QUY TRÌNH TẠO NÊN MÌ ĂN LIỀN NHƯ THẾ NÀO? – Chuyển giao công nghệ-Dây chuyền sản xuất-Máy móc thiết bị thực phẩm|IFOOD Việt Nam

Ngày nay trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà con người phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị một bữa ăn hoàn chỉnh là điều không đơn giản. Đại đa số chúng ta thường tìm cho mình một phần ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Mì ăn liền là một thức ăn nhanh và phổ biến mà đại đa số chúng ta thường nghĩ đến. Nền công nghiệp sản xuất mì ăn liền ngày càng phát triển không chỉ về mặt mẫu mã, đa dạng về chủng loại mà công nghệ sản xuất cũng ngày càng được cải tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng cũng như tính thuận tiện khi sử dụng và bảo quản.

Vậy mì ăn liền được sản xuất như thế nào? Các máy móc, thiết bị được sử dụng để làm ra từng phần mì đến tay người tiêu dùng ra sao? Tất cả sẽ được bật mí sau đây.

Quy trình sản xuất mì ăn liền được trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có yêu cầu và các máy móc thiết bị khác nhau.

Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước, tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng.

Công đoạn 2: Trộn bột

Trộn bột là khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Trộn bột với nước thành một khối bột dẻo bằng hệ thống trộn tự động. Hòa tan các chất phụ gia như đường, muối,.. đồng thời phân tán chúng đều khắp trong bột nhào, làm cho khối bột nhào trở thành một khối đồng nhất.

Công đoạn 3: Cán

Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối xuống thùng chứa sau đó di chuyển qua băng tải rồi đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.

Công đoạn 4: Cắt sợi, đùn bông:

 Các lá bột sẽ tiếp tục được cắt để tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì. Bên cạnh đó tạo bông để làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì.

Ở công đoạn này các sợi mì sẽ được đưa vào máy hấp. Mục đích để tăng độ dai của sợi mì trong nước sôi, tăng độ bóng, làm sợi mì vàng hơn và rút ngắn thời gian chiên mì lại.

Băng tải mì chạy trong buồng hấp, ở phía trên đường ống dẫn hơi. Hơi nước từ đường ống qua các lỗ nhỏ thoát ra xuống đáy buồng hấp rồi tỏa đều khắp buồng hấp.

Mì sau khi hấp sẽ được quạt thổi có tác dụng tản nhiệt, giảm nhiệt độ của sợi mì và tránh ngưng tụ nước trên bề mặt sợi mì.

Công đoạn 6: Cắt định lượng:

Mục đích của công đoạn này là đảm bảo đúng khối lượng và chiều dài sợi mì đúng quy định. Mì sau khi thổi nguội theo băng chuyền đến dao định hướng. Dao chuyển động tròn tạo theo hướng vuông góc với băng tải và cắt mì thành các đoạn bằng nhau và tự động rơi xuống phễu, bỏ vào khuôn chiên tạo hình dáng cho vắt mì. Tùy vào từng loại sản phẩm mà vắt mì sẽ có hình dáng vuông, tròn hoặc định dạng cho các loại mì ly, tô, khay,…

Công đoạn 9: Chiên

Băng tải khuôn mì đi vào chảo chiên. Vắt mì đi qua dầu chiên có nhiệt độ từ 150-179oC trong thời gian 125-130 giây.

Công đoạn 10: Làm nguội

Nhiệt độ vắt mì sau khi làm nguội khoảng 30-40oC.

Thời gian làm nguội từ 1.5-2h

Bước 9: Cấp gói gia vị

Vắt mì sau khi làm nguội sẽ được bổ sung các gói gia vị theo từng hương vị sản phẩm bằng hệ thống tự động.

Bước 10: Đóng gói

Sau khi cấp gói gia vị đầy đủ theo từng sản phẩm, vắt mì được đóng gói bằng bao film để tạo thành gói mì hoàn chỉnh.

Bước 11: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại

Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, từng sản phẩm một đều được kiểm tra qua các thiết bị máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy rà soát dị vật X-ray. Những gói mì không đạt chuẩn sẽ bị loại khỏi quy trình.

Bước 12: Đóng thùng

Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QA (Quality Assurance) trước khi phân phối ra thị trường.

 

Rate this post

Viết một bình luận