Rau kinh giới là loại rau thơm, thường thấy trong các loại rau sống dùng cho món nước, một số món chiên hoặc món hấp. Kinh giới là loại cây sử dụng hoa, lá, thân khô làm thuốc. Người dân thường sử dụng nó như một loại rau thực phẩm có công dụng trị mụn, dị ứng da, bệnh trĩ.
1. Rau kinh giới là rau gì?
Rau kinh giới là một loại thảo mộc được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tinh dầu được chiết xuất từ lá rau kinh giới từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh.
Từ lâu, ông bà ta luôn biết tận dùng chúng vừa làm rau ăn sống, vừa làm thuốc chữa bệnh. Rau này có mùi hơi hăng, vì vậy không phải ai cũng ăn được loại rau này. Rau kinh giới và tía tô thường bị nhầm lẫn với nhau, mặc dù chúng rất dễ phân biệt. Lá tía tô có màu đỏ tía, còn lá kinh giới có màu xanh lục. Cả 2 là cặp bài trùng trong các món ăn ở miền Nam, hơn nữa, nhiều bài thuốc dân gian cũng có mặt cả 2 loại này.
Trong nhiều thế kỷ, rau kinh giới đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm rắn cắn và nhện cắn, các vấn đề về hô hấp và kinh nguyệt. Ngày nay, nó được bán trên thị trường với tác dụng điều trị bệnh lý khác.
2. Tác dụng của rau kinh giới
Hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm
Nhờ lượng tinh dầu đáng kể, rau kinh giới có thể khắc phục được tình trạng của bệnh cảm cúm, gồm có nhức mỏi và sốt. Vì thế, bạn hãy thử dùng lá kinh giới để sắc nước uống cùng với việc bổ sung một số thảo mộc khác như xuyên nhung, cam thảo hoặc cát cánh để tăng thêm tính hiệu quả nữa nhé!
Hỗ trợ điều trị chảy máu cam
Rau kinh giới cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu cam, kể cả việc đại và tiểu tiện ra máu. Bạn hãy thử dùng hoa kinh giới đem sao đen trên chảo, rồi đun sôi cùng với 200ml nước lọc, sắc thành khoảng 100ml. Sau đó, bạn chia thành 2 lần để uống trong ngày sẽ cải thiện được tình trạng chảy máu cam.
Hỗ trợ điều trị mụn
Rau kinh giới cũng mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt, nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng ngay khi mụn mới khởi phát. Lúc này, bạn hãy rửa sạch rau kinh giới, nghiền nát và chắt lấy nước để thoa lên vùng da bị mụn. Đợi cho đến khi nước khô trên bề mặt da thì bạn mới rửa lại với nước sạch.
Hỗ trợ điều trị dị ứng
Nếu da bạn thường hay bị dị ứng hoặc viêm ngứa do dị ứng thức ăn hoặc thời tiết, thì hãy dùng phần ngọn cây kinh giới (gồm cả bộ phận hoa) rồi sao trên chảo cho nóng già.
Sau đó, bạn cho chúng vào miếng vải gạc nhỏ và tiến hành chà xát với lực vừa phải lên chỗ bị ngứa. Áp dụng khoảng vài lần thì vùng da bị ngứa sẽ được cải thiện đáng kể.
Cây kinh giới chữa bệnh viêm xoang
Dùng lá đã rửa sạch và phơi khô, nấu với nước khoảng 15 phút để ra tinh dầu. Ngày dùng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng nhớ pha thêm mật ong và tuyệt đối không được pha với đường.
Bệnh viêm xoang tương đối khó chữa, nên dùng lâu dài và liên tục để có hiệu quả. Đồng thời, người bệnh nên giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh.
Rau kinh giới chữa bệnh trĩ
Ngũ bột tử, hoàng bá và kinh giới tuệ dạng tươi mỗi vị 15g, phèn phi 5g. Đem tất cả sắc với 350ml nước. Ngâm hậu môn mỗi ngày. Làm liên tục trong 3-4 tháng sẽ thấy búi trĩ teo nhỏ, dần dần biến mất hẳn.
Hậu môn là bộ phận nhạy cảm, do đó, cần chú ý các vị thuốc cần được rửa thật kỹ trước khi nấu để tránh gây viêm nhiễm. Khi sắc cũng phải dùng nước sạch để nấu thuốc.
3. Các lưu ý khi sử dụng kinh giới
Không lạm dụng và sử dụng quá liều lượng. mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 5 đến 10g ở dạng phơi khô, còn khi cây ở dạng tươi thì từ 15 đến 30g.
Với người bị nhọt chảy mủ và trẻ em bị sởi không được dùng cây thuốc này.
Người bị nhức đầu do âm hư hỏa vượng, đổ mồ hôi nhiều, biểu hư, huyết hư hàn nhiệt không được dùng.
Người tự hãn, tỳ hư và bị tiêu chảy nên thận trọng khi dùng.
Cây kinh giới rất kỵ cua biển, thịt lừa và cá lóc vì vậy không nên dùng chung với nhau.
4. Ai nên dùng kinh giới?
Rau kinh giới là loại rau ăn sống dân dã, ai cũng có thể dùng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây, nên thường xuyên bổ sung cho cơ thể:
-
Người bị dị ứng và mụn nhọt.
-
Trẻ em bị rôm sẩy.
-
Người bị sởi và mề đay.
-
Người bị viêm xoang.
-
Người bị bệnh trĩ.
-
Người hay cảm, sốt, đau đầu.
-
Người bình thường cũng có thể bổ sung rau kinh giới mỗi ngày để mát gan, thanh lọc cơ thể.
5. Kinh giới có phải là tía tô?
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa kinh giới và tía tô, vì chúng có hình dạng và hương vị khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai loại khác nhau bạn nhé, hãy dựa vào một số đặc điểm như sau:
Kinh giới
Tên gọi khác: Giả tô, bạch tô, khương giới.
Hình dáng: Nhỏ hơn chút so với tía tô với chiều rộng trung bình từ 1 – 4cm và chiều dài từ 2 – 5cm.
Màu sắc: Lá màu xanh.
Hương vị: Nhiều tinh dầu hơn tía tô nên có hương vị nồng và cay hơn.
Tía tô
Tên gọi khác: Tử tô (thường gọi hạt), tô diệp (gọi lá) và tô ngạnh (gọi cành).
Hình dáng: Lớn hơn kinh giới vớ chiều rộng từ 2 – 10cm và chiều dài từ 4 – 12cm.
Màu sắc: Lá màu tím hoặc có mặt phía trên là màu xanh nhưng mặt dưới là màu tím.
Hương vị: Ít tinh dầu hơn kinh giới cũng có vị cay nồng thơm.