Chắc hẳn bạn thường nghe tới những khái niệm như rau sạch, rau an toàn, rau hữu cơ… nhưng để chắc chắn đó có phải rau an toàn hay không và thế nào là an toàn thì người tiêu dùng thông thường khó có thể nhận biết được.
Trong bài viết dưới đây, Lisado sẽ mang tới những tiêu chí cụ thể của rau an toàn, đồng thời phân biệt giữa không an toàn và rau rau an toàn.
Hãy là người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình trước những nguy cơ khủng khiếp của thực phẩm bẩn hiện nay.
1. Rau an toàn là gì?
Rau an toàn được hiểu là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó.
Hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Những tiêu chí đánh giá “rau an toàn”
2.1. Chỉ tiêu về nội chất
Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng nitrat (NO3). Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,… Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella …) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris).
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có những công bố tiêu chuẩn về các chỉ tiêu này, nên việc đánh giá rau an toàn phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ …
2.2. Điều kiện sản xuất rau an toàn
Để được gọi là rau an toàn, rau phải được sản xuất trong điều kiện tiêu chuẩn sau:
Đất trồng: Đất phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m. Đất cũng không được có tồn dư hóa chất độc hại.
Nguồn nước tưới: Nước tưới cho rau không sử dụng loại nước từ sông bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý. Đối với những loại rau nhanh thu hoạch như xà lách, rau gia vị… phải dùng nước giếng khoan.
Đồng thời phải dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật.
Giống: Giống rau an toàn phải có lai lịch rõ ràng, nếu là giống nhập nội phải qua kiểm dịch. Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh.
Phân bón: Rau an toàn cần được bón bằng phân hữu cơ hoai mục, tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.
Nếu sử dụng phân hoá học thì nên bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau và cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
2.3. Phòng trừ sâu bệnh cho rau
Đối với rau an toàn, việc phòng trừ sâu bệnh cho rau được áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM như luân canh cây trồng hợp ly chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, bắt giết sâu…
Và chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
2.4. Thu hoạch và bảo quản rau an toàn
Việc thu hoạch rau an toàn cần đảm bảo thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. Đồng thời rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.
Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.
- Chia sẻ với bạn: Cách chọn 6 loại rau an toàn trong mùa hè.
3. Vậy làm cách nào để chọn được rau an toàn cho gia đình?
Có thể thấy, với những tiêu chí rất nghiêm ngặt kể trên, hiện nay rau gọi là rau an toàn cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu của người dân.Và với cái giá khá đắt đỏ, rau an toàn gần như chỉ mới đáp ứng được cho những đối tượng khách hàng dư dả về kinh tế.
Đôi khi vì điều kiện kinh tế không cho phép nên nhiều gia đình dù biết là rau ngoài chợ không đảm bảo an toàn vẫn phải mua để phục vụ bữa cơm hàng ngày.
Khi mua rau ngoài chợ, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu của rau “bẩn”, bị ngâm hóa chất hoặc còn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật như:
- Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau an toàn sẽ đều có màu xanh hơi ngả vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau).
Nó sẽ không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là nếu sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, màu xanh đậm chỉ càng thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và còn gây hại sức khỏe người sử dụng (dư hàm lượng nitrat).
- Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau an toàn luôn luôn dày, phiến lá khá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể sẽ cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút bạn sẽ thấy giữa các bọ phận phát triển rất cân đối.
- Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường khá giòn (nhưng không có hoặc có rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó khá rắn chắc nhưng lại không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều lượng nước trong cây).
Về lâu dài, gia đình bạn nên tự trồng rau tại sân vườn để đảm bảo thực phẩm an toàn cho gia đình. Với những nhà phố, nhà chung cư… bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng rau thủy canh rất tiện dụng, tốn ít chi phí và diện tích.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng giàn trồng rau thủy canh hiện đại cho gia đình, hãy liên hệ với Lisado để được hỗ trợ tối ưu về mọi mặt.
Lisado cung cấp giải pháp toàn diện cho hệ thống trồng rau thủy canh sạch, đã thực hiện nhiều công trình trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một vườn rau xanh sạch, năng suất, an toàn.