Hiện nay hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không đeo mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không tuân thủ đèn báo hiệu, vạch kẻ phân làn xe trên đường, đó là những lỗi vi phạm diễn ra hàng ngày và nó tiểm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến việc xử phạt giao thông đường bộ theo quy định mới nhất hiện nay, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Vi phạm luật giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
Cấu thành vi phạm luật giao thông
Sau nội dung về giới thiệu định nghĩa vi phạm luật giao thông là gì? ở phần này chúng tôi sẽ đề cập về thông tin: cấu thành vi phạm giao thông, cụ thể:
– Vi phạm có các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
Thủ tục xử phạt giao thông đường bộ?
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm:
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Lập biên bản:
+ Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
+ Phải lập biên bản nếu không thuộc trường hợp trên. Ngoài ra, các trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính: Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết của vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản.
Xác định giá trị của tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính:
– Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
– Việc xác định giá trị dựa trên thứ tự ưu tiên sau:
+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
+ Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
+ Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Nếu không thể xác định bằng các phương pháp trên thì có thể ra quyết định tạm giữ tang vật và thành lập hội đồng định giá.
Thủ tục ra quyết định xử phạt hành chính về giao thông
Thời hạn ra quyết định xử phạt: thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Lưu ý: (xử phạt đối với chủ phương tiện giao thông vi phạm)
Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp chủ phương tiên vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiên và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người điều khiển phương tiện giao thông ký vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để đảm bảo việc xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm.
Xử phạt xe không có đèn chiếu sáng?
Thưa luật sư, chồng em sử dụng xe máy cày máy kéo đang đi trên đường bình thường thì bất ngờ bị một thanh niên điều khiển xe máy phóng với tốc độ nhanh tông vào đằng sau xe máy kéo của chồng em. Chồng em không sao nhưng người kia bị thương nặng. Lúc đấy khoảng 8h tối.Giờ gia đình nhà kia lại muốn kiện chồng em sử dụng xe không có đèn chiếu sáng vào ban đêm.Xin hỏi luật sư như vậy chồng em có bị xử phạt tội gì không ạ?
Máy kéo là một loại phương tiên giao thông cơ giới, căn cứ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu. Do đó, việc phương tiện mà chồng bạn điều khiển không có đèn chiếu sáng vào ban đêm là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
“Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
-
Phạt tiền từ 400.000 đồng đén 600.000 đồng đói với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
-
e) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều
chồng chị có thể bị xử phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với hành vi “không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau”.
Do hành vi của chồng bạn gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác nên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Làm chết người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
Không có giấy phép lái xe theo quy định;
Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
Làm chết 02 người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Làm chết 03 người trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.