Siro là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất hiện nay bởi công dụng mà chúng đem lại. Ngoài việc có thể ăn trực tiếp, dùng làm rượu, mứt, trái siro còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Vậy đâu là những công dụng tuyệt vời của quả siro? Bạn hãy cùng SGE Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Quả siro là gì? Trông nó như thế nào?
Siro là loài cây rừng lâu năm, có gay cứng, lá kép nhỏ và có hình bầu dục. Hoa cây siro có màu trắng, mọc thành từng chùm, có mùi thơm đặc biệt và vô cùng sai quả. Quả siro thuộc loại quả mọng, có kích cỡ như quả nho với lớp thịt quả dày với màu đỏ bắt mắt khi còn sống và màu đen khi chín. Quả siro sẽ mọc thành từng chùm, các trái tròn hình trứng, căng mọng với đường kính nhỏ chỉ khoảng 1-2cm, dài 1,5-2cm.
Quả siro sống có vị rất chua nên thường mọi người sẽ dùng quả siro để làm gia vị cho các món như canh chua, trộn gỏi,… Khi chín, độ chua của siro sẽ giảm dần và sẽ có vị chua ngọt. Vì vậy, bạn có thể dùng quả siro chín để ăn trực tiếp, ngâm rượu, làm mứt, nước siro,…
Thành phần dinh dưỡng của trái siro
Tất cả các bộ phận chính của cây siro bao gồm lá, hoa, quả, hột, thân, rễ đều có thể dùng làm thuốc với nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Trong 100 gram quả siro sẽ có 42,5 kcal, 21 mg Canxi, 28 mg Photpho, 1619 IU Vitamin A và 9-11 mg Vitamin C.
Riêng về các thành phần hoá học, cho đến nay đã tìm thấy 14 hợp chất được phân lập từ rễ cây, 40 hợp chất từ quả và 19 hợp chất từ lá. Các hợp chất từ cây siro bao gồm: phenolic, alkaloids, sterol glycoside, phenolic lignin, galactose, glucose, sterol, terpenoid, axit đơn giản, ester đơn giản, sesquiterpene, carboxylate, axit amin.
Nhờ những hoạt chất trên nên quả siro dù xanh hay chín đều được coi như dược phẩm. Nó có nhiều tính năng trị liệu vô cùng quý báu mà không phải ai cũng biết.
Tác dụng của quả siro đối với sức khỏe
Trái siro có mùi thơm, vị chua ngọt đặc trưng và có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Bạn hãy tham khảo những lợi ích mà ít người biết về trái siro dưới đây nhé!
-
Trái siro giúp cải thiện hệ tiêu hoá. Sự hiện diện của pectin có trong trái siro rất có lợi cho việc cải thiện hệ tiêu hoá. Chất xơ hoà tan giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tiêu hoá để từ đó hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày. Bạn hãy uống nước ép siro để xoa dịu dạ dày của mình, giúp loại bỏ chứng đầy hơi, khó tiêu.
-
Trái siro giúp hạ sốt. Với hàm lượng lớn Vitamin C, chất chống oxy hoá. Sử dụng siro sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, chống lại các bệnh nhiễm trùng và giúp cơ thể mau phục hồi.
-
Cải thiện sức khỏe tinh thần. Theo Boldsky, nếu ăn trái siro thường xuyên, bạn sẽ cải thiện nhiều hơn về sức khỏe tinh thần của mình. Magie cùng các vitamin, tryptophan trong trái siro sẽ kích thích cơ thể sản xuất serotonin để cải thiện tổng thể sức khỏe tinh thần.
-
Nước ép siro còn có tác dụng rất tốt với sức khỏe tim mạch. Bạn nên duy trì uống nước ép siro hai đến ba lần một tuần để tăng cường cơ tim, giảm nguy cơ mắc đau tim, tăng huyết áp. Đồng thời nó còn đảm bảo lưu thông máu tối ưu đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.
-
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trái siro còn có công dụng điều trị và giảm chứng viêm. Vì vậy, nếu thường xuyên tiêu thụ quả siro, bạn sẽ ngăn chặn được sự hình thành của các tác nhân gây hại trong cơ thể.
Chú thích: Sử dụng máy ép chậm hoa quả JC Max để có thể đạt được hiệu suất của nước ép siro tốt nhất.
Tác dụng trái siro trong y dược
Trên phương diện khoa học, các nhà nghiên cứu đã cho thấy quả siro đem đến rất nhiều tác dụng tốt trong y dược:
-
Khi sử dụng trái siro, cơ thể bạn sẽ tăng sức chịu đựng. Hoạt chất Axit lanost (Lanostane triterpenoid) có trong quả siro sẽ giúp cơ thể bạn tăng khả năng chịu đựng khi bơi và khi bị thiếu oxy hoá trong mô.
-
Sử dụng trái siro có thể điều trị sốt rét. Thử nghiệm khoa học đã chứng minh, chiết xuất trong trái siro sẽ chống lại các ký sinh trùng gây nên bệnh sốt rét Plasmodium falciparum. Đây được coi là một loại cây thuốc có khả năng triển vọng với việc điều trị sốt rét.
-
Sử dụng trái siro có thể chống ung thư. Chiết xuất của trái siro đã chứng minh khả năng chống ung thư phổi, ung thư biểu mô buồng trứng ở cơ thể người.
-
Dịch chiết của trái siro giúp kháng virus hiệu quả. Siro có tác dụng kháng virus bại liệt HIV-1 và virus herpes simplex.
-
Trái siro giúp chống táo bón và tiêu chảy. Chiết xuất của trái siro có tác dụng kích thích ruột gây tiêu chảy thông qua việc kích hoạt muscarinic, histaminergic. Ngược lại, chiết xuất của trái siro còn gây co thắt làm táo bón thông qua chất trao đổi kháng Ca++.
-
Trái siro giúp chống nôn. Thực nghiệm khoa học cũng đã xác nhận khả năng chống nôn của dịch chiết xuất từ trái siro.
-
Trái siro giúp điều trị giun sán. Riêng với chiết xuất từ trái siro còn xanh, nó sẽ làm tê liệt rồi gây chết giun sán sau một thời gian.
Những mẹo và lưu ý khi sử dụng quả siro
Đối với trái siro xanh có vị chua, bạn có thể dùng để thay chanh dầm vào nước mắm, trộn gỏi. Ở Ấn Độ, trái siro xanh còn được dùng để làm dưa chua. Còn với siro chín có vị chua ngọt. Bạn có thể dùng để nấu với nước đường thành nước uống giải khát trong mùa hè nắng nóng, ngâm thành rượu siro, làm mứt siro,…
Trước khi lựa chọn trái siro hay những thành phẩm được làm từ siro, bạn nên chú ý một số điều sau:
-
Không nên ăn trái siro khi vừa hái xuống có mủ màu trắng bởi nó sẽ gây kích ứng da. Bạn nên rửa sạch trái siro trước khi ăn trực tiếp.
-
Trái siro không tốt với người đau dạ dày vì trái siro xanh rất chua, trái chín không ngọt hẳn mà nó sẽ có vị chua ngọt.
-
Người bị xuất huyết cũng không nên ăn siro bởi trái siro chín sẽ cầm máu nhưng trái siro xanh sẽ làm tăng xuất huyết.
Trên đây là những chia sẻ về quả siro, tác dụng của siro đối với sức khỏe con người mà SGE Việt Nam muốn gửi tới bạn đọc quan tâm. Mong rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị, bổ ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại quả bổ dưỡng này.