Ra Giêng, tiếp tục tìm hiểu những lễ hội truyền thống trong tháng 2 âm lịch nào!

Phần lễ của lễ hội đền Cuông bao gồm năm lễ: lễ khai quang (là lễ dâng hương xin các vị về trời để mọi người làm công tác dọn dẹp đền chuẩn bị cho hội – thường diễn ra vào ngày 12), lễ cáo trung thiên (là nghi thức đơn giản và ngắn gọn để báo cáo đã dọn dẹp hoàn tất đền và mời các vị thần về lại đền để tham dự lễ – thường diễn ra sau lễ khai quang), lễ yết (là lễ mở đầu hội đền Cuông gồm 6 bước, 35 lần xuống nhằm xin xin phép các vị cho mở lễ và mời các ngài về dự lễ – thường diễn ra vào chiều tối ngày 14), lễ đại và lễ tạ. Ngoài ra, còn có thêm lễ túc trực.
Lễ rước kiệu bao gồm ba phần: Lễ rước vua và công chúa vi hành, tiếp đến là lễ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông và cuối cùng là lễ rước kiệu về nhà thờ họ Cao (nơi thờ tướng Cao Lỗ). Lễ rước kiệu sẽ kéo dài trong 2 ngày 14 và 15.

Rate this post

Viết một bình luận