Quản trị nguồn nhân lực là một trong những chức năng của chiến lược, đóng vai trò rất quan trọng, quyết định phần lớn đến sự thành công và thất bại của một công ty, tổ chức. Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực ngày càng linh hoạt trong cách thành lập các chiến lược mà mỗi một doanh nghiệp đều cần phải thực hiện để có thể chiếm được các lợi thế cạnh tranh giúp đạt được năng suất cũng như lợi nhuận. Vậy khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì? Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management) là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức đóng vai trò quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến con người trong tổ chức. Bao gồm: hoạch định nguồn nhân lực, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Đi sâu vào việc làm của quản trị nguồn nhân lực, ta có thể hiểu quản lý nguồn nhân lực giải quyết các vấn đề liên quan đến lương thưởng, quản lý hiệu suất, phát triển tổ chức, an toàn, sức khỏe, lợi ích, động lực của nhân viên, đào tạo và những vấn đề khác. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò chiến lược trong việc quản lý con người và môi trường và văn hóa nơi làm việc. Nếu hiệu quả, nó có thể đóng góp rất lớn vào định hướng chung của công ty và việc hoàn thành các mục tiêu và mục tiêu đề ra.
Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➣ Khái Niệm Nguồn Nhân Lực Là Gì? Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là gì?
Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm 4 mục tiêu chính:
Thứ nhất, mục tiêu kinh tế: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực được diễn ra nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn lực con người, từ đó tăng năng suất, chất lượng công việc. Từ đó, gia tăng lợi nhuận, tạo ra thặng dư cho doanh nghiệp
Thứ hai, mục tiêu xã hội: Quản trị nguồn nhân lực tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hơn thế nữa, quản trị nguồn nhân lực còn đưa ra các giải pháp nhằm đào tạo, giáo dục, động viên người lao động phát triển phù hợp đáp ứng tiến bộ xã hội, làm trong sạch môi trường xã hội
Thứ ba, mục tiêu củng cố và phát triển tổ chức: Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quản trị doanh nghiệp đồng thời nó cũng được xem là một phương tiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, đáp ứng yêu cầu về tính hiệu lực và sự thống nhất của bộ máy thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, mục tiêu cá nhân: Các nguồn lực được sử dụng để hỗ trợ các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên. Điều này bao gồm việc cung cấp cơ hội học tập hoặc phát triển nghề nghiệp cũng như duy trì sự hài lòng của nhân viên.
Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Có thể nói, quản trị nhân lực là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại hay thành công của một doanh nghiệp. Không có một hoạt động nào có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nếu như thiếu đi hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp, bố trí nhân sự thích hợp vào từng vị trí trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, tầm quan trọng của công tác quản trị trong doanh nghiệp càng thể hiện rõ hơn nữa. Bởi vì:
-
Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp buộc doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện, phát triển tổ chức của mình. Trong đó con người được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu.
-
Sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển hội nhập kinh tế quốc tế buộc doanh nghiệp cần có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Do đó, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm.
-
Việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp nhà quản trị học được các kiến thức, kinh nghiệm cũng như thấu hiểu hơn về nhân viên của mình.
Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?
Bạn đang chuẩn bị làm luận văn? Bạn chưa tìm được nguồn tài liệu tham khảo? Chưa xác định hướng phát triển đề tài hoặc quỹ thời gian hạn hẹp không đủ để bạn có thể hoàn thành tốt bài luận như ý? Tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ TẠI ĐÂY!
Chức năng của quản trị nguồn nhân lực là gì?
Về cơ bản ta có thể chia chức năng của quản trị nguồn nhân lực thành 3 nhóm chính:
-
Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này có nhiệm vụ chính là thu hút, sàng lọc và lựa chọn các ứng viên tiềm năng và có năng lực dựa trên các tiêu chí khách quan cho một công việc cụ thể. Mục tiêu của quá trình này là thu hút những ứng viên đủ tiêu chuẩn và khuyến khích những ứng viên không đủ tiêu chuẩn tự chọn không tham gia. Trước khi bắt đầu quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp phải thực hiện các kế hoạch nhân sự phù hợp và nên phân loại số lượng nhân viên mà họ sẽ cần. Dự báo về nhân viên phải phụ thuộc vào ngân sách hàng năm của doanh nghiệp, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Quá trình tuyển dụng và lựa chọn là rất quan trọng đối với mọi tổ chức vì nó làm giảm chi phí của những sai lầm như thu hút nhân viên không đủ năng lực, không có động lực và trình độ kém. Sa thải ứng viên không đủ tiêu chuẩn và tuyển dụng nhân viên mới lại là một quá trình tốn kém.
-
Nhóm chức năng đào tạo & phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển là chức năng không thể thiếu của quản trị nguồn nhân lực. Đó là nỗ lực nâng cao kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để cải thiện hiệu suất làm việc ở hiện tại hoặc tương lai của nhân viên thông qua giáo dục, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng hoặc kiến thức kỹ thuật công nghệ, trình độ lành nghề của một người trong một chủ đề cụ thể.
-
Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trong đến hai vấn đề chính đó là kích thích động viên và quan hệ lao động. Chức năng kích thích động viên bao gồm các hoạt động liên quan đến khích lệ, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc nhiệt tình, hăng say. Chức năng quan hệ lao động bao gồm các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc.
Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1/ Hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực (HRP) là quá trình dự báo các yêu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai của tổ chức và xác định cách thức sử dụng năng lực nguồn nhân lực hiện có của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu này.
Xem thêm:
➣ 4 Bước hoạch định nguồn nhân lực của doanh nghiệp
2/ Phân tích công việc
Phân tích công việc là một quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có
hệ thống các thông tin quan trọng liên quan đến công việc nhằm giúp nhà quản trị hiểu rõ bản chất, nhiệm vụ quan trọng của công việc là gì? Chúng được thực hiện như thế nào? Những thuộc tính nào của con người là cần thiết để thực hiện chúng thành công?
3/ Công tác tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết phục vụ cho thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong thực tế, công tác tuyển dụng nhân lực có thể thay đổi linh hoạt dựa trên nhiều yếu tố như: đặc điểm, yêu cầu của doanh nghiệp, trình độ của đội ngũ tuyển chọn.
4/ Công tác bố trí và sử dụng nhân lực
Phân công lao động là sự phân tách một quá trình làm việc thành một số nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người riêng biệt. Trên cơ sở đó bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ.
Phân công lao động hợp lý trong doanh nghiệp sẽ giúp tránh được tình trạng lãng phí nhân lực và tiết kiệm chi phí sức lao động.
Công tác bố trí và sử dụng nhân lực
5/ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển là một chương trình có cấu trúc với các phương pháp khác nhau được thiết kế bởi các chuyên gia trong công việc cụ thể. Nó đã trở thành nhiệm vụ liên tục và phổ biến nhất trong bất kỳ doanh nghiệp nào để cập nhật kỹ năng và kiến thức của nhân viên phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Tối ưu hóa chi phí với các nguồn lực sẵn có đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với mọi doanh nghiệp, điều này sẽ chỉ có thể thực hiện được bằng cách nâng cao hiệu quả và năng suất của nhân viên, chỉ có thể bằng cách cung cấp đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp với điều kiện cần được cung cấp bởi các chuyên gia.
6/ Đánh giá quá trình thực hiện công việc
Đánh giá quá trình công việc là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức xoay quanh khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì, cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Hy vọng nó sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và viết luận văn. Đừng quên chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!