Trong nhiều bài viết trên trang web này, vaseline được nhắc tới như là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da (khóa ẩm). Nó nổi tiếng là một thành phần rẻ tiền nhưng cực kỳ đa năng và hữu dụng nhờ khả năng dưỡng ẩm mạnh mẽ cũng như làm lành vết thương nhanh chóng.
Vaseline là một thành phần rẻ tiền nhưng cực kỳ đa năng.
Thật vậy! Khả năng dưỡng ẩm của vaseline thuộc hàng top. Nó cùng với aquaphor luôn là “đại diện” cho hệ Occlusives – 1 trong 3 nhóm dưỡng ẩm hàng đầu (2 nhóm còn lại là Emollients và Humectants).
Bên cạnh những câu hỏi như: “Vaseline có làm tắc lỗ chân lông không?”, “vaseline có gây mụn không?” thì dạo gần đây, mình nhận được 1 câu hỏi khá thú vị khác: “Liệu có thể dùng vaseline thay thế cho kem dưỡng ẩm ban đêm?” (cũng dễ hiểu thôi! Chẳng ai muốn một cái mặt đầy dầu mỡ vào ban ngày cả!!!). Bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn có được câu trả lời cho những thắc mắc trên.
1. Các nhóm chất dưỡng ẩm:
Phần này sẽ cho bạn biết Vaseline nằm ở đâu trên “bản đồ chất dưỡng ẩm”, yên tâm đi, mình sẽ ngắn gọn nhất có thể!!!
Vaseline và Aquaphor là 2 đại diện tiêu biểu nhất của hệ Occlusives.
Có 3 kiểu dưỡng ẩm:
1. Emollients (chất làm mềm da)
Đó là các loại cồn béo, sáp và dầu thực vật, được coi là chất làm mềm. Chúng sẽ lấp đầy vào các rãnh khô nứt trên bề mặt da để làm cho da mềm mại hơn.
Các Emollients không thực sự có nhiều tác dụng trong việc cấp ẩm cho da, chúng chỉ được coi là giải pháp tình thế để da trở nên mềm mại hơn khi mất nước. Đó là lý do tại sao cảm giác “căng” da sẽ biến mất ngay khi thoa những loại kem chứa dầu và sáp lên đó.
2. Occlusives (chất khóa ẩm)
Nhân vật chính của chúng ta – Vaseline và Aquaphor thuộc nhóm này. Cũng giống như chất làm mềm da Emollients, chất khóa ẩm Occlusives không hề thấm vào da. Thay vào đó, chúng ở trên bề mặt da và tạo thành 1 lớp màng ngăn ngừa sự thoát hơi nước qua biểu bì, từ đó giúp da giữ lại nước và không bị khô.
Nhân vật chính của chúng ta -vàthuộc nhóm này. Cũng giống như chất làm mềm da, chất khóa ẩmkhông hề thấm vào da. Thay vào đó, chúng ở trên bề mặt da và tạo thành 1 lớp màng ngăn ngừa sự thoát hơi nước qua biểu bì, từ đó giúp da giữ lại nước và không bị khô.
3. Humectants (chất giữ ẩm)
Các Humectants được coi là tiêu biểu nhất và đúng nghĩa nhất của một chất dưỡng ẩm. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì nhưng theo cách khác với chất khóa ẩm Occlusives ở trên. Thay vì bịt kín bề mặt da để ngăn thoát nước thì các Humectants sẽ hút nước từ môi trường và lớp hạ bì lên trên bề mặt da.
Các humectants nổi bật là: Hyaluronic acid, glycerin, propylene glycol…
2. Vaseline là gì?
Vaseline chính là dầu mỏ (bạn không nghe nhầm đâu), câu chuyện bắt đầu khá hoang đường khi vào giữa những năm 1800, một nhóm công nhân khoan dầu phát hiện một chất nhờn trắng bắn lên từ giàn khoan của họ, mặc dù nó gây cản trở công việc nhưng khi bôi lên da, chất nhờn có khả năng làm mềm, dưỡng ẩm đồng thời chữa lành các vết thương một cách thần kỳ =)) Và họ gọi nó là xăng trắng (white petrolatum).
Các đặc tính của white petrolatum được lan truyền rộng rãi khiến nó nhanh chóng trở thành 1 thứ không thể thiếu trong các gia đình Mỹ.
Nắm bắt cơ hội này, năm 1872, Robert Chesebrough đã đăng ký bằng sáng chế một loại sáp có khả năng dưỡng ẩm tốt (gọi là Petrolatum Jelly), thành phần chính là White Petrolatum được lọc tinh khiết 3 lần và thương mại hóa với tên gọi “Vaseline” – cái tên Vaseline xuất hiện từ đây.
Những ngày đầu của Vaseline…
Vaseline được sản xuất và phân phối bởi công ty của Chesebrough cho đến khi được Unilever mua lại vào năm 1987.
3. Các tác dụng của Vaseline:
“DƯỠNG ẨM LÀ CHÌA KHÓA CHO MỌI VẤN ĐỀ VỀ DA” – triết lý này luôn luôn đúng!! Bởi vậy, mặc dù có tuổi đời gần 200 năm, nhưng Vaseline với khả năng dưỡng ẩm mạnh, người ta càng ngày càng tìm ra các tác dụng và lợi ích mới của nó.
Giá bán: 70.000 VND / hũ 100 mL
Mua chính hãng tại Shopee
1. Dưỡng ẩm cho da mặt, da tay, v..v..
Tác dụng “kinh điển” nhất của vaseline, đương nhiên rồi, đó là dưỡng ẩm. Ở cái thời mà các Humectants vẫn chưa được tìm ra thì Vaseline được coi là cứu cánh duy nhất cho các trường hợp khô da và nứt nẻ, đặc biệt ở các vùng có khí hậu lạnh.
Ngày nay, khi nhiều hợp chất và cơ chế dưỡng ẩm ưu việt hơn được “đưa ra ánh sáng” nhưng vaseline vẫn không bị lỗi thời bởi các tác dụng không thể thay thế như:
- Nứt gót chân: Ngâm chân vào nước ấm có pha thêm chút muối. Lau thật khô chân, thoa vaseline vào rồi đi tất cotton sạch.
- Chống chai tay khi lao động, tập gym: Sau khi rửa sạch và lau khô tay, bôi 1 ít vaseline rồi đeo 1 đôi gang tay để khóa ẩm.
- Môi nứt nẻ: Sử dụng đơn giản như son môi thôi!!!
Vaseline là cách hữu hiệu nhất trị nứt nẻ cho những vùng da dày như gót chân.
Đặc biệt, vaseline ít gây kích ứng hơn hầu hết các loại kem dưỡng khác nên có thể dùng cho cả những vùng da mỏng nhất như mí mắt. Nếu mí mắt bị khô hoặc bong tróc, hãy thoa 1 ít vaseline để giữ ẩm và bảo vệ. Muốn có kết quả tốt nhất, hãy thoa nó khi da còn ẩm.
Vaseline có thể dùng an toàn cho những vùng da mỏng như mí mắt.
2. Chữa lành vết thương và bỏng da nhẹ.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng chữa lành vết thương của Vaseline dựa trên cơ chế dưỡng ẩm (
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng chữa lành vết thương của Vaseline dựa trên cơ chế dưỡng ẩm ( xem nghiên cứu tại đây ).
Đối với những vết thương nhỏ như đứt tay, trầy xước, vết bỏng… hãy thoa vaseline lên để dưỡng ẩm, cách này sẽ giúp ngăn hình thành vảy khiến các vết thương mau lành và không để lại sẹo.
Vaseline là liệu pháp tiêu chuẩn nhất trong xử lí vết thương và tránh sẹo.
Tuy nhiên, cần lưu ý sát trùng vết thương sạch sẽ và thường xuyên để tránh vi khuẩn mắc kẹt bên trong gây nhiễm trùng.
Ngày nay, nhiều thành phần chữa lành vết thương và liền sẹo khác được giới thiệu (ví dụ như chiết xuất hành tây hiruscar) nhưng nhìn chung vẫn chủ yếu dựa vào cơ chế dưỡng ẩm – mà Vaseline đã là “tượng đài” khó có thể thay thế. Nhiều nghiên cứu khoa học lấy Vaseline ra để so sánh hiệu quả với các hợp chất tiềm năng mà họ tìm được, mặc dù các kết quả nhận được khác nhau nhưng hầu hết đều đồng thuận: “Vaseline là liệu pháp tiêu chuẩn nhất trong xử lý vết thương và tránh sẹo” (1 , 2 , 3).
3. Ngăn ngừa Chafing
Chafing là gì? Đã đến lúc bạn làm quen với thuật ngữ này. Đó là tình trạng da bị cọ sát với nhau hoặc với quần áo dẫn tới những kích ứng phồng rộp, đau rát. Mặc dù nó xảy ra khá thường xuyên nhưng thường bị bỏ quả bởi 1 phần chúng ta cũng không biết phải diễn tả nó như nào >.< Bây giờ thì bạn biết rồi đấy – nó là Chafing 😀
Khi bị Chafing như thế này, dùng vaseline là hợp lý và hiệu quả nhất.
Vaseline được khuyến nghị bôi lên những vùng da thường xuyên bị ma sát, phồng rộp như bàn chân, đùi, đầu gối… khi lao động hoặc chơi thể thao giúp ngăn ngừa chafing hiệu quả.
4. Trị hăm tã
Cách tốt nhất để chống hăm tã là giữ cho da của bé khô và sạch nhất có thể. Có vẻ như “sự ẩm ướt” của vaseline sẽ không phải là lựa chọn tốt để chống hăm. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học này đã cho thấy điều ngược lại, nhóm trẻ sơ sinh được bôi vaseline có tỉ lệ hăm thấp hơn hẳn nhóm trẻ không được bôi. Điều này được giải thích là do vaseline đã tạo 1 hàng rào bảo vệ ngăn da tiếp xúc với độ ẩm bên ngoài một cách thường xuyên.
Ngoài tác dụng ngăn ngừa, vaseline còn có thể trị hăm. Nếu bé bị phát ban hăm đỏ, hãy làm sạch da và bôi vaseline cho bé trong mỗi lần thay tã, phát ban sẽ hết sau khoảng 3 – 4 ngày. Trong trường hợp hăm vẫn kéo dài, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để có giải pháp thích hợp.
5. Dưỡng ẩm móng tay, móng chân
Nếu bạn thường xuyên đi làm móng, hãy thoa vaseline lên móng và giữa các lớp sơn đánh bóng. Cách này làm giảm độ giòn, giúp móng trở nên dẻo dai và không bị gãy. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy dùng nó khi móng còn ẩm (ví dụ như khi vừa rửa tay hoặc vừa tắm xong).
Dưỡng ẩm móng tay với vaseline khiến móng dẻo dai và khó bị gãy.
6. Giữ hương nước hoa
Cái này đến từ kinh nghiệm cá nhân của mình!! Sử dụng vaseline làm lớp nền cho nước hoa giúp hương thơm lưu lâu hơn hẳn. Cách này chỉ nên áp dụng cho vùng cổ tay thôi nha, không nên dùng lên vùng cổ vì vaseline có thể gây ố quần áo.
3. Vaseline KHÔNG có tác dụng dưỡng lông mi dài ra?
Mặc dù vaseline có nhiều công dụng thật nhưng nó không phải là “đấng toàn năng” có thể làm được mọi thứ. Và không biết từ đâu, mọi người (kể cả một số trang blog uy tín tại Việt Nam) đồn nhau rằng: “Vaseline giúp lông mi mọc dài ra ??!!??” – một tác dụng mà nó không có!!!
Vaseline không có tác dụng dưỡng dài mi như mọi người vẫn lầm tưởng.
Xin nhấn mạnh 1 lần nữa: Vaseline không hề có tác dụng dưỡng dài mi như những lầm tưởng lâu nay. Cách đây khá lâu mình đã viết 1 bài về vấn đề này, đọc nếu bạn muốn biết lý do: tại sao vaseline không thể giúp lông mi dài ra.
5. Vaseline có làm tắc lỗ chân lông và gây mụn không?
Bên cạnh lầm tưởng về tác dụng của vaseline với lông mi ở trên thì có 1 quan điểm sai lầm khác còn phổ biến hơn cả đó là: Vaseline làm tắc lỗ chân lông, gây nổi mụn!!!
Cũng dễ hiểu, bởi cảm quan của chúng ta về một chất “dầu mỡ” khó chịu ở trên da luôn là tắc nghẽn. Nhưng khoa học đã chứng minh các phân tử vaseline (hay petrolatum jelly) chỉ nằm trên da, chúng quá lớn để có thể đi vào lỗ chân lông và gây bít tắc. (Xem nghiên cứu tại đây)
Vaseline không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn, bởi các phân tử của chúng quá lớn để có thể làm bít tắc lỗ chân lông.
Bất chấp các bằng chứng khoa học, nhiều người sử dụng vaseline chia sẻ rằng mụn của họ bắt đầu nổi nhiều hơn !!??
Và khoa học thì không thể sai được!! Điều này đã được giải thích như sau: Bên cạch bít tắc thì còn nhiều nguyên nhân gây mụn khác, trong trường hợp này là vi khuẩn và bã nhờn. Việc thoa vaseline lên vùng da chưa được rửa sạch sẽ tạo lớp màng nhốt vi khuẩn cũng như cặn bẩn bên dưới, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển (đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí như P.acne).
Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da trước khi bôi vaseline và tránh dùng nó trên những vùng đang nổi mụn.
6. Có nên sử dụng vaseline như kem dưỡng ẩm ban đêm không?
Phần chính được mong chờ nhất của bài viết này: “LIỆU CÓ THỂ DÙNG VASELINE NHƯ LÀ KEM DƯỠNG ẨM BAN ĐÊM HAY KHÔNG?” – Lúc trước mình cũng đã từng có ý tưởng này, và gần đây khi nhận được một số câu hỏi tương tự, mình mới bắt đầu xem xét nó một cách nghiêm túc!!
Vaseline có vẻ đầy hứa hẹn để thay thế kem dưỡng ẩm vì các lý do: nó rẻ tiền, dễ tiếp cận, dưỡng ẩm mạnh, không gây mụn..v..v..
Mình chưa từng dùng nó cho mục đích này và cũng không muốn trở thành “chuột bạch” nên đã thử tìm kiếm một lượt trên các trang mạng, hóa ra cũng có rất nhiều “ý tưởng lớn gặp nhau”…
Mọi thứ có vẻ khả quan khi nhiều bài thảo luận trên reddit, đặc biệt là r/AsianBeauty và r/SkincareAdearch chia sẻ rằng: Họ đã sử dụng vaseline trước khi đi ngủ, nó thực sự hoạt động như kem dưỡng ẩm, sự khác biệt đến ngay lập tức trong buổi sáng đầu tiên! Khi thức dậy làn da mềm mại, mịn màng và hồi phục nhanh hơn sau kích ứng, mẩn đỏ… ( thảo luận 1 , thảo luận 2 )
Sự khác biệt sau 1 đêm sử dụng vaseline được một bạn chia sẻ trên reddit.
Mình đã rất háo hức được thử để xem liệu nó có hoạt động hiệu quả hay không!
Đêm đầu tiên, mình ghét nó!!! Vaseline không thấm vào da như những kem dưỡng ẩm thông thường mà tạo một lớp màng “nhớp nháp” khiến mình phải thực sự chú ý không nằm nghiêng để tránh làm bẩn gối 🙁
Vaseline không thấm vào da, tạo thành 1 lớp màng khá nặng và ẩm ướt.
Ở góc độ cá nhân, mình thích những loại dưỡng ẩm thấm sâu hơn nhưng nhìn chung vaseline cũng không hẳn là quá tệ, có thể tạm hài lòng bởi ít nhất nó cũng làm tốt công việc khóa ẩm khi cảm giác nó đang thực sự “niêm phong” hoàn toàn sự thoát hơi nước.
Buổi sáng thức dậy, “lớp màng nhớp nháp” đã biến mất – cũng chẳng biết nó đã đi đâu, có thể đã bị pha loãng độ ẩm trên da hoặc cũng có thể chiếc gối đã thành cái khăn lau bất đắc dĩ ^^!
Nhưng bỏ qua cái màng nhầy đi, Wow!!! kết quả mình nhận được khá ấn tượng. Da không hề cảm thấy khô, rõ ràng không có độ ẩm nào bị mất đêm qua cả, da sạch và ngậm nước hơn đáng kể. Sau khi rửa mặt và lau khô, cảm giác “ẩm ướt, mềm mại” vẫn còn thật sự rất dễ chịu!!!
Nhưng tại sao mình lại ngưng sử dụng Vaseline??
Kết quả trên khiến mình định dùng nó mỗi tối thay cho kem dưỡng ẩm, nhưng chỉ vài ngày sau, tất cả đã phải dừng lại!!
Đúng là dưỡng ẩm Ok thật đấy, nhưng vaseline thực sự có một vài vấn đề khiến mình khó có thể tiếp tục duy trì nó.
Đầu tiên, trên trán mình xuất hiện 2 nốt mụn nhỏ! Nhưng mà đợi đã! Chẳng phải phía trên khoa học đã chứng minh vaseline không gây mụn rồi sao?? Uhm, Đây chắc chắn không phải là lỗi của vaseline bởi mụn chỉ nổi ở 1 chỗ.
Theo thói quen chăm sóc da của mình thì thông thường mụn sẽ biến mất sau khoảng 2 ngày, nhưng dường như vaseline đã làm trầm trọng thêm tình trạng và khiến mụn có vẻ lan rộng ra thêm.
Thứ hai, sau vài ngày sử dụng, da có cảm giác khô hơn!! Mặc dù Vaseline khóa gần như hoàn toàn việc thoát hơi nước qua biểu bì nhưng đồng thời nó cũng ngăn cản sự hấp thu độ ẩm từ môi trường vào da. Hơn nữa, da chúng ta luôn có cơ chế “tự điều chỉnh”, nghĩa là khi độ ẩm trên da quá cao, nó bắt đầu hạn chế thoát hơi nước lại khiến da trở nên khô. (Ngược với kiểu khi trời oi bức, da khô thì cơ thể điều chỉnh để tiết nhiều mồ hôi hơn vậy!!)
Lời khuyên của mình:
Các nhược điểm của Vaseline là quá nhiều để có thể trở thành 1 kem dưỡng ẩm ban đêm đúng nghĩa.
Theo mình, nó chỉ phù hợp cho những bạn có làn da cực kỳ khô và không có mụn. Còn những ai không thuộc type da này thì tốt nhất vẫn nên sử dụng những loại dưỡng ẩm Humectants trước (CeraVe chẳng hạn!! Đọc thêm: Hướng dẫn chọn kem dưỡng ẩm CeraVe), rồi mới thoa vaseline như là bước cuối cùng để khóa ẩm.
Dùng kem dưỡng ẩm CeraVe trước rồi mới thoa vaseline khóa ẩm.
Bằng cách này sẽ hạn chế sự tiếp xúc của vaseline với mụn, tránh làm trầm trọng thêm vấn đề. Đồng thời, dưỡng ẩm loại humectants sẽ thực hiện hút nước từ lớp hạ bì lên trên bề mặt da, phần nào chống lại sự mất nước do cơ chế tự điều chỉnh gây ra.
7. Tổng kết.
Với khả năng dưỡng ẩm mạnh và lành tính thì vaseline hoàn toàn có thể dùng được như là 1 kem dưỡng ẩm ban đêm. Tuy nhiên mình không nghĩ đây là lựa chọn tốt nhất!!
Bởi mặc dù không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn nhưng nó cũng không “vô can” khi tạo lớp màng nhốt hoàn toàn vi khuẩn ở bên dưới. Sẽ khá là “thảm họa” nếu bạn quên không vệ sinh sạch sẽ vùng bôi hoặc da đang nổi mụn 🙁
Hơn nữa, bản chất vaseline là dầu mỏ, nó không thấm qua da nên finish không thật sự thoải mái. Ohh!! Chẳng ai thích sự “nhầy nhụa, nhớp nháp” của dầu mỡ cả, trừ khi bạn là 1 con ốc sên =))
Chính vì vậy, vaseline chỉ thích hợp cho những bạn có da cực kỳ khô và không dễ nổi mụn. Còn không, vẫn hợp lý hơn là sử dụng các kem dưỡng ẩm humectants trước rồi mới dùng vaseline để khóa ẩm sau cùng.
Sau bài này, nhiều bạn “vỡ mộng” việc có thể tiết kiệm kha khá tiền nếu dùng vaseline thay kem dưỡng ẩm!! Nhưng không sao, với hàng tá tác dụng nêu ở trên, vaseline vẫn là thành phần cực kỳ hữu ích và xứng đáng có 1 slot trong tủ đồ skincare.
Bài viết này hữu ích không?
[REVIEW] Vaseline – Có thể sử dụng như kem dưỡng ẩm ban đêm không?