Rụng tóc vành khăn là gì? Phân biệt với rụng tóc thường ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK2 Nguyễn Thị Minh Hồng – Bác sĩ Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Hồng Hoa – Thái Nguyên

Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Minh Hồng

BS.CK2 Nguyễn Thị Minh Hồng

Đăng kí khám

Chuyên khoa

Bệnh trẻ em ,STI ,Thẩm mỹ

Nơi công tác

Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Hồng Hoa – Thái Nguyên

Xem chi tiết

Nhiều mẹ không biết rụng tóc hình vành khăn là gì? Bởi vì bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 3-6 tháng tuổi. Và có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin trên và cách điều trị trẻ bị để các mẹ đều biết nhé!

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng khi mà trẻ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể về các hoạt động như bé biết lẫy, biết bò…

Rụng tóc vành khăn có đáng lo không? 

Theo các chuyên gia tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một dấu hiệu không đáng lo. Thời điểm thường diễn ra vào thời điểm 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. 

Phân biệt rụng tóc vành khăn so với rụng tóc thường ở trẻ để kịp thời điều trị.

  • Rụng tóc vành khăn: Mất cả chân tóc và rụng từng đám, tóc rụng quay sau đầu thành hình vành khăn. Thường kèm các biểu hiện như quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, chậm vận động.

Đối với trẻ sơ sinh bị chứng rụng tóc vành khăn sẽ có những dấu hiệu đi kèm rõ rệt như:

  • Thường xuyên quấy khóc, khóc nhiều vào ban đêm.

  • Ngủ không sâu giấc.

  • Về đêm đổ nhiều mồ hôi (hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm).

  •  Lúc ngủ hay bị giật mình.

Như vậy là không chỉ do thiếu vitamin D mà còn có thể là biểu hiện của bệnh còi xương, rối loạn chuyển hóa canxi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. 

  • Rụng tóc bình thường: Tóc không rụng thành đám. Tóc không rụng nhiều. Không có hình vành khăn. Trẻ không có biểu hiện gì bất thường.

Khi phát hiện trẻ bị rụng tóc nhưng có những mảng hói lớn hơn cả một khoảng so với vị trí khác thì đừng vội lo lắng, hãy cẩn thận quan sát tư thế của trẻ khi hoạt động hay ngủ trước tiên.

Bởi trẻ sơ sinh chưa biết ngồi nên việc thường xuyên phải nằm và cọ xát đầu vào gối, khăn cũng là nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu đi và rụng dần.

Nếu thấy bé luôn ngủ ở một tư thế hoặc khi ngồi có xu hướng tựa phần đầu vào sau ghế thì vị trí bị tiếp xúc và cọ xát nhiều sẽ có xu hướng bị rụng tóc, gây nên mảng hói lớn hơn so với các vị trí khác. Phụ huynh sẽ nhận biết được tình trạng rụng tóc này rõ nhất vào khoảng thời gian 3 – 6 tháng tuổi, khi tóc trẻ mọc nhiều hơn so với thời điểm dưới 3 tháng. 

Đối với hiện tượng rụng tóc do tư thế nằm, từ 6 tháng đến 1 tuổi trở đi sẽ tự hết và tóc có thể mọc đều bình thường. 

Nguyên nhân của rụng tóc là gì?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc vành khăn, bao gồm:

Do tư thế ngủ thẳng của trẻ

Hầu hết các bé dưới 6 tháng thường nằm thẳng khi ngủ. Tư thế này làm tóc trẻ cọ xát nhiều xuống chiếu, đồng thời do nhiều tế bào chân tóc tạm thời chưa mọc hoặc có xu hướng rụng, do đó dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Do trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ em là do thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó chủ yếu là do thiếu vitamin D. Ngoài ra còn có thể do trẻ bị thiếu kẽm, sắt, vitamin C hoặc canxi.

Theo các nhà khoa học, vitamin D chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng. Khi trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng. Do đó, trẻ nằm, phần đầu cọ xát xuống chiếu sẽ dễ bị rụng..

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản đã kể ở trên thì ở một số trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể do:

  • Nấm

  • Bị ốm

  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây dụng tóc ở trẻ

Cách khắc phục

Việc tìm ra căn nguyên gây hiện tượng là mấu chốt quan trọng, từ đó mới có thể đưa ra cách điều trị phù hợp. Trong đó, có hai nhóm cách điều trị chính như sau:

Điều trị rụng tóc vành khăn từ tác nhân bên ngoài 

Khi trẻ bị rụng tóc do nằm sai tư thế, các mẹ nên khắc phục bằng cách thay đổi tư thế nằm của trẻ, không đặt trẻ nằm quá nhiều và quá lâu ở một tư thế. 

Điều trị rụng tóc vành khăn từ tác nhân bên ngoài 

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên bao bọc bé trong nhà trong giai đoạn sơ sinh. Nếu có cơ hội, hãy chọn một vài ngày có nắng sớm hay chiều mát, mẹ đưa trẻ ra ngoài để hít thở khí trời trong lành, vừa giúp trẻ cứng cáp mà còn có thể hạn chế tình trạng này. 

Bố mẹ cũng chọn chất liệu gối, chăn mềm mại để không làm tổn thương da đầu bé. Thường xuyên vệ sinh chăn, chiếu và gối. Hạn chế đội mũ quá lâu, mũ chật, đồng thời giữ vệ sinh mũ nón cho trẻ. 

Điều trị từ tác nhân bên trong

Trẻ cần được bổ sung qua bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu,… Một khẩu phần ăn nếu muốn vitamin và khoáng chất hấp thụ tốt hơn thì nên thêm một chút dầu mỡ. 

Một cách khác để tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ đó là tắm nắng. Quá trình tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp các Tiền Vitamin D biến thành Vitamin D có lợi cho cơ thể trẻ, không những giúp ngăn ngừa rụng tóc mà còn cho trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Điều trị rụng tóc vành khăn từ tác nhân bên trong

Thời gian tắm nắng tốt nhất là 7 – 8 giờ sáng và chỉ tắm từ 5 – 7 phút hàng ngày. Vào mùa hè thì nên tắm sớm hơn từ 6 – 7 giờ. Tuyệt đối không cho trẻ tắm sau 9 giờ, khi mặt trời đã lên cao và nắng chói chang vì khi đó trong ánh nắng có chứa tia cực tím có hại cho da và mắt của trẻ. Cha mẹ cũng lưu ý không được tắm nắng cho trẻ ở phía sau cửa kính bởi ánh ánh mặt trời khi rọi vào cửa kính có thể sẽ phản xạ vào chúng ta với cường độ mạnh, rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em bởi làn da chúng còn quá nhạy cảm. 

Lưu ý khi điều trị cho trẻ nhỏ bị rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng rụng tóc này có đáng ngại hay không cần xem xét các yếu tố sau:

  • Nếu trẻ vẫn ăn uống ngủ, chơi và vận động bình thường thì không cần lo lắng.

  • Nhưng nếu trẻ có hiện tượng rụng tóc vành khăn và kèm theo các biểu hiện bất thường thì cha mẹ tốt nhất là nên cho bé đi khám để khắc phục tình trạng kịp thời.

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nên cho bé bú đủ sữa mẹ và đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho trẻ.

  • Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ cần phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý bổ sung cho trẻ, đặc biệt là đối với các bé dưới 12 tháng tuổi.

  • Khi tắm nắng cho trẻ cần phải thực hiện đúng cách để không gây hại cho bé.

Trẻ bị rụng tóc nên ăn uống gì?

Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc khiến cho tóc càng ngày càng rụng nhiều. Đối với trẻ còn đang bú mẹ, hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày. 

Còn đối với các bé bị rụng tóc vành khăn mà đang trong thời kỳ ăn dặm. Khẩu phần ăn của bé nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi.

Để cải thiện tình trạng mẹ cũng có thể cho bé bổ sung thêm vitamin D3 mỗi ngày 2 – 3 giọt. Hoặc bổ sung vitamin D tự nhiên bằng cách nấu bột với tôm hoặc cá chép cho bé ăn, kết hợp với uống nước cam vắt, bơ dầm…

Rụng tóc vành khăn là gì? Bài viết trên đã giúp bố mẹ có những kiến thức đúng về bệnh lý phổ biến này. Nếu hiện tượng này là tự nhiên, nó có thể tự mất đi khi trẻ lớn hơn. Nếu rụng tóc là do trẻ thiếu chất thì chỉ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Như vậy hiện tượng này hoàn toàn có thể khắc phục. Do đó đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:

Rate this post

Viết một bình luận