Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng mà nhiều bà mẹ gặp phải. Nhiều mẹ sau sinh không biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng tới tâm lý cũng như quá trình chăm sóc con nhỏ không?
– Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt khác thường:
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là số ngày ra kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 đến 32 ngày. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện là từ 3 đến 7 ngày tùy vào cơ địa từng người. Bởi thế, những người có chu kỳ ít hơn 28 hoặc hơn 32 ngày thì thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày thì đó là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.
Kinh nguyệt không đều là biểu hiện đầu tiên của rối loạn kinh nguyệt sau sinh
– Máu kinh bị vón cục, có màu sắc khác thường:
Thông thường, máu kinh có màu đỏ đậm hơi ngả nâu nhật. Sự thay đổi màu sắc và kết cấu của máu kinh là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt. Bởi thế, phụ nữ sau khi sinh cũng có thể gặp phải tình trạng máu kinh vón cục và có màu sắc khác thường như màu nâu, đen, hồng nhật…
-
Vô kinh: là hiện tượng phụ nữ sau sinh không có kinh liên tục trong vòng 3 tháng.
-
Rong kinh: rong kinh là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
-
Thiểu kinh: số ngày hành kinh dưới 2 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml/ kỳ
-
Cường kinh/băng kinh: lượng máu kinh ra nhiều bất thường.
Một số dấu hiệu khác: còn gây ra một số triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, người mệt mỏi, ngất xỉu…. trước và trong thời gian hành kinh.
2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh:
Sau khi sinh là thời điểm tương đối nhạy cảm, cả thể chất lẫn tinh thần của nữ giới đều chưa thực sự ổn định. Bởi thế, phụ nữ sau sinh dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh:
-
Ảnh hưởng của hormone sản xuất sữa mẹ:
Hormone prolactin được sản xuất mạnh vào giai đoạn sau sinh từ tế bào lactotroph ở tuyến yên và chịu trách nhiệm kích thích tuyến vú sản sinh sữa mẹ. Tuy nhiên, hormone prolactin có thể ức chế hoạt động phóng thích estrogen của nang noãn. Estrogen suy giảm đồng nghĩa với việc sụt giảm hormone LH làm gián đoạn quá trình rụng trứng và gây ra rối loạn kinh nguyệt. Thực tế cho thấy, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thường có kinh nguyệt không đều trong 1 – 2 năm đầu tiên.
Chính vì vậy, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt cao hơn so với phụ nữ nuôi con bằng sữa công thức. Tuy nhiê khi ngưng cho trẻ bú. lượng hormone prolactin và estrogen sẽ tự điều hòa và trở lại mức cân bằng mà không cần can thiệp y tế.
-
Hormone chưa ổn định:
Kinh nguyệt bị chi phối bởi hoạt động của buồng trứng – tuyến yên – vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi chịu trách nghiệm giải phóng Gn-RH – hormone kích thích tuyến yên phóng thích FSH và LH. FSH làm tăng kích thước và giúp nang noãn ở buồng trứng phát triển. Nang noãn sản xuất estrogen, sau đó hormone này kích thích sự tăng trưởng của niêm mạc tử cung. Khi các nang noãn trưởng thành sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Lúc này, lượng progesterone và estrogen có xu hướng sụt giảm đột ngột dẫn đến hiện tượng bong niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc bị bong cùng với nang noãn không được thụ tinh sẽ bị đào thải qua âm đạo (kinh nguyệt).
Tuy nhiên ở phụ nữ sau sinh, lượng hormone trong cơ thể thường chưa ổn định. Chính vì vậy, cơ chế rụng trứng có thể bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng vòng kinh không đều, vô kinh, thiểu kinh hoặc cường kinh.
-
Giờ giấc sinh hoạt không ổn định:
Sau khi sinh, giờ giấc sinh hoạt của mẹ sau sinh có thể bị rối loạn do ảnh hưởng của việc chăm sóc con cái. Việc thức giấc giữa đêm, thiếu ngủ có thể gây suy nhược cơ thể và căng thẳng thần kinh. Những yếu tố này tác động đến hệ thống thần kinh trung ương và vô tình ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
-
Nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân trên thì phụ nữ sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
– Rối loạn ăn uống: Thói quen ăn uống quá mức hoặc lười ăn cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Rối loạn ăn uống khiến thể trạng sụt hoặc tăng cân đột ngột, cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng cần thiết và dễ bị thống kinh hoặc vô kinh.
– Ảnh hưởng của chứng trầm cảm sau sinh: là bệnh tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Bệnh lý này xảy ra khi hoạt động của não bộ bị rối loạn dẫn đến những biến đổi bất thường trong hành vi và suy ngĩ. Trầm cảm sau sinh có thể biểu hiện qua tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém….
– Biểu hiện của một số bệnh lý: do ảnh hưởng của bệnh rối loạn tuyến giáp, hội chứng u năng buồng trứng, u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
3. Khi nào thì cần gặp bác sĩ khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị rối loạn vào những thời điểm cơ thể có nhiều sự thay đổi như: giảm cân, thức khuya, tiền mãn kinh, sau sinh… Tình trạng này có thể tự điều chỉnh sau một khoảng thời gian nhất định mà không cần can thiệp.
Chính vì thế rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sau khoảng vài tháng đến một năm thì các triệu chứng này có xu hướng giảm dần và biến mất hoàn toàn. Đối với những trường hợp chủ động thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, rối loạn kinh nguyệt có thể thuyên giảm chỉ sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt sau sinh cũng có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh có thể là biểu hiện của u xơ tử cung
Nếu có những dấu hiệu sau thì nên cần gặp bác sĩ:
-
Thời gian hành kinh kéo dài hơn 10 ngày, lượng máu kinh ra nhiều bất thường.
-
Vùng kín ngứa ngáy hoặc chảy máu bất thường
-
Máu kinh có màu sẫm, nhiều cục máu đông, mùi hôi tanh hoặc có kèm mủ
-
Khí hư ra nhiều, mùi hôi và khó chịu
-
Đau bụng dưới dữ dội
-
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài hơn 1 năm
4. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh an toàn:
Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe, phụ nữ sau khi sinh mổ và sinh thường có thể áp dụng một số biện pháp an toàn sau:
– Chế độ ăn uống khoa học:
Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh:
-
Bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ loại đậu này vào chế độ dinh dưỡng. Isoflavone trong đậu nành được ví như “estrogen” tự nhiên có khả năng ổn định nội tiết tố, duy trì vóc dáng, làn da của phái nữ và hỗ trợ cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt.
-
Cung cấp các nhóm thực phẩm lành mạnh như sữa, ngũ cốc, sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản,… Các loại thực phẩm này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm mệt mỏi và phục hồi thể trạng.
-
Phụ nữ sau khi sinh nên tập trung vào các chất chống oxy hóa và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C . Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm căng thẳng và chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Trong khi đó, các chất chống oxy hóa tác dụng bảo vệ tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ hoạt động của não bộ.
-
Nên ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh ăn quá đói hoặc quá no. Tăng cân hoặc sụt cân đột ngột đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng.
-
Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị. Bên cạnh đó, cần hạn chế dùng rượu bia, cà phê, trà đặc và các loại thức uống chứa cồn khác.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều hòa hormone estrogen, chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức đề kháng và giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng – đặc biệt là đối với phụ nữ sinh mổ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe của nữ giới
– Thời gian biểu sinh hoạt hợp lý:
Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt là biện pháp cần thiết nhằm cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học còn giúp phụ nữ sau sinh hạn chế tình trạng mất ngủ và giảm nguy cơ trầm cảm.
Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh:
-
Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với bạn đời và người thân trong gia đình.
-
Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh tình trạng thiếu ngủ và suy nhược.
-
Giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động như nghe nhạc, nghỉ ngơi, đọc sách, chăm sóc da, chơi với thú cưng và trò chuyện với các thành viên trong gia đình.
-
Sau khi sinh khoảng 1 – 2 tháng, nữ giới nên tập các bộ môn có cường độ nhẹ như đi bộ hoặc yoga. Tập thể dục không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp, phục hồi thể trạng mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh.
-
Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá.
-
Nếu có vấn đề lo lắng, nên chia sẻ với bạn bè hoặc người thân. Trong trường hợp xuất hiện những hành vi và suy nghĩ bất thường, cần tìm gặp bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Sản của bệnh viện đa khoa Bảo Sơn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Hi vọng đã giúp cho các bà mẹ ổn định về tâm lý và biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ khám phụ khoa tại bệnh viện, quý khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.