Kinh tế phát triển, xã hội nâng cao, đời sống con người cũng vì thế mà được cải thiện rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở “ăn no, mặc ấm” nữa, giờ đây nhiều người đang hướng đến việc làm sao để “ăn ngon, mặc đẹp” hơn. Nhu cầu làm đẹp luôn là vô cùng vô tận ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào với tất cả mọi người, chính vì vậy mà lĩnh vực kinh doanh thời trang luôn rất phát triển.
Đây chính là điều kiện rất tốt cho nhiều dịch vụ làm đẹp ra đời, và mở tiệm Nail, tiệm làm móng cũng nằm trong trào lưu đó. Làm Nails là một nghề cho thu nhập tương đối cao. Bạn có biết có những người sẵn sàng trả từ 200k đến vài triệu đồng chỉ để có một bộ móng đẹp. Nghề Nails là một trong những nghề không bao giờ thất nghiệp trong tương lai.
Là loại hình dịch vụ nhưng mở một tiệm Nails không hề dễ dàng, ngoài vấn đề đầu tư thì bạn cũng phải có con mắt nghệ thuật nhất định mới làm tốt được. Trong bài viết này SaleKit sẽ đưa ra kế hoạch chi tiết để mở tiệm Nails rất hữu ích cho những người mới bắt đầu.
Hãy tạo nguồn khách hàng trung thành trước khi nghĩ đến việc mở tiệm riêng
Nếu sau khi học nghề bạn đã có phương hướng mở cho mình một tiệm Nails thì ĐỪNG đi làm ở tiệm Nails nào mà hãy làm ở nhà hoặc làm tại nhà khách hàng để nâng cao tay nghề và xây dựng danh sách khách hàng trung thành (khách ruột) của riêng mình.
Nghề Nails rất quan trọng khách hàng trung thành, vì khách hàng thường có xu hướng làm Nail với 1 người nào đó mình cảm thấy hài lòng, cảm thấy dễ chịu và hợp với họ từ trước đến nay. Vì vậy, hãy bắt đầu từ bạn bè trước để phục vụ rồi phát triển thêm rộng ra để có khách hàng “Mối” ổn định và lâu dài trước.
Để mở tiệm Nail thì cần những gì?
Nếu như bạn là một người đã có kinh nghiệm làm nails từ 1-2 năm và muốn tạo “đế chế” riêng của mình thì còn chần chờ gì nữa, hãy note lại ngay những bước để kinh doanh tiệm Nails hiệu quả
1. Chọn địa điểm để mở tiệm Nail
Kinh doanh dịch vụ thì chọn địa điểm mở cửa hàng luôn là bước quan trọng nhất trong giai đoạn đầu, vì nếu không tìm đúng nơi, đúng người thì dù cửa hàng của bạn có tốt thế nào cũng chẳng thể thu hút được khách. Để cân đối hợp lý ngân sách thì chi phí cho địa điểm chỉ nên chiếm khoảng 13~14% tổng số vốn. Đối với người mới mở tiệm thì nên tìm kiếm các mặt bằng có chi phí thuê dao động từ 4~7 triệu/ tháng là phù hợp.
Hãy ưu tiên chọn mặt bằng ở các chung cư, khu đô thị, cao ốc, văn phòng hoặc gần chợ (không phải ngay chợ) với tiêu chí dễ tìm thấy và chổ để xe cũng tiện cho khách hàng. Đây là những địa điểm các chị em hay lui tới, nhiều khách vãng lai tiềm năng và khách hàng quen lâu năm.
Những mặt đường lớn không nên ưu tiên vì giá thuê mặt bằng cao và khách hàng tiềm năng không nhiều, chi phí cao, chổ để xe cũng chật chội và dễ mất nếu không có bảo vệ. Vì thế, chi phí tất cả cho mặt bằng này quá cao để duy trì tiệm Nails.
Nếu, tiệm Nail của bạn là tiệm lớn có chi phí đầu tư lớn và quy mô lớn, sang trọng thì những khu trung tâm là thích hợp nhất.
2. Hãy đầu tư vào trang thiết bị của cửa hàng
Nội thất của tiệm Nails phải chuẩn bị gồm ghế và bàn làm Nails. Chi phí để mua một bộ bàn ghế làm Nails với đầy đủ trang thiết bị đi kèm thường dao động từ 5 triệu đến 6 triệu đồng.
Đầu tư mua sắm nội thất chất lượng, chuyên nghiệp. Từ bộ ghế làm Nail, bàn làm Nail thật đẹp. Điều này không chỉ giúp cho việc làm móng cho khách được dễ dàng thuận tiện, mà còn mang đến sự thoải mái dễ chịu cho khách hàng. Bàn ghế đẹp cũng làm cho tiệm Nail giúp tiệm trở nên chuyên nghiệp hơn. Đừng quên ghế ngồi chờ của khách nữa nhé.
Trang trí nội thất bên trong đẹp, bố trí sắp đặt các sản phẩm nội thất bàn ghế Nails, giường gội, massage theo từng khu vực, lưu thông thuận tiện, màu sắc hài hòa. Mùi hương nhẹ nhàng thư giãn càng tốt. Trang trí tranh, ảnh, bình hoa, dây leo, đèn tạo tính thẩm mỹ. Khu vực mặt tiền dễ nhìn, bảng hiệu tên chữ rõ và dễ nhận biết, thu hút.
Những dụng cụ làm Nail chuyên nghiệp phải được sắp xếp gọn gàng tiện lợi. Mỗi khi làm cho khách xong, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ và khử trùng luôn trước mặt khách. Việc này sẽ tạo cho khách sự yên tâm và tin tưởng, bạn cũng có thể làm hài lòng những khách khó tính nhất.
3. Biển hiệu tiệm Nails
Khi muốn thiết kế, mở tiệm Nail đẹp, thu hút khách cần một bảng hiệu có tính thẩm mỹ, trên đó thể hiện đầy đủ các thông tin về thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, logo (nếu có), email, điện thoại… Số tiền chi cho khoản mục này không nên quá nhiều, chỉ khoảng 2~4% (2~4 triệu).
4. Nhân sự
Nếu mở một tiệm Nails quy mô lớn, cần tuyển những kỹ thuật viên, thợ tạo mẫu lành nghề, đào tạo bài bản và có kỹ năng giao tiếp tốt. Với một tiệm Nails nhỏ, nên tuyển dần theo số lượng khách, để giảm chi phí trả công, nên chọn người học việc để làm những phần phụ, phần chính cần những người có tay nghề để thu hút khách, tuyển những thợ có thể làm lâu dài. Giá nhân công từ 5~10tr/người.
Một số kinh nghiệm dành cho người mới bắt đầu kinh doanh tiệm Nails
1. Phải trau dồi kiến thức nghề nghiệp thường xuyên
Bạn có thể là người lành nghề Nails, hoặc người mới học Nails xong hoặc là bạn bỏ vốn thuê người về làm. Tuy nhiên cho dù như thế nào đã kinh doanh thì bạn cần phải có kiến thức về Nails.
Vì Nails cao cấp hơn việc làm móng thông thường, vậy nên đòi hỏi dịch vụ cũng cao hơn. Ngoài việc bạn biết cắt da, làm sạch móng, hay là cắt móng thôi chưa đủ. Bạn làm Nails phải vẽ đẹp, có năng khiếu thẩm mỹ, biết phối hợp màu sắc để trang trí móng tay. Bạn cũng có thể sáng tạo ra những mẫu Nails độc đáo, lạ mắt.
2. Đừng quên trò chuyện với khách hàng
Ngoài khả năng tạo ra những bộ móng tay, móng chân đẹp và nghệ thuật thì một yếu tố khác khiến ngày càng nhiều khách hàng ưa chuộng dịch vụ này là vì được thoải mái trò chuyện, tâm sự với những người thợ khéo léo. Đây chính là bí quyết đơn giản để mở tiệm Nail thành công
Nếu bạn thử một lần đến tiệm Nails bất kỳ bạn sẽ thấy điều này, thợ làm móng một bên vẫn chăm chút cắt tỉa móng cho khách, một bên vẫn lắng nghe tâm sự và trò chuyện với khách. Những chủ đề không mới lạ, quanh đi quẩn lại là vài thứ trong cuộc sống gia đình, ở cơ quan hay tin giật gân nào đó, nhưng để khách thoải mái nói ra hết cũng là cả một nghệ thuật. Nhiều chủ tiệm Nails tâm sự, có hôm bị ốm, mệt thì mệt nhưng khách đến thì vẫn phải tiếp họ, phải cười thật tươi mà nghe họ kể lể, khách có vui thì mình mới có tiền.
Cũng giống như bất kỳ ngành dịch vụ nào, làm Nails luôn đặt tiêu chí khiến khách hàng hài lòng lên hàng đầu.
3. Chú ý đến vấn đề vệ sinh
Một tiệm Nails dù có lớn đến đâu thì cũng không thể trang bị cho mỗi khách một bộ đồ cắt, tỉa móng riêng biệt được, đa phần vẫn là dùng chung. Đây cũng chính là vấn đề khiến khách hàng e ngại khi đi làm móng, nhiều người thậm chí còn mang bộ làm Nails riêng của mình đi. Thế nên khi làm việc bạn phải đặc biệt chú ý đến vệ sinh, cần ngâm nước nóng và sát trùng trước khi làm móng cho khách, trong quá trình cắt, giũa móng cũng cần đặc biệt cẩn thận tránh làm khách trầy da, chảy máu.
4. Quảng cáo cửa hàng trên mạng xã hội
Là một người kinh doanh thông minh bạn không thể chỉ mở tiệm ra rồi để đấy. Bạn phải tận dụng mọi kênh thông tin như Facebook, zalo fanpage để quảng cáo shop của mình.
Bạn cũng có thể lập hẳn một website giới thiệu shop và những mẫu Nails đẹp. Đơn vị thiết kế website có luôn dịch vụ chăm sóc website bảo đảm cho bạn một lượng khách nhất định.
Để thu hút khách hàng bạn nên quảng cáo kèm những chương trình khuyến mãi. Kích thích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ mua 1 tặng 1, giảm giá cho 2 khách hàng làm chung (kích thích khách rủ người thân, bạn bè đi cùng), tặng voucher giảm giá lần sau việc này sẽ lôi kéo khách hàng quay lại.
5. Nail là một nghề sáng tạo, muốn đặc biệt phải sáng tạo
Nếu shop Nails của bạn không có mẫu mới mà chỉ làm đi làm lại những mãu cũ bạn sẽ mất dần khách, không chịu học hỏi sáng tạo cái mới thì bạn đã bị đối thủ bỏ xa rất nhiều. Thợ Nail luôn cập nhật những xu hướng làm Nail hot mới nhất, tạo ra những mẫu Nails đẹp đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu của chị em. Như thế mới thu hút khách hàng, doanh thu mới cao.
Mở tiệm Nail luôn là một việc kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên kinh doanh thì phải tính toán và học hỏi. Đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mở shop Nails. Chúc bạn thành công!