[Review Sách] “Ông Già Và Biển Cả”: Tác Phẩm Với Rất Nhiều Bí Ẩn Chưa Được Lý Giải

Đã
bao giờ bạn thất bại chưa? Nếu bạn trả lời là “Không” thì có nghĩa là bạn đang
lừa dối chính bản thân mình và cả những người khác. Thất bại là điều mà ai cũng
mắc phải. Có những người sau khi thất bại thì tuyệt vọng, sợ hãi, hoài nghi về
chính mình. Cũng có những người đứng dậy và tiếp tục bước đi. Đáng khâm phục nhất
của đời người là dám đứng lên sau khi ngã bởi “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại
vĩnh viễn”
. Hành trình theo đuổi khát vọng của ông lão Santiago trong
tác phẩm Ông già và biển cả của nhà
văn Ernest Hemingway sẽ giúp bạn có cái nhìn lạc quan hơn về thất bại cũng như
rút ra nhiều bài học ý nghĩa cho bản thân.

 

Vài
nét về tác giả

Ông
già và biển cả
được viết bởi nhà văn nổi tiếng người Mỹ
mang tên Ernest Hemingway. Ông sống xuyên qua hai cuộc chiến tranh thế giới khủng
khiếp nhất của lịch sử loài người. Những con người như Hemingway được người đời
biết đến như một lớp thế hệ “mất mát”, những người từ chiến trận trở về mang
trong mình tâm trạng chán chường, mệt mỏi, tan vỡ ảo tưởng khi nhận thấy sự phi
lí của chiến tranh đế quốc gây ra. Họ trở về mà chẳng thể nào hòa nhập được với
cuộc sống, mất niềm tin vào cuộc đời, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Đồng thời, sống
trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, chiến tranh xảy ra liên tục, chứng kiến
biết bao thân phận đau khổ, Hemingway càng yêu thương và cảm thông với những
con người chịu số phận bất hạnh như thế. Ông lấy họ làm hình mẫu cho các sáng
tác của mình bởi ông tin rằng: những con người mạnh mẽ ấy có thể bị hủy diệt
nhưng sẽ không bao giờ bị khuất phục.

Nhắc đến Hemingway, người
ta nghĩ ngay đến nguyên lý “tảng băng trôi”. Phát biểu này được biết đến dựa
trên một hiện tượng vật lý, khi một tảng băng trôi trên đại dương thì chỉ có một
phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất. Trong văn học, điều đó có nghĩa là mạch
ngầm văn bản hay những lớp nghĩa bị nhà văn giấu kín, chưa được phô bày ra, đòi
hỏi sự suy ngẫm rất lớn ở bạn đọc. Các tác phẩm của ông rất cô đọng, hàm chứa
nhiều lớp nghĩa, phải đi sâu vào khai phá mới hiểu rõ những gì mà nhà văn muốn
truyền tải. Và tác phẩm Ông già và biển cả
là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.

 


Tác
phẩm Ông già và biển cả

Tác phẩm Ông già và biển cả miêu tả ông lão
Santiago, người theo đuổi khát vọng chinh phục được con cá lớn xứng đáng với
tài nghệ của mình, nhằm khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại. Ông lão kiên trì
liên tục ra khơi suốt tám mươi tư ngày mà chẳng bắt được con cá nào. Không tuyệt
vọng, vững tin vào tay nghề và nghị lực của mình, ngày thứ tám mươi lăm, ông
quyết định đi thật xa, và quả là trời không phụ lòng người, ông đã câu được một
con cá kiếm khổng lồ. Nhưng bi đát thay, con cá lại kéo ông lão ra tận khơi xa.
Dũng cảm chịu đựng và đương đầu với con cá suốt ba ngày hai đêm, cuối cùng ông
đã chính phục và giết chết được nó. Ý chí, nghị lực cùng tay nghề điêu luyện đã
góp phần làm nên chiến thắng ấy. Tuy nhiên, trên đường mang con cá trở về, đàn
cá mập đã xông đến tấn công con cá kiếm. Santiago kiên cường chống trả, nhưng
khi về đến đất liền, ông lão chỉ còn lại bộ xương cá khổng lồ. Dù vậy, ngay khi
hồi sức, ông lão lại nghĩ ngay đến chuyện rèn lại mũi giáo để ra khơi. Câu chuyện
kết thúc chi tiết ông lão nằm ngủ và mơ về những con sư tử.

 

Santiago
– người anh hùng với ý chí kiên cường trước những thử thách của cuộc đời.

Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn
sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi
ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả
hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng
có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa
mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão
đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ
và không hề thất bại.

 

Nhân vật trung tâm của
tác phẩm là ông lão người Cuba, Santiago, người đã cố gắng chiến đấu trong
ba ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng
Lớn khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con
cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về. Những tưởng vận may đã mỉm cười khi ông
có thể thu phục con cá kiếm đẹp nhất trên đời, lũ cá mập lại lao tới rỉa sạch
con cá kiếm duy nhất của ông lão. Ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá
mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được
chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết
thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương cá to đùng. Và đáng buồn thay, khi cuộc hành
trình kết thúc, thành quả duy nhất ông lão thu được chỉ còn là bộ xương vô dụng.

Ở Santiago, ta thấy được
một quyết tâm theo đuổi mục tiêu vô cùng to lớn. Dân làng chài chẳng ai tin ở
ông, chẳng ai hy vọng ở ông, duy chỉ có cậu bé Manolin là cho ông sự tin tưởng
và yêu thương, dù vậy, ông luôn tin vào chính mình. Niềm tin ấy giúp ông có
thêm sức mạnh vượt qua bão tố của biển khơi và cả những cơn bão lòng mỗi khi mệt
mỏi, yếu đuối. Ở cái tuổi 80, độ tuổi theo nhiều người nghĩ thì đó là cái tuổi
gần đất xa trời, cái tuổi mà con người ta cần nghỉ ngơi và an dưỡng tuổi già
thì ông lão Santiago vẫn cứ tiếp tục ra khơi, dù 84 ngày trước đó chẳng câu được
lấy một chú cá nào. Theo ông lão, “có ngốc mới không hy vọng”. Mặc dù chỉ mang
về bộ xương nhưng ông chẳng hề bi quan mà vẫn lạc quan bước tiếp. Khi rời đất
liền ra biển cả bao la, Santiago chẳng hề cô đơn, ông tâm sự với tất cả, làm bạn
với tất cả, “Chẳng ai phải sống cô đơn trên biển cả”. Chiến đấu vất vả mới có
được con cá kiếm, nhưng cuối cùng bao công sức đổ sông đổ bể hết, một bộ xương
mang về thì có nghĩa lí gì? Nhưng dẫu sao, đó cũng là chiến công hiển hách nhất
của ông lão 80, ông vui vì điều đó, ông không hề thất vọng hay bi quan, bởi suy
cho cùng, rồi chúng ta cũng sẽ ngộ ra một chân lý giản đơn rằng: Con người sinh ra không phải để thất bại. Con
người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục.
Chúng ta sinh ra để
làm gì? – To be or not to be? Đó là câu hỏi không chỉ riêng gì Santiago mà cũng
là trăn trở của bao người. Đọc tác phẩm, ta ngộ ra rằng, con người ta phải sống
có niềm tin, phải kiên trì, quyết tâm theo đuổi hành trình của mình. Cuộc sống
như vậy mới thực sự đáng sống.

 

 

Con
cá kiếm – hình tượng cho những ước mơ của con người

Con cá kiếm chính là
thành quả mà ông lão có được sau bao ngày rượt đuổi. Đó là biểu tượng cho khó
khăn của tự nhiên và những giới hạn của con người. Chiến thắng con cá kiếm khổng
lồ đã khẳng định được sức mạnh, trí tuệ con người trong cuộc hành trình chinh
phục tự nhiên, cải tạo thế giới. Con cá kiếm cũng là biểu tượng cho giấc mơ, nó
long lanh, nó đẹp đẽ, nó lấp lánh, nó cuốn hút người ta để con người ta si mê
nó, rồi dùng toàn bộ sức lực để đuổi theo, với một mong muốn duy nhất là chiếm
đoạt được nó. Nhưng hành trình chinh phục con cá kiếm không hề dễ dàng, nó gian
truân, vất vả, bắt người ta vắt kiệt sức để đi tiếp, và đầy rẫy những hiểm
nguy, cạm bẫy, giống như hành trình chinh phục ước mơ vậy. Con đường đi đến ước
mơ chưa bao giờ bằng phẳng, nó gập ghềnh, nó khó khăn, nó đòi hỏi người ta phải
đánh đổi mồ hôi, nước mắt, cho dù con đường có trải đầy hoa hồng thì chắc chắn
máu của kẻ đi qua đã thấm đầy lên những mũi gai ấy.

[…] con cá tung mình lên. Nó nhô
lên bất tận, nước đổ ròng ròng từ hai bên lườn. Thân hình bóng nhẫy trong ánh nắng;
đầu và lưng màu tím sẫm; trong ánh nắng, những đường sọc hai bên mình nó nom đồ
sộ, phớt hồng. Cái kiếm của nó dài bằng cây gậy bóng chày, thon như một lưỡi kiếm;
nó vươn hết độ dài thân mình lên khỏi mặt nước rồi nhẹ nhàng lao xuống như một
tay thợ lặn; lão nom thấy cái đuôi hình lưỡi hái đồ sộ chìm xuống và sợi dây
câu hút theo.

Nó xuất hiện qua những vòng lượn. Nó làm cho lão già Santiago phải mệt
lử, chân tay đau nhức, đầu óc choáng váng. Ông lão rất mệt, nhưng ông cố nén
cơn đau vào trong để tiếp tục chiến đấu. Vẻ đẹp lấp lánh, vây đen có pha sọc
màu tím của nó khiến Santiago phải thán phục: “Tao chưa thấy ai hùng dũng, cao
thượng hơn mày”. Ông phải giết con cá, ông tha thiết cầu khẩn: “Đến đây! Đến
đây để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa.”

Nhưng khi lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước
để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu
loang lổ, thì Santiago lại thấy nuối tiếc. Cái ông nhận được là một cái xác cá,
một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá to mà thôi. Bây
giờ, khi con cá phơi cái bụng trắng hếu của mình lên khỏi mặt nước, nó không
còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy,
nhưng cái vẻ đẹp ấy nó quá trần trụi, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu,
giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng
vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên.

Con cá, biết đâu cũng giống như giấc mơ của mỗi chúng ta. Nhìn từ xa,
nó rất đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng đến khi chạm tay vào rồi mới thấy rằng nó thật
gần gũi, giản đơn. Có chăng chỉ là chúng ta đã đi quá xa để tìm kiếm những ảo mộng,
mà không suy xét, lường trước đến giá trị thật sự của những ước mơ đầy vẻ cao
xa, huyền bí đó. Hoặc cũng có thể, cuộc đời là một giấc mơ không hồi kết, con
người thấy không bao giờ là đủ, mà lúc nào cũng muốn đi đến những chân trời xa
hơn, hào nhoáng hơn, đáng khát vọng hơn.

 

Đàn cá mập – những khó khăn của cuộc sống

 

 

Mọi chuyện tưởng như đã đâu vào đấy, Santiago kiêu hãnh trở về làng với
chiến lợi phẩm trong tay. Nhưng đâu có dễ dàng như thế. Đàn cá mập xuất hiện
hay chính là những khó khăn lại ập đến, ra sức nhấn chìm ông lão gầy còm kia.
Đàn cá ấy còn là biểu tượng cho giai cấp tư sản, cho những người có quyền lực
trong xã hội bóc lột sức lao động của những người dân nghèo một cách vô lý. Với
nhiều người, việc ông lão đã phải dành biết bao tâm sức để hạ gục được con cá
kiếm quả là đáng khâm phục. Nhưng họ thắc mắc tại sao tác giả lại bất công với
nhân vật của mình như vậy? Sao không để câu chuyện có một kết thúc êm đẹp với
việc ông lão trở về trong sự ngỡ ngàng, thán phục của dân làng? Việc Hemingway
để cho đàn cá mập đói khát ăn hết con cá của Santiago là một hành động nhẫn
tâm. Nhưng cuộc sống là vậy đấy, đâu thể nào cứ đẹp mãi như những câu chuyện cổ
tích. Phải, hành động đó rất tàn nhẫn, ông lão Santiago đã rất vất vả để có được
con cá kiếm đó, nhưng vậy mới là cuộc sống. Có những khi ta tưởng ta đã nắm được
ước mơ của bản thân trong lòng bàn tay, nhưng những thế lực bên ngoài, những cá
mập, những con sói đói kia sẽ chỉ chực thời cơ đó nhảy xổ vào, không ngần ngại
mà giật nó khỏi tay ta. Với những lần thất bại đó, có kẻ thì gục ngã, có người lại
dùng nó như một động lực để thúc đẩy bản thân với ý nghĩ “Lần này nhất định sẽ
làm được”. Và thử hỏi nếu
ông lão mang về một con cá nguyên vẹn, thì những người dân chài đâu thể biết được
rằng ông đã phải chiến đấu với bầy cá mập hung hãn để giành lại được. Có thể
khi ta thất bại, cái ta cần sẽ tuột khỏi tay, nhưng thứ đến với ta lại quý giá
hơn nhiều, đó chính là sự thừa nhận của xã hội đối với nỗ lực mà ta đã bỏ ra.

 

Lời
kết:

Chỉ với một câu chuyện dài 123 trang về chuyến đánh cá của một ông lão,
Ernest Hemingway đã mang đến cho chúng ta một bức tranh của hiện thực, trần trụi
đến phũ phàng, nhưng lại cũng đầy tính nhân văn. Tác phẩm khép lại sau
hơn 100 trang sách nhưng những ý nghĩa biểu tượng của nó không dễ gì mà hiểu hết
được. Hãy thử đọc và ngẫm, biết đâu bạn sẽ tìm ra những ý nghĩa thú vị hơn nhiều
đấy.

 

Review chi tiết bởi Kim Chi – Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin
thú vị về sách tại link: Bookademy

Đăng
ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

—————————-

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí – Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,133 người xem

Rate this post

Viết một bình luận