lần rượu vang đỏ và trà xanh.
Polyphenol – là các hoạt chất chống oxy hóa mạnh tạo màu đỏ cho hạt đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và làm giảm viêm khắp cơ thể và stress do oxy hóa.
1.3. Phòng chống bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lựu có thể ngăn ngừa một số loại ung thư và hoặc hỗ trợ điều trị một số loại ung thư mặc dù đã bước sang giai đoạn cuối, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú.
Nhờ đặc tính chống viêm và hàm lượng polyphenol cao, cùng hàm lượng acid ellagic tự sản sinh được, lựu giúp cơ thể bảo vệ được ADN khỏi sự đột biến, ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư và ngăn ngừa sự di căn của chúng đến các bộ phận, nội tạng khác trong cơ thể.
Ngoài ra, khi ở dạng nước ép nó còn có tác dụng làm giảm nồng độ PSA (một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt và được mã hóa bởi gen KLK 3) và làm chậm nhịp độ phát triển của các khối u ung thư.
1.4. Cải thiện trí nhớ
Lựu là loại quả có hàm lượng chất chống oxy hóa cao đặc biệt là ở dạng nước ép. Chúng được cho là có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh Alzheimer ở phụ nữ và giúp cải thiện trí nhớ.
Lựu giúp cải thiện trí nhớ
1.5. Giảm tình trạng viêm khớp
Flavonols là một hoạt chất được tìm thấy trong lựu đã được chứng minh là có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng viêm gây nên viêm xương khớp và các tổn thương ở sụn. Ngoài ra, khi ở dạng nước ép nó cũng đang được nghiên cứu về tác dụng tiềm tàng đối với bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp và các loại viêm khớp khác.
1.6. Tăng cường sức đề kháng
Lựu là loại quả có hàm lượng vitamin C cao cùng với vitamin E giúp cho nó có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể người sử dụng cũng như ngăn ngừa bệnh tật, virus vi khuẩn và sự nhiễm trùng.
Hơn nữa, đây cũng là loại quả đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn và kháng virus trong các nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm.
1.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Dù ở dạng nguyên quả hay nước ép thì chứng đều đang được đánh giá là một trong những loại hoa quả và nước ép tốt cho tim mạch với tác dụng bảo vệ tim và động mạch.
Nhiều nghiên cứu ở mức độ nhỏ và vừa đã chỉ ra rằng, nước ép lựu có thể cải thiện được lưu lượng dòng máu, giữ cho các động mạch không bị xơ cứng và giảm thiểu tình trạng dày lên của thành động mạch.
Bên cạnh đó, nó cũng có thể làm giảm sự phát triển của các mảng bám và sự tích tụ của cholesterol trong lòng động mạch.
Lựu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
1.8. Tốt cho da
Theo các chuyên gia da liễu cho rằng, lựu hay nước ép lựu đều chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất cho làn da,làm giảm tình trạng da khô và sạm.
Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có thể giúp cải thiện thiện kết cấu và độ sáng của làn da. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, vitamin E và nhiều khoáng chất khác cũng góp phần vào việc hạn chế quá trình lão hóa da và làm giảm các vết thâm trên da.
Ngoài những tác dụng đã kể trên, loại trái cây này còn mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích khác như: Hạ huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, hỗ trợ làm giảm tình trạng thiếu máu, tốt cho sức khỏe tóc,…
2. Những thông tin thú vị về quả lựu
Một vài thông tin về loại quả này mà có thể bạn có thể chưa biết, hãy cùng tìm hiểu nhé!
2.1. Lựu là gì?
Lựu (Danh pháp khoa học: Punica granatum) hay còn gọi là Thạch lựu, có tên tiếng anh là Pomegranate. Cây lựu là một loại thực vật thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 5 – 8m. Đây là loại quả có nguồn gốc ở khu vực Tây Nam Á và được trồng ở vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Ngày nay, lựu được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Lựu là cây sống lâu năm, một số giống ở Pháp có thể sống đến 200 năm. Lựu có hoa màu đỏ tươi, từ 3 – 7 cánh, có 5 – 6 lá đài hợp ở gốc, hoa mọc đơn độc ở gốc hoặc mọc thành chùm 3 – 4 bông ở đầu ngọn cành và thường nở vào mùa hè. Một số giống lựu không cho quả mà chỉ trồng để lấy hoa.
Quả lựu thường có màu đỏ tía hoặc vàng đỏ, vỏ quả gồm 2 phần là lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp trung bì xốp, bên trong quả còn có lớp thành vỏ quả màu trắng chia quả thành các khoang nhỏ chứa các hạt. Hạt lựu thường có màu đỏ tía và nhạt dần ở phần đầu. Số lượng hạt trong quả có thể thay đổi từ 200 đến 1400 tùy loài.
Hình ảnh hạt lựu
2.2. Phân biệt quả lựu Trung quốc và quả lựu Việt Nam
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam luôn e ngại khi mua loại quả này vì có thể mua phải loại lựu được nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc và không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều chất bảo quản. Sau đây là một số đặc điểm có thể giúp cho người tiêu dùng phân biệt được hai loại này.
Lựu Trung Quốc:
- Hình dáng: Kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căn, màu trắng hồng. Phần vỏ và phần cùi dày, màng ngăn cách giữa các khoang hạt cũng khá dày.
- Hạt: Hạt ít, thường có màu đỏ sẫm, bắt mắt. Các hạt đều nhau nhưng không mọng nước, vị ngọt đến ngọt đậm.
Lựu Việt Nam:
- Hình dáng: Quả nhỏ, da sần sùi, có vết nám, thường có màu hơi xanh và ngả dần sang màu đỏ khi chín. Vỏ mỏng, lớp màng ngăn cách giữa các khoang hạt mỏng, màu gần như trong suốt.
- Hạt: Hạt nhiều, không đều nhau. Hạt có màu đỏ nhạt, mọng nước và khi ăn vào có vị mát dịu.
2.3. Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam:
- Năng lượng: 83 kcal
- Carbohydrate: 18,7 gam trong đó đường: 13,67 gam; chất xơ: 4 gam
- Vitamin K: 16% DV
- Vitamin C: 12% DV
- Folate (B9): 10% DV; acid pantothenic (B5): 8% DV; vitamin B6: 6% DV; vitamin B1: 6% DV; vitamin E: 4% DV; các vitamin nhóm B khác
- Khoáng chất: Mangan: 6% DV; photpho: 5% DV; kali: 5% DV; kẽm: 4% DV; magie: 3% DV; sắt, canxi,…
(% DV: Tỷ lệ phần trăm so với hàm lượng cần thiết một ngày của người trưởng thành)
dưa chuột
>> Có thể bạn quan tâm đến: Bí quyết giữ gìn sức khỏe cùng quả
3. Một số lưu ý dùng quả lựu cho sức khỏe
Để sử dụng an toàn, hiệu quả và tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Ăn lựu có nên ăn hạt không? Phần hạt cứng của lựu có thể ăn được nhưng nó có thể gây tắc ruột ở trẻ nhỏ khi ăn quá nhiều, còn đối với người lớn thì nên nhai kỹ trước khi nuốt.
- Nên sử dụng ở dạng nước ép: Để tận dụng hết được nguồn dinh từ quả lựu, bạn nên ép lựu lấy nước và có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: Xoài, lê, sơ – ri.
- Nên mua lựu ở những địa điểm đảm bảo chất lượng tránh mua phải các loại chứa nhiều chất bảo quản đặc biệt là arbendazim và tebuconazole – đây là những chất có tác dụng diệt nấm gây vô sinh và gây nên nhiều tác dụng phụ khác như: Ung thư, ảnh hưởng sức khỏe gan, dị tật thai nhi nếu tiếp xúc thường xuyên,…
Nên mua lựu ở những nơi đảm bảo chất lượng
- Gây dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng sau khi sử dụng, do đó, những người có thể trạng nhạy cảm với các loại hoa quả nên lưu ý khi sử dụng.
- Có thể gây hại cho răng miệng: Những người bị sâu răng hay đang gặp phải các vấn đề về răng miệng không nên sử dụng lựu hay nước ép lựu vì chúng có lượng đường cao và chứa rất nhiều loại acid khác nhau, nếu dùng thì nên đánh răng ngay sau khi sử dụng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng: Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của loại quả này đối với phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa vẫn nên lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Gây hạ huyết áp quá mức: Là loại quả được biết đến là có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp sử dụng nhiều có thể làm huyết áp giảm quá mức.
- Những người bị viêm dạ dày không nên dùng: Vì lựu là loại quả chứa rất nhiều loại acid khác nhau, vì thế, nó không phải là loại quả được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho người bệnh dạ dày.
4. Cách làm nước ép lựu
Nguyên liệu: Lựu: 1 – 2 quả, nước đường: 20mL, nước cốt chanh: 10mL, đá viên, máy ép hoặc máy xay sinh tố.
Thực hiện:
Lựu mua về rửa sạch, tách lấy hạt. Cho hạt lựu đã tách vỏ vào máy xay sinh tố cùng lượng nước đường, nước cốt chanh , xay nhuyễn (bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường tùy theo khẩu vị của mỗi người).
Sau đó, cho phần nước đã xay ra rây, lọc bỏ cặn. Cho phần nước đã lọc ra ly, thêm đá viên vào nếu thích và trang trí theo ý muốn.
Hình ảnh nước ép lựu
Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về tác dụng của quả lựu, lưu ý và cách sử dụng lựu đúng cách đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho người thân xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé! Chúc bạn một ngày mới tốt lành.
Mọi thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường và Viên thìa canh có thể gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được giải đáp trực tiếp.
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.
CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
>> Đặt Hàng <<
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.