Rau sam kỵ với gì là một mẹo mà các bà nội trợ thường bỏ qua. Loại cây này bạn sẽ thường thấy chúng mọc lẫn với cỏ dại và thường được dùng trong bữa ăn. Bên cạnh các món thông thường, bạn đã bao giờ thắc mắc rau sam kỵ với món gì chưa?
Rau sam là một loại thực vật rất lành tính và dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Rau có nhiều nguồn dinh dưỡng dồi dào và có thể điều trị bệnh khác nhau. Cách chế biến món ăn này cũng vô cùng dễ dàng. Nhưng trước tiên chúng ta phải biết được rau sam kỵ với gì trước.
1. Tác dụng của rau sam
1.1. Ăn nhiều rau sam giúp xương chắc khỏe
Rau sam có rất nhiều hàm lượng sắt, canxi, magie và mangan. Đây đều là các yếu tố cần thiết để phát triển phần mô xương. Qua đó cũng làm tăng tốc quá trình chữa lành xương trong cơ thể chúng ta. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh loãng xương – tình trạng phổ biến này liên quan đến tuổi tác cũng như hàng triệu người khác.
1.2. Phòng chống ung thư
Ung thư đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Vì thế nhiều mặt hàng thực phẩm chống ung thư cũng được nhiều người tìm kiếm. Rau sam cũng là một trong những thực phẩm đến từ tự nhiên tốt nhất vì có lượng vitamin C và vitamin A. Những hoạt chất này đều hoạt động như chất chống oxy hóa. Do đó bạn sẽ có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và vùng miệng.
1.3. Rau sam giúp tăng cường thị lực
Vitamin A và beta-carotene có trong rau sam có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thị lực của mắt. Rau sam có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Thực hiện phương pháp này bằng cách loại bỏ các gốc tự do đang tấn công các tế bào của mắt. Như vậy cũng sẽ hạn chế được các bệnh thường gặp liên quan đến tuổi tác. Nên bạn có thể sử dụng rau sam thường xuyên để cải thiện thị lực.
1.4. Hỗ trợ các bệnh đường tiêu hóa
Rau sam là một trong những lựa chọn tốt nhất được sử dụng rộng rãi và điều trị được mọi căn bệnh. Trong đó phải kể đến từ tiêu chảy đến chảy máu đường ruột hay bệnh trĩ và kiết lỵ. Những lợi ích này thường là nhờ vào sự hiện diện của rất nhiều hợp chất hữu cơ có lợi. Trong đó ví dụ như dopamine, axit malic, axit citric, glucose và nhiều loại axit amin có ích khác.
2. Rau sam kỵ với gì?
Rau sam như bạn đã biết sẽ có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, khi dùng rau sam nấu ăn tuyệt đối không dùng chung với thịt ba ba, rùa, trứng vịt lộn. Do rau sam có tính hàn, thịt ba ba cũng có tính hàn. Vì vậy không nên kết hợp với nhau. Bên cạnh đó cũng có một số đối tượng không nên sử dụng. Trong đó chẳng hạn như:
-
Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
-
Không dùng với những người bị tiêu chảy, lạnh bụng.
-
Những ai có tiền sử bị bệnh thận, sỏi thận cũng không nên sử dụng rau sam.
3. Các bài thuốc của rau sam
3.1. Trị bệnh kiết lỵ
Bạn chuẩn bị 200 gram rau sam tươi, giã nát lọc qua để lấy nước rồi đun sôi. Sau đó hãy chế thêm ít mật ong để dễ uống hơn. Dùng ngày 2 đến 3 lần sẽ giúp giảm thiểu bệnh rõ rệt. Hoặc bạn cũng có thể nấu rau sam tươi với gạo nếp làm thành cháo. Tốt nhất là không cho muối và dùng lúc đói để thay thế nếu bạn không uống được nước rau sam.
3.2. Thông tiểu
Giã nát ép 100 gram rau sam tươi rồi ép lấy nước uống. Sau đó đun sôi hoặc hấp cách thủy, cho thêm 10 gram mật ong uống để thông tiểu tốt hơn.
3.3. Trị nấm tóc, nấm chân tay
Dùng rau sam nấu thành cao rồi nhẹ nhàng bôi lên chỗ nấm. Còn không bạn cũng có thể đốt rau sam khô, lấy tro rắc lên chỗ nấm để trị bệnh hiệu quả.
3.4. Chữa bệnh ho gà
Đun sôi hỗn hợp 200ml nước, 30 gram đường phèn và 100 gram rau sam. Đến khi thấy còn khoảng 100ml thì tắt lửa. Ngày uống 3 lần và uống trong vòng 3 ngày liên tiếp là được . Nhưng nếu bị nặng nên uống liên tục trong vòng 1 tuần.
3.5. Trị bệnh trĩ
Lấy rau sam tươi dùng để nấu ăn mỗi ngày. Còn phần nước luộc thì dùng để xông và ngâm trĩ. Bạn thực hiện liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả. Nên thực hiện càng nhanh càng tốt bởi bệnh trĩ không nên để lâu sẽ gây nguy hiểm.
3.6. Chữa lành vết thương
Dùng lá tươi Mã xỉ hiện để đắp vào vết thương sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. Đầu tiên bạn lấy lá rau sam tươi giã nhỏ rồi đắp vào vết thương. Liên tục đắp trong 7 ngày, mỗi ngày thay 1 lần là được.
Vậy bạn đã biết được rau sam kỵ với gì rồi phải không? Đây là loại rau gần gũi và dân dã vô cùng dễ trồng. Bạn sẽ hoàn toàn dễ dàng bổ sung chúng vào bữa ăn của mình. Hi vọng sau khi biết được rau sam kỵ với rau gì bạn sẽ cải thiện được bữa ăn hàng ngày. Qua đó cũng hạn chế được ảnh hưởng của sức khỏe nhé!