Tình trạng rụng tóc do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do quy trình lão hóa tự nhiên, do căng thẳng, do bệnh lý,… Bên cạnh đó thiếu chất cũng chính là lý do khiến mái tóc của bạn ngày càng thưa mỏng. Vậy rụng tóc nhiều là thiếu chất gì, cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.
05/11/2020 | Rụng tóc nhiều ở nam giới: Dấu hiệu bệnh tật không thể chủ quan
04/11/2020 | Mách bạn cách trị rụng tóc nhiều hiệu quả và nhanh chóng
05/09/2020 | Một số nguyên nhân rụng tóc thường gặp và cách hạn chế
06/07/2020 | Nguyên nhân rụng tóc và cách điều trị hiệu quả
1. Bạn có biết rụng tóc nhiều là thiếu chất gì?
Rụng tóc sinh lý là cách cơ thể loại bỏ những sợi tóc đã bị già và yếu, thay vào đó là những tóc mới khỏe mạnh. Nhưng rụng tóc do thiếu chất chính là hiện tượng tóc rụng quá nhiều, có thể lên tới hơn 100 sợi mỗi ngày, khiến cho mái tóc của bạn ngày càng thưa mỏng, mất thẩm mỹ. Tình trạng này được gọi là rụng tóc bệnh lý.
Nên ăn các loại thịt để bổ sung protein
Bạn cần hiểu rằng, tóc cũng không khác với các cơ quan trong cơ thể. Nó cũng cần dinh dưỡng để phát triển. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị hư tổn và dẫn đến gãy rụng. Càng để lâu, tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng.
Hiện tượng tóc rụng quá nhiều có thể do thiếu những chất dinh dưỡng dưới đây:
1.1. Protein
Protein hóa sừng được cho là thành phần chính cấu tạo nên tóc và cũng là tiền chất giúp sản sinh ra Collagen – yếu tố giúp tóc luôn chắc, khỏe và dẻo dai. Khi thiếu hụt Protein, mái tóc của bạn sẽ trở nên khô rối và rất dễ gãy rụng.
1.2. Vitamin
Các nhóm vitamin đều rất tốt đối với tóc. Vai trò của nó là giúp tóc phát triển và khỏe mạnh hơn.
Bổ sung các loại vitamin
Trong đó:
Vitamin C có nhiệm vụ tiêu diệt gốc tự do đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi không được cung cấp đủ loại vitamin này, tóc sẽ trở nên yếu ớt, dễ gãy bởi những tác hại từ môi trường.
Vitamin E: Giúp tóc và da có thể giữ được độ ẩm. Khi thiếu vitamin E, tóc và da sẽ bị khô và dễ hư tổn.
Vitamin A: Rất cần thiết để các tế bào tóc sinh trưởng và phát triển.
Vitamin B, nhất là vitamin B7, vitamin B6. Trong đó, Vitamin B7 góp sức trong quá trình cấu tạo nang tóc giúp tóc chắc khỏe, còn vitamin B6 có nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra ở nang tóc.
1.3. Khoáng chất
Khoáng chất cũng rất cần thiết đối với mái tóc của bạn. Cụ thể:
Kẽm: Đóng vai trò quan trọng khi tổng hợp protein và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ DHT (dihydrotestosterone) và gây rụng tóc ở cả hai giới.
Sắt: Có chức năng quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu, giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến tóc được diễn ra nhịp nhàng. Thiếu sắt khiếm giảm hồng cầu và đương nhiên tóc sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Silica: Khi cơ thể không được cung cấp đủ silica sẽ dẫn đến tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng, từ đó có những tác động xấu đến mái tóc.
Selen: Có nhiệm vụ bài tiết các kim loại nặng đồng thời chống oxy hóa giúp nang tóc tránh khỏi những tác động xấu của gốc tự do.
Sulfur: Đây là một thành phần cấu tạo keratin của tóc, có tác dụng nuôi dưỡng và giúp tóc dài nhanh hơn. Nếu thiếu nó, tóc sẽ rất lâu dài và yếu hơn bình thường.
Nên ăn nhiều tôm để bổ sung canxi, giúp tóc chắc khỏe
Canxi: Đây là dưỡng chất không chỉ tốt cho xương khớp mà cũng rất quan trọng đối với mái tóc. Những người thiếu canxi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh sẽ rất dễ bị rụng tóc.
1.4. Thiếu Omega 3
Chất axit béo này có trong nhiều loại thực phẩm. Nhiệm vụ của nó là duy trì độ mượt mà cho mái tóc. Nếu thiếu omega 3, tóc của bạn sẽ bị xơ rối, khô và dễ hư tổn.
2. Cách bổ sung dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe
Nếu bị rụng tóc bất thường, việc đầu tiên là bạn nên đi thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác. Từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Trong trường hợp, nguyên nhân rụng tóc là do thiếu dưỡng chất cần thiết thì bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng theo những hướng dẫn dưới đây để lấy lại vẻ đẹp chắc khỏe cho mái tóc.
Lưu ý, có nhiều cách để bổ sung dinh dưỡng, có thể bổ sung qua chế độ ăn uống, dùng mặt nạ dưỡng tóc hoặc dùng các viên uống hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ:
2.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất
Một số thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng gãy rụng tóc bao gồm:
Thực phẩm có chứa nhiều protein, chẳng hạn như trứng, phô mai, sữa, các loại cá, tôm, các loại thịt, các loại đậu, nấm, bí đỏ,…
Bổ sung khoáng chất bằng cách tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm như thịt bò cua, nghêu, tôm, sò, cá ngừ, gan, các loại hạt, khoai tây, củ dền, dưa leo, các loại ngũ cốc,…
Bổ sung rau xanh và nhiều loại trái cây để cung cấp thêm Vitamin Cho cơ thể, có thể kể đến như cà chua, cam, quýt, ổi, chuối, cà rốt,…
Thực phẩm giàu Omega 3 như dầu ô liu, lòng đỏ trứng, bơ, cá hồi, dầu gấc,…
2.2. Dùng viên uống hỗ trợ
Bên cạnh, việc bổ sung dinh dưỡng, bạn cũng có thể sử dụng các viên uống hỗ trợ theo sự tư vấn của chuyên gia. Qua việc thăm khám, các chuyên gia sẽ chẩn đoán dưỡng chất mà cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt và đưa ra những chỉ dẫn chi tiết và kê đơn loại viên uống hỗ trợ phù hợp. Không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng để tránh những rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Có thể đắp mặt nạ dưỡng tóc để cải thiện tình trạng gãy rụng tóc
2.3. Sử dụng mặt nạ dưỡng tóc
Việc bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, nhưng cần thời gian mới thấy rõ được tác dụng. Bạn cũng có thể kết hợp với việc sử dụng mặt nạ ủ tóc để nuôi dưỡng nang tóc và giúp kích thích mọc tóc. Có thể sử dụng mặt nạ dừa và dầu olive, mặt nạ ủ từ trứng gà và bia.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể giải đáp cho câu hỏi rụng tóc nhiều là thiếu chất gì và bên cạnh đó là một số hướng dẫn giúp bạn có thể biết cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng để cải thiện mái tóc của mình.
Nếu còn thắc mắc và muốn kiểm tra về tình trạng rụng tóc, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn.