Từ xưa đến nay, đối với dân tộc ta lễ cúng 49 ngày cho người mất là một lễ nghi rất trọng đại. Đây cũng là một dạng tín ngưỡng, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ người đã mất. Việc chuẩn bị đồ cúng trong lễ 49 ngày rất quan trọng, gia đình không nên sơ xài. Sau đây, bài viết: “Sắm lễ cúng 49 ngày và những điều cần biết” sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo hơn.
1. Lễ cúng 49 ngày là gì?
Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người đã khuất. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày.
Phong tục này được người Việt Nam dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. Đây là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa Phật. Đây là một buổi cúng giỗ rất quan trọng trong tục để tang đối với người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất.
Lễ cúng 49 ngày (Ảnh minh họa)
Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả.
Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.
Nên làm lễ đơn giản, tránh rườm rà hao tốn tiền của giúp người chết không phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu.
2. Sắm lễ cúng 49 ngày gồm những gì?
Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo.
Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.
Nên làm lễ đơn giản, tránh rườm rà (Ảnh minh họa)
Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm).
Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).
Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết.
Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.
Từ ngày người thân khuất núi, tang gia cứ cách bảy ngày sẽ cử hành một lần hóa vàng mã tế điện. Tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín ngày
3. Lưu ý chung với gia đình khi làm đám tang cho người quá cố
– Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sanh đãi đằng cúng tế. Làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát. Cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn chay giới. Dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt.
cỗ chay lễ cũng 49 ngày (ảnh minh họa)
– Sắm lễ cúng 49 ngày rất kỵ việc sát sinh. Ngoài việc dâng cúng cơm nước hàng ngày, chỉ nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây. Chớ dùng những đồ uế tạp.
– Sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày. Vào các ngày lễ tiếp theo hay ngày kỵ giỗ hàng năm thân nhân cần làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ hình thức trong việc cúng kính, cần tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”. Tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.
– Trong thời gian cúng 49 ngày, gia đình thân quyến nên thắp hương liên tục 49 ngày. Nhưng việc thắp hương qua đêm mà không có người trông cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới hỏa hoạn (do tàn hương cong rơi xuống gây cháy), đặc biệt khói từ các loại hương, nhang không rõ nguồn gốc rất độc hai. Vì vậy nếu muốn duy trì hương khói liên tục 24/24 chúng ta nên dùng hương sào, nhang cây cháy theo thời gian dài từ 6/8/12/24 giờ. Không nên dùng Hương vòng vì theo quan niệm hương vòng luẩn quẩn làm cho hồn người đã mất quanh quẩn, không siêu thoát được (có thờ có thiêng có kiêng có lành) nên người ta kiêng thắp hương vòng.
4. Kết
Lễ 49 ngày rất quan trọng đối với người mất cũng như người còn sống, vì vậy chúng ta cần cúng lễ đúng theo lễ nghi, phong tục để người mất được an nghỉ. Qua bài viết: Sắm lễ cúng 49 ngày gồm những gì ? hi vọng giúp mọi người có lễ cúng phù hợp, trang nghiêm.
“Nhang sạch không khói”
“Hương không hóa chất”
“An toàn sức khỏe”
Comments
Chia sẻ:
Like this:
Like
Đang tải…
Có liên quan