Từ xa xưa, rượu nho đã xuất hiện và rất phổ biến trong đời sống của người Việt. Không chỉ là một thức uống hấp dẫn cánh mày râu với hương vị thơm ngon mà nó còn có công dụng làm đẹp với chị em phụ nữ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại rượu này nhé.
1. Rượu nho
1.1 Nguồn gốc của rượu nho
Giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), trong khi loại rượu cổ xưa nhất thế giới được cho là rượu làm từ gạo ở Trung Quốc ra đời cách đây 9.000 năm.
Thế nhưng, kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học từ Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italy, Israel và Gruzia mới công bố lại cho thấy cộng đồng người sống tại khu vực miền Nam Caucasus đã uống rượu nho (rượu vang) từ trước đó rất lâu, cách thời đại chúng ta đang sống khoảng hơn 8.000 năm.
1.2 5 lợi ích tuyệt vời của rượu nho với sức khỏe
- Đốt cháy mỡ: Uống điều độ giúp làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào mỡ, ngăn chặn tế bào mỡ mới hình thành, làm tăng quá trình trao đổi chất của các axit béo trong các tế bào gan.
- Ngừa cảm lạnh: các chất chống oxy hóa trong rượu vang có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh đến 60%.
- Cải thiện chức năng tình dục nam và nữ
- Tăng cường trí nhớ: Chất resveratrol được tìm thấy trong nó giúp cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức.
- Nâng cao hiệu suất tập thể dục: Chất resveratrol được tìm thấy trong rượu nho giúp nâng cao hiệu suất tập thể dục, chức năng tim và cải thiện sức mạnh cơ.
1.3 Uống điều độ để tăng cường sức khỏe
Rượu nho hay rượu vang là đồ uống có cồn cũng như hầu hết các loại rượu khác. Mặc dù có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu cứ uống quá nhiều trong một ngày chắc chắn cũng không tốt cho sức khỏe. Trên thực tế thì không có bất kỳ nguyên tắc hay quy tắc chuẩn nào quy định uống bao nhiêu rượu trong ngày là đủ. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi tác, cân nặng, giới tính, hiện trạng sức khỏe của mỗi người.
Tuy nhiên, nhìn chung thì nữ giới chỉ nên uống 2 ly với dung tích khoảng 250ml/ngày. Đối với nam giới thì có thể uống 3 ly với dung tích tương đương 375ml/ngày.
2. Công dụng của rượu nho
2.1 Tác dụng cho tim mạch
Theo Claude – Louis Léger, giám đốc nghiên cứu trường Đại học Y tỉnh Montpellier (Pháp), Nó còn có tác dụng hỗ trợ tim mạch vì tác động với các polyphenol trong thức ăn. Các polyphenol thường tác động tới quá trình phát sinh vữa động mạch. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng đối với tim mạch, cần phải uống đều, điều độ vào các bữa ăn.
Theo giáo sư G.S. Giovanni de Gaetano (trường Đại học Công giáo ở Ý), rượu nho nếu được dùng đúng mức sẽ cải thiện sức khỏe về tim và mạch máu não. Với tác dụng chống viêm và lưu thể hóa máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Người uống từ 2 đến 4 cốc mỗi ngày, tương đương 60 – 120ml sẽ giảm nguy cơ biến chứng ở mạch máu gấp 2 lần so với người không uống. Loại rượu vang đỏ nhiều chất dinh dưỡng hơn rượu trắng.
2.3 Giảm guy cơ ung thư
Các nhà khoa học cho rằng: uống điều độ rượu nho sẽ giúp phòng ngừa các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phổi và vú. Do trong nó chứa các hợp chất phenol và resveratrol là một chất chống oxy hoá tốt đối với các tế bào ung thư ở cơ thê người. Tuy nhiên nếu dùng liều cao sẽ phản lai tác dụng, bởi vì nó có thể làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư đường tiêu hoá phía trên.
2.4 Rượu nho giảm bệnh đái tháo đường
Kết quả các nghiên cứu dịch tễ về bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở người có tuổi cho thấy: người uống rượu nho điều độ sẽ làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường 40% (so với người không uống rượu này).
Nguyên nhân làm do nó có tác dụng tốt đối với cholesterol “tốt” (HDL), các mức triglycerit – insulin và stress oxy hoá. Uống trung bình ngày 2 cốc (60ml), rượu nho đỏ có tác dụng cải thiện sự đề kháng với insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 30 – 50%.
2.5 Rượu nho phòng bệnhAlzheimer (sa sút trí tuệ)
Một công trình nghiên cứu tiến hành mới đây ở Pháp cho thấy: người uống rượu nho (vang) từ 250 đến 500ml mỗi ngày, sẽ giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ, lão suy 81% và nguy cơ bị bệnh Alzheimer 72% (so với người không uống rượu đó).
Một số các kết quả nghiên cứu ở Hà Lan cũng cho thấy việc uống điều độ mỗi ngày sẽ giảm đáng kể khả năng sa sút trí tuệ khi về già.
Tuy nhiên, trong nó có chứa khoảng 12% ethanol. Do vậy cần chú ý đối với những người đang bị cấm dùng các sản phẩm chứa ethanol như người đang dùng thuốc (hoá chất), người có bệnh gan, viêm dạ dày, phụ nữ mang thai.
2.6 Rượu nho có thể tăng cảm giác thèm ăn
Màu sắc tươi tắn thu hút ánh mắt của người khác. Khi nếm sẽ có cảm giác hơi chát nhưng nó không những chỉ là món khai vị mà còn giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cao chất lượng bữa ăn của bạn, rượu nho còn giúp con làm con người hưng phấn, thả lỏng cơ thể xả stress hiệu quả.
2.7 Rượu nho có tác dụng tầm bổ cơ thể
Nguyên liệu tự nhiên trong rượu nho và quá trình lên men sẽ khiến nó chứa nhiều acid amin, khoáng chất và vitamin, là thực phẩm dinh dưỡng để hấp thụ bổ sung tốt nhất cho cơ thể. Các chất này trong nho có thể hấp thụ một cách trực tiếp vào cơ thể khi ta uống.
Đặc biệt là người có sức khỏe yếu, thường xuyên uống rượu nho với lượng vừa phải sẽ tăng ích lợi đáng kể đối với sức khỏe của mình. Hợp chất phenol và Oligoelement trong đó còn giúp phòng chống phản các ứng phụ trong quá trình trao đổi chất, đồng thời giúp cơ thể phòng chống một số bệnh tật mang tính thoái hóa như: bệnh đục tinh thể, bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và các nguyên nhân gây ra lão hóa.
Vì thế thường xuyên uống rượu nho có tác dụng phòng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
2.8 Rượu nho có tác dụng tốt cho tiêu hóa
Trong dạ dày nếu có khoảng 60 – 100g rượu nho có thể làm hàm lượng trong dịch dày tăng cao 120ml (bao gồm 1g acid clohydric phân ly). Nó khá tốt cho khả năng đồng hóa các protein và có tác dụng điều chỉnh chức năng kết tràng, có tác dụng điều trị viêm kết tràng.
Rượu nho ngọt có lợi cho việc bài tiết các dịch mật và tuyến insulin. Do đó có thể bổ trợ giúp tiêu hóa, phòng chống táo bón.
2.9 Rượu nho có tác dụng chống lão hóa làm đẹp
Nhờ có hợp chất hữu cơ phenol, vì thế có tác dụng giảm mỡ máu, chống cholesterol xấu, làm mềm mạch máu, tăng chức năng huyết quản và hoạt động tim. Đồng thời rượu nho có tác dụng thẩm mỹ và phòng chống lão hóa.
2.10 Rượu nho còn có tác dụng giảm béo
Nó có tác dụng giảm nhẹ thể trọng, mỗi 1 lít rượu nho khô chứa 525 kcal, nhiệt lượng này tương đương với 1/15 nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể.
Rượu nho sau khi uống uống có thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp và tiêu hóa, sau 4 tiếng sẽ tự tiêu và không làm tăng thể trọng. Vì thế thường xuyên uống không chỉ cung cấp phần nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có lợi giúp cho việc giảm béo trở nên hiệu quả.
Chuyên gia khoa học Nhật Bản còn phát hiện, có tác dụng phòng chống hấp thụ chất béo, Thí nghiệm ở các loài chuột: cho chuột uống rượu nho một khoảng thời gian sau đó phát hiện, đường ruột hấp thụ tương đối kém với chất béo.
2.11 Rượu nho có tác dụng lợi tiểu
Trong rượu nho chứa khá nhiều chất có tác dụng lợi tiểu, phòng chống phù và duy trì cân bằng tính kiềm chua trong cơ thể.
2.12 Tác dụng diệt vi trùng
Từ xa xưa mọi người đã biết đến tác dụng lớn nhất của rượu nho là diệt vi trùng.
Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất, hợp chất phòng chống mầm bệnh trong rượu nho có tác dụng chống lây nhiễm, phương pháp đơn giản nhất là uống một cốc rượu nóng hoặc đun nóng sau đó đánh vào một quả trứng và uống sau khi để nguội.
Chuyên gia khoa học Nhật Bản đã phát hiện, Nó có tác dụng phòng chống hấp thụ chất béo, Thí nghiệm ở các loài chuột: cho chuột uống một ngụmkhoảng thời gian sau đó phát hiện, đường ruột hấp thụ tương đối kém với chất béo.
3. Cách ngâm rượu nho tại nhà
3.1 Cách chọn nho ngâm
Để bình rượu nho của bạn được thơm ngon, thì bạn cần phải biết lựa chọn ra những quả nho ngon nhất. Theo đó, hiện nay trên thị trường có 3 loại nho chính là nho đen, nho đỏ và nho xanh và thực tế thì loại nào cũng có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên, để nó có màu, có vị hơi chua thì nên lựa chọn loại nho đỏ ngâm, nhưng hãy chú ý đừng chọn quả quá chín. Khi uống vào phải có cả vị ngọt, vị chua mới đúng nhé. Dưới đây là cách chọn nho:
- Nho tươi: Các bạn nên chọn những chùm lớn, có quả to và mọng nước. Hãy để ý, nho ngon là những chùm còn có lớp phấn bám ở trên quả. Cuống của chùm nho thì phải chọn những chùm mà có cuốc mềm mại và xanh, các bạn không chọn những chùm khô cuống, có vỏ nhăn việc này sẽ khiến cho quả bị rơi rụng ra nhiều.
- Nho khô: Các bạn sẽ chọn những túi nho có hạt tròn, khô, có vị ngọt và màu sắc sáng. Theo đó, khi mua thì nên chú ý túi nào nho hạt to, mềm thì lấy. Bạn cũng cần phải kiểm tra xem nho đó đã khô hay chưa bằng cách, nằm lấy một nắm nho vào tay và nắm chặt lại, khi bỏ ra mà nó nhanh chóng rời khỏi tay bạn thì là nho ngon, đã khô và hạt tròn. Nếu nho còn ướt, thì nó sẽ dính vào nhau bạn dùng nho đó ngâm rượu, sẽ không có chất lượng như mong đợi.
3.2 Ngâm rượu nho có đường
Nguyên liệu
- 4 kg nho tươi
- 1,5 kg đường trắng (có thể thay thế bằng đường phèn thì ngon hơn)
- Bình thủy tinh ngâm rượu, dung tích 3 lít.
Với phương pháp ngâm rượu nho có đường, các bước ngâm gồm có:
Bước 1: Bạn cần phải rửa sạch nho, cho nho rơi hết bụi bẩn (ít nhất là 3 lần) rồi đem ngâm vào nước muối được pha loãng. Bạn sẽ ngâm nho trong nước muối thời gian từ 20 đến 30 phút. Đủ thời gian ngâm, bạn vớt nho ra và rửa lại một lần nữa bằng nước sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Khi thấy nho đã ráo hết nước, các bạn sẽ cho nho vào trong máy ép hoa quả và ép lấy nước. Với phần nước ép nho này, người ta gọi là nước cốt nho. Bạn hãy để nước cốt nho này vào trong một cái khay, để riêng ra dùng làm rượu. Với 4 kg nho tươi, bạn sẽ ép ra được khoảng 2 lít nước cốt.
Bước 3: Bạn sẽ cho toàn bộ nước cốt nho vừa ép, vào trong một cái bình thủy tinh cùng với 1,5kg đường trắng. Hũ thủy tinh đó, bạn hãy đậy nắp kín lại và để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bước 4: Khoảng sau tầm 4h thì bạn kiểm tra lại bình rượu của mình, bạn sẽ thấy nước cốt đã lên men thì tiếp tục để nguyên như vậy, để nước cốt lên men hoàn toàn và trở thành rượu. Khi được lên men hoàn chỉnh, sẽ có màu trong vắt, với các bã nho nổi lên bạn cần phải lấy vợt vớt và tiếp tục đậy nắp bình rượu lại. Bạn nhớ nhé, cứ tiếp tục ủ bình rượu, ủ càng lâu thì rượu sẽ càng thơm ngon.
3.3 Cách làm rượu nho không có đường
Nguyên liệu
- 4 kg nho tươi
- 1,5 lít rượu trắng
- Hũ thủy tinh để ngâm rượu có nắp, dung tích sẽ khoảng 3 lít.
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn cần làm sạch nho và để cho ráo nước như ở cách lên men như ở phần trên. Sau khi nho đã ráo nước, bạn hãy vặt nho ra và bỏ cuống đi. Tiếp đến, phần nho đã nhặt xong thì bạn cho vào trong một cái tô rồi dùng tay bóp dập quả ra.
Bước 2: Với phần nho đã được bóp dập, bạn cho toàn bộ phần đó vào trong cái bình thủy tinh đã chuẩn bị và cho vào trong đó theo luôn 1,5 lít rượu. Bạn cũng nên tráng hết phần nho trong bát bằng rượu rồi đổ vào cùng với hũ thủy tinh và đậy nắp lại. Bạn hãy để bình thủy tinh mình ngâm rượu đó vào nơi có thoáng mát, khô ráo tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.
Bước 3: Với phương pháp này, bạn cứ để cho nho tự lên men cùng với rượu là đã trở thành rượu nho. Các bạn ủ càng lâu thì sẽ càng ngon, thơm và trong vắt.
3.4 Cách ngâm rượu nho khô
Nguyên liệu
- Nho khô 1kg (chọn nho khô theo cách đã hướng dẫn)
- Rượu trắng, nồng độ cồn trên 40 độ số lượng 3 lít
- Một bình thủy tinh, có nắp để ngâm rượu.
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn rửa sạch bình ngâm, lau khô hết nước và cho vào toàn bộ nho khô vào trong bình.
Bước 2: Hãy đổ toàn bộ rượu trắng đã chuẩn bị, vào trong bình ngâm cùng với nho rồi đậy kín nắp lại.
Bước 3: Bạn hãy để bình ngâm rượu ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và trong thời gian tầm 3 tháng là có thể sử dụng. Tuy nhiên, bạn để được càng lâu thì càng tốt nhé.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu hết công dụng của rượu do đối với sức khỏe, cũng như các để ngâm được bình nho ngay tại nhà. Dù rượu nho có nhiều tác dụng nhưng hãy nhớ chỉ nên uống một lượng vừa phải để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: