Sách giáo khoa chỉ cần dẹp “cơm thêm” là hạ được giá!

Mỗi cuốn sách giáo khoa trung bình 20-30 ngàn đồng nhưng cả bộ sách đến vài chục cuốn khiến cho sách giáo khoa là gánh nặng của cha mẹ học sinh.

Giá sách giáo khoa theo công bố của NXB Giáo Dục Việt Nam như sau:

Bộ sách giáo khoa lớp 3:  giá bìa 177.000 – 183.000 đồng/bộ (12 đầu sách, chưa bao gồm sách tiếng Anh). 

Bộ sách giáo khoa lớp 7: 208.000 – 209.000 đồng/bộ (13 đầu sách, chưa bao gồm sách tiếng Anh). 

Bộ sách giáo khoa lớp 10: 246.000 – 301.000 đồng/bộ (tùy thuộc tổ hợp môn học và chuyên đề học tập mà học sinh lựa chọn).

Bộ sách lớp 10 sẽ được tính toán theo thiết kế của chương trình lớp 10 mới. Mỗi học sinh sẽ cần sách:

– 7 môn học bắt buộc;

– 5 môn học lựa chọn;

– 3 chuyên đề tự chọn.

Vì vậy, giá bộ sách lớp 10 của NXB Giáo Dục Việt Nam nêu ở trên mới tính sách của 5/7 môn học bắt buộc (sách môn ngoại ngữ chưa có giá và sách/tài liệu giáo dục địa phương do các địa phương biên soạn), 5 môn học lựa chọn và 3 chuyên đề tự chọn.

Bộ sách giáo khoa Cánh diều lớp 3: 220.000 đồng/bộ (chưa tính sách ngoại ngữ); 

Bộ sách giáo khoa Cánh diều lớp 7: 255.000 đồng/bộ (chưa tính giá sách ngoại ngữ);

Bộ sách giáo khoa Cánh diều lớp 10: gần 200.000 đồng  (chưa tính ngoại ngữ, giáo dục địa phương).

Các đầu sách thuộc nhóm môn học lựa chọn có mức giá từ 35.000 – 39.000 đồng/cuốn, sách chuyên đề từ 13.000 – 20.000 đồng/cuốn.

Nếu tính sách ngoại ngữ và giáo dục địa phương thì sẽ phải cộng thêm tối thiểu 200 ngàn đồng / học sinh nữa. Đó là chưa kể dụng cụ học tập như bộ chữ, số, bộ kỹ thuật, thủ công. Vì vậy, mặc dù sách giáo khoa bắt buộc nhìn qua thì không nhiều, nhưng tổng số chi phí về sách, dụng cụ học tập là rất cao, lên đến hơn nửa triệu đồng là bình thường.

Sách địa phương, đồ dùng học tập không bao giờ “sờ” đến

Sách giáo khoa chỉ cần dẹp "cơm thêm" là hạ được giá! 

Giá bộ sách giáo khoa lớp 3 theo công bố chỉ có 12 cuốn

Sách giáo khoa chỉ cần dẹp "cơm thêm" là hạ được giá! 

Thực tế học sinh một trường tiểu học ở Hà Nội phải “gánh” đến 25 cuốn và 3 bộ đồ dùng học tập. Ảnh: Dân Việt.

Như bạn có thể thấy, chỉ riêng nhìn vào số lượng đầu sách, bộ sách giáo khoa giữa trên “lý thuyết” và thực tế là rất khác nhau. Đó là nguyên nhân chính khiến cho một bộ sách giáo khoa đội giá lên rất cao.

Nếu nhìn vào đầu sách, kể cả sách địa phương và đồ dùng học tập, chúng ta đều thấy là cần thiết. Nhưng, liệu bọn trẻ có học hết / sử dụng hết được những cuốn sách này không? Hay là mua về để đó?

Thực tế, con tôi đã học năm nay đến lớp 4 thì bộ đồ dùng học tập lớp 1 còn thấy con mang để ở lớp, còn lại đều để ở nhà và chưa một lần phải dùng đến. Bộ đồ dùng kỹ thuật lắp ráp lớp 4 có thấy mang đến lớp và học được khoảng 2 buổi. Bộ đồ thêu (khâu) lớp 4 chưa dùng lần nào,

Riêng sách địa phương, giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn giao thông rất cần thiết, nhưng theo thời khóa biểu trên lớp thì không có thời gian nào dành cho các môn này, nếu lồng ghép vào môn học Đạo đức thì thời lượng lại rất ít, nếu tôi nhớ không nhầm thì cả tuần chỉ có 1 tiết đạo đức, 1 tiết sinh hoạt lớp. Thế nên, sách mua về từ đầu năm học đến cuối năm học còn mới tinh, chưa mở ra lần nào.

Vì vậy, theo tôi giải pháp để GIẢM GÁNH NẶNG SÁCH GIÁO KHOA cho cha mẹ học sinh, đỡ lãng phí cho xã hội không phải là giảm giá, trợ giá mà là kiên quyết dẹp bỏ các đầu sách/ đồ dùng học tập không học đến.   Nhìn vào danh sách bộ sách giáo khoa lớp 3 ở trên bạn có thấy vô lý không? Học lớp 3 cần gì đến 25 đầu sách lắm vậy?

Sách giáo dục khác như an toàn giao thông, giáo dục địa phương, nếu bắt buộc phải mua thì yêu cầu trường học phải bố trí chương trình học, thời lượng học phù hợp.

Bạn có đồng tình với giải pháp này không? Hay có giải pháp nào khác hay hơn? Xin hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận.

Rate this post

Viết một bình luận