[Quá trình ăn dặm cho bé] 5+ thứ mẹ cần chuẩn bị

Quy trình ăn dặm cho bé – Nhiều mẹ lần đầu làm mẹ còn bỡ ngỡ trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, không biết khi nào cho con ăn dặm là tốt đối với bé. Và cho bé ăn như thế nào? Chọn sản phẩm nào tốt đối với bé? Có rất nhiều câu hỏi đối với mẹ và các chuyên gia xin trả lời các câu hỏi của mẹ như sau:

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Mỗi sự phát triển của con đều làm cho mẹ vui, và không tránh khỏi những lo lắng cho những giai đoạn phát triển của con nhất là khi con bước vào giai đoạn ăn dặm. Đây là giai đoạn cha mẹ vừa háo hức vừa lo lắng. Bởi vì không biết lúc nào là thời điểm thích hợp nhất cho con.

– Giai đoạn trẻ bắt đầu có thể ăn dặm là vào cuối tháng 5 sang đầu tháng thứ 6. Khi sang thứ 6 thì bé thể hiện rõ điều này hơn vì sự them ăn của bé tăng lên và bé sẽ không còn được thỏa mãn khi chỉ ăn sữa. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ phát triển đủ để tiêu hóa các thức ăn đặc hơn.

6 tháng là thời điểm vàng bắt đầu cho bé ăn dặm

6 tháng là thời điểm vàng bắt đầu cho bé ăn dặm

– Khi cơ thể bé đã sẵn sàng về mặt thể chất:

Khi trẻ kiểm soát được đầu và cổ tốt. Trẻ không cần tới sự hỗ trợ của người lớn trong việc ngồi thẳng. Và không có phản xạ đùn đẩy thức ăn ra. Đó là phản xạ mà trẻ đưa lưỡi về phái trước và lên trên khi cho ăn.

– Khi bạn nhận thấy đây là thời điểm thích hợp

Khi trẻ có các dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, bạn thấy trẻ sẽ quan tâm đến những gì bạn đang ăn. Ngay cả khi trẻ có thể cố gắng lấy nó ra khỏi tay hoặc miệng bạn. Hoặc há miệng khi bạn cho chúng ăn.

– Khi trẻ không quá đói hoặc mệt

Có thể nói đây là thời điểm hoàn hảo để trẻ có bữa ăn dặm đầu tiên. Khi bạn cho trẻ nếm thứ những hương vị đầu tiên, mà quan trọng là chọn thời điểm khi bé vui vẻ. Bạn không nên cho bé bắt đầu ăn dặm vào giờ ăn thông thường, bởi vì lúc này bé sẽ cảm thấy đói và chỉ muốn uống sữa để thỏa mãn cơn đói.

6 Nguyên tắc mẹ nên nhớ cho để bé ăn dặm đúng cách

Giai đoạn bé ăn dặm là giai đoạn khó khăn đối với mẹ, bởi vì bé bắt đầu tập với thức ăn mới lạ. cho nên mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

– Cho bé ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ

Để cho bé tập quen với thức ăn mới mẹ cần cho trẻ ăn những loại thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức ở thời gian đầu để cho bé thích nghi dần với việc ăn dặm và ăn uống sau này.

Mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng bột ngọt, sau đó sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Cho bé ăn thức ăn gần giống với sữa mẹ, sữa công thức

Cho bé ăn thức ăn gần giống với sữa mẹ, sữa công thức

– Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Vì bé mới tập ăn dặm nên cho bé ăn từng chút một. Những bữa ăn đầu tiên mẹ có thể cho bé ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Khi bé quen mẹ có thể tăng lượng thức ăn lên để dạ dày và hệ tiêu hóa có thời gian làm quen và thích ứng. Đồng thời mẹ cho bé ăn 1 bữa / ngày khi đã quen mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ ngày kèm theo đó là các bữa ăn phụ nhẹ nhàng như hoa quả, sữa chua…

– Ăn từ loãng đến đặc

Điều này có nghĩa là mẹ cho bé ăn cháo hoặc bột loãng từ 2 – 3 ngày đầu, sau đó mẹ tăng dần độ đặc, độ thô của thức ăn. Đây là cách giúp trẻ làm quen và nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn

Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc

Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc.

– Đảm bảo hợp vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, các loại rau củ, quả. Và bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất theo từng giai đoạn của trẻ để đảm bảo cho sự phát triển của thể chất cũng như trí não của trẻ.

– Không ép trẻ ăn.

Khi bé không muốn ăn dặm hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm. Thì việc ép trẻ ăn dặm khi bé không thích có thể khiến bé hình thành tâm lý sợ bữa ăn và càng từ chối ăn.

Khi bé không thích thú với việc ăn dặm thì mẹ nên cho bé tạm ngưng việc ăn dặm từ 5 – 7 ngày rồi sau đó cho bé ăn dặm lại.

Khi bé không thích thú với việc ăn dặm mẹ không nên ép bé ăn dặm

Khi bé không thích thú với việc ăn dặm mẹ không nên ép bé ăn dặm.

– Nắm chắc kiến thức về ăn dặm

Mẹ cần tìm hiểu kỹ về các thành phần thức ăn, rau củ, quả, và các kiến thức trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm của trẻ. Để khi cho trẻ ăn dặm không khỏi bị bỡ ngỡ và việc cho trẻ ăn dặm sẽ trở lên dễ dàng hơn.

4 nhóm thực phẩm cần cho bé ăn dặm

Giai đoạn để bé bắt đầu khám phá các mùi vị khác nhau là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, nên mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có phản ứng dị ứng nào với thực phẩm đó hay không?

– Nhóm chất bột đường: (gạo, khoai, yến mạch…) Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Có nhiều cách chế biến trong nhóm thực phẩm này như mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhòm thực phẩm này hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé.

Nhóm chất bột đường chủ yếu đối với bé

Nhóm chất bột đường chủ yếu đối với bé.

– Nhóm chất đạm: nhóm này rất quan trọng trong sự phát triển của bé, đối với cơ thể, chất đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Nhưng cũng không phải vì thế mà mẹ lạm dụng cho bé ăn quá nhiều đạm, vì ăn quá nhiều sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, mẹ nên cho bé ăn cả đạm động vật.

– Nhóm rau củ và trái cây: Nhóm này chủ yếu cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. Đồng thời mẹ cần chú ý trong quá trình chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới voi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để tránh mất các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Nhóm chất béo: Khác với các nhóm chất trên nhóm chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, nó còn là thành phần của màng tế bào và mô não, nhóm chất này còn đóng vai trò là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K…hòa tan hấp thu vào cơ thể. Sau khi nấu chín thức thức ăn mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè/ dầu gấc/ dầu oliu) vào thức ăn của bé.

Cơ thể bé cần cung cấp đủ các nhóm chất

Cơ thể bé cần cung cấp đủ các nhóm chất.

2 Lưu ý cho mẹ khi chế biến món cho bé ăn dặm

Trong giai đoạn ăn dặm của bé, để cho bé hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng, phát triển tốt khi ăn dặm thì cha mẹ cần tham khảo và luôn ghi nhớ những lưu ý khi chế biến thức ăn dặm cho bé.

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé.

– Khi chọn thức ăn nấu ăn cho bé mẹ cần chọn thực phẩm an toàn, sạch sẽ: Mẹ hãy hạn chế mua rau củ đóng hộp khi sơ chế cần gọt sạch vỏ và không dùng phần mỡ của thịt, đặc biệt không chế biến đồ ăn với da gà.

Lưu ý cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là: Không được cho ăn cà rốt, củ cải trắng, cải bó xôi dưới mọi hình thức vì những thực phẩm này làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở bé.

– Nấu thức ăn vừa phải không quá lỏng hoặc quá đặc

– Phải căn cứ vào từng giai đoạn của bé mà mẹ chế biến thực phẩm cho hợp lý.

– Lưu ý quan trọng đối với mẹ là không dùng muối, hạt tiêu, đường, mật ong, dầu ăn dành cho gia đình và các chất bơ, mỡ lợn vào thức ăn của bé vì những gia vị này có thể gây hại cho cơ thể của bé.

Mẹ cho bé ăn dặm đúng cách

Mẹ cho bé ăn dặm đúng cách

4 dụng cụ mẹ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm

Để đảm bảo cho bé ăn dặm được một cách tốt nhất, trước khi cho bé ăn dặm không những mẹ đã chuẩn bị kiến thức về thức ăn, thực phẩm mà mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau cho bé ăn dặm:

– Ghế ăn dặm: để cố định cho việc bé ngồi ăn dặm, hạn chế mẹ bế rong bé đi ăn

– Yếm ăn: Mẹ chọn loại yếm mềm mại, dễ làm sạch…

– Bát ăn và thìa, đĩa: chọn loại nào tốt nhất không bị phai chất nguy hại cho cơ thể của bé

– Nồi nấu đồ ăn dặm + máy xay, bộ dụng cụ rây – nghiền thức ăn + hộp, khay đựng đồ ăn.

3 Phương pháp cho bé ăn dặm dễ dàng

– Đầu tiên, mẹ phải cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO thì mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ hoặc từ sữa công thức. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm mà mẹ hãy dành thời gian cho hệ tiêu hóa phát triển cũng như khả năng phản xạ nhai, nuốt.

Để cho bé có thời gian phát triển về hệ tiêu hóa và có phản xạ nhai, nuốt

Để cho bé có thời gian phát triển về hệ tiêu hóa và có phản xạ nhai, nuốt.

– Thực hiện theo nguyên tắc về vị và lượng: Mẹ cho ăn từ ngọt đến vị mặn, Từ loãng đến đặc, Và từ ít đến nhiều

– Mẹ cho bé ăn dặm đúng cách từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn bắt đầu ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu khám phá các mùi vị cũng như những thực phẩm khác nhau. Sau khi bé đã làm quen với thực phầm từ bên ngoài, vì thế mẹ cần kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé cũng như tăng sự phong phú cho vị giác của bé.

Mẹ có thể kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau:

+ Nhóm chất bột đường

+ Nhóm chất đạm

+ Nhóm vitamin và khoáng chất

+ Nhóm chất béo

Mẹ nên kết hợp 4 nhóm dưỡng chất để bé hấp thu dưỡng chất tốt nhất

Mẹ nên kết hợp 4 nhóm dưỡng chất để bé hấp thu dưỡng chất tốt nhất

Một số lưu ý cho mẹ khi cho bé ăn dặm

– Mẹ cần chú ý đến thời điểm ăn dặm của bé

– Khi cho bé ăn dặm mẹ vẫn duy trì cho bé uống sữa mẹ và sữa công thức

– Khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ hãy cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc

– Hãy dành cho bé một thời gian để bé làm quen với thức ăn dặm

– Bắt đầu cho bé ăn trái cây và rau quả cùng lúc.

– Mẹ nên tránh sữa và mật ong

– Khi bé không muốn ăn thì mẹ hãy ngững ngay, để 5-7 ngày tiếp tục cho bé ăn trở lại.

– Khi bé ăn dặm không nên ép bé ăn.

Toàn bộ bài viết trên, cho các bạn biết tất cả về quá trình ăn dặm của bé như thế nào? Và những lưu ý khi cho bé ăn dặm? Đây có thể là một kiến thức bổ ích cho mẹ về quá trình chăm sóc giai đoạn bé ăn dặm. Các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trên trang: FaGoMom.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00

Chủ nhật : 8:00 – 11:30

Kết nối với chúng tôi:

– Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Rate this post

Viết một bình luận