Nhiều người có thói quen uống vang đỏ trong mỗi bữa ăn, nhưng lại xuề xòa trong việc tìm hiểu xem rượu vang đỏ ăn với món gì thì mới “đúng bài”. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc hội họp tại nhà, bạn sẽ khiến các thực khách của mình phải ngạc nhiên nếu biết cách kết hợp các món ăn của mình với vang đỏ, bởi như thế sẽ nâng tầm cả rượu và món ăn Nếu như rượu vang trắng được ví như một loại nước chanh chua thanh thì rượu vang đỏ được ví như một ly cà phê sữa thơm nồng. Rượu vang đỏ có vị chát của tannin và vị ngọt hơn nên sẽ rất phù hợp với những món thịt đỏ như thịt lợn, thịt cừu, thịt bò.
Rượu vang đỏ nhẹ: Là những chai rượu vang có hàm lượng cồn thấp được làm từ hỗn hợp 2 loại nho trở lên, đất trồng có khí hậu ấm, gốc nho trẻ. Thường dễ dàng kết hợp nhiều món ăn, phổ biến là các món Việt và Á Đông như hải sản nướng, thịt gia cầm chiên, xào, quay và thịt đỏ luộc, xào,…Các loại rượu vang đỏ có hương vị trái cây của mận, dâu tây, mâm xôi, thoảng mùi gỗ sồi như Merlot và Pinot Noir thường phù hợp khi kết hợp với các món thịt gà, thịt heo, các món thịt chiên, xào, các món Việt hay món Á Đông đậm đà, hơi cay. Mặt khác, các giống nho đậm vị như Cabernet Sauvignon và Shirah cần đi kèm với các món có nước sốt hoặc nước chấm đậm vị. Đối với rượu vang đỏ nhẹ, cần làm mát ở nhiệt độ 14-16 C và mở nút 30 phút trước khi thưởng thức để hương vị rượu mềm mại và dễ uống.
Rượu vang đỏ đậm: Là những chai rượu vang có hàm lượng cồn cao trên 14%, được làm từ những gốc nho có tuổi thọ lớn từ các giống nho như Cabernet Sauvignon, Shirah, Primitivo, Tempranillo,… và được ủ lâu trong thùng gỗ sồi. Các loại rượu này ngay khi mở nút thường khá nồng, bởi vậy cần rót ra bình decanter để rượu thở khoảng 30 trước khi uống. Khi kết hợp đồ ăn cần chọn các món đậm đà nhất làm từ thịt đỏ. Tốt nhất hãy kết hợp với thịt bò, cừu nhập ngoại quay hoặc nướng tái và một số loại phomai đậm mùi. Các món Á Đông và Việt Nam thường khá nhẹ để cân bằng hương vị với loại rượu này. Đối với rượu vang đỏ đậm, nhiệt độ thưởng thức 16-18 C, rót ra decanter để thở 30 phút trước khi thưởng thức. Lắc đều trước khi uống.
Bên cạnh đó, còn có sự tương tác giữa 4 vị: chát, mặn, chua, ngọt. Mặn làm tăng thêm vị đắng. Đắng làm giảm vị chua. Ngọt làm giảm vị chua, đắng và mặn.
Rượu quá chát (hay hàm lượng tannin cao) mà kết hợp với đồ ăn có vị chát hay đắng sẽ làm cho rượu trở nên khô và không thể uống được.
Chất đạm làm giảm chất tannin trong rượu. Ví dụ uống rượu có nhiều vị chát với thịt bò chín tái sẽ rất ngon.
Rượu vang chứa nhiều chất tannin kết hợp với thức ăn ngọt sẽ làm giảm độ ngọt của thức ăn, còn với thức ăn mặn sẽ làm tăng độ chát.
Thức ăn mặn sẽ làm mất đi vị ngọt và tăng thêm mùi hoa quả của rượu ngọt.
Thức ăn ngọt sẽ làm rượu dường như khô hơn, mạnh hơn và bớt ngọt. Cân bằng món ngọt với rượu không khô như White Zinfandel hay Riesling.
Những món nhiều vị chua sẽ làm rượu bớt chua, đậm và ngọt hơn. Có thể dùng kèm cá với sốt chua-hay bất cứ món làm từ xà lách hoặc cà chua nào với rượu nhiều acid, như Sauvignon Blanc hay Pinot Gris.
Vị đắng trong thức ăn sẽ làm nổi bật vị đắng từ rượu. Dùng các món đắng chung với rượu trái cây như Chardonnay hay Cabernet Sauvignon. Rượu vị chua sẽ cân bằng độ đắng và giảm ngọt.
Đồ ăn mặn sẽ làm rượu ngọt ngọt hơn. Kết hợp những vị mặn và xông khói với rượu cồn thấp, ít tannin, và ngọt.
Bạn cũng có thể phá cách bằng cách cân bằng những mùi vị trái ngược nhau. Thử dùng món cà ri châu Á cay, nhẹ với rượu tráng miệng ngọt hay một món cà ri Ấn với rượu trái cây ít tannin như Merlot.
Rượu có hàm lượng axit cao nếu kết hợp với đồ ăn ngọt hoặc mặn sẽ giảm vị chua của rượu đi. Rượu có vị chua nhiều kết hợp rất ngon với các đồ ăn nhiều dầu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: chivas 12, chivas 18, rượu ballantines finest, rượu macallan