Sau khi trúng tuyển Đại học cần phải làm những gì? | AUM Việt Nam

Với quy định được đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng những chỉ được trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất có thể, các thí sinh sau khi đã biết kết quả cần phải làm những thủ tục gì?

Xem thêm: Ngành Dược có phải là ngành HOT – Dự báo đến 2020

Những thủ tục cần làm sau khi trúng tuyển Đại học

Theo lịch tuyển sinh, ngày 1 tháng 8 các trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển. Sau đó, đến trước ngày 7/8 thí sinh phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (trực tiếp tại trường hoặc qua đường Bưu điện) để khẳng định việc nhập học tại trường đã trúng tuyển và theo lịch nhập học của trường thí sinh sẽ đến trường nộp các giấy tờ (học bạ, giấy chứng nhận ưu tiên…) để làm thủ tục nhập học.

Trường hợp thí sinh không xác nhận nhập học thì vẫn có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên cũng cần lưu ý: khi đăng ký xét tuyển, các em cần cân nhắc lựa chọn các ngành, trường yêu thích để đảm bảo khi trúng tuyển có thể yên tâm xác nhận nhập học vào trường.

Đối với những thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ (bằng kết quả học tập ở THPT) và xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia được thực hiện độc lập với nhau. Do vậy, thí sinh đồng thời có thể đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi và xét tuyển bằng học bạ. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, nếu đã nhập học và nộp cho trường Giấy chứng nhận kết quả thi, sẽ không được tiếp tục tham gia xét tuyển.

Sau khi trúng tuyển Đại họ cần phải làm những gì?

Dưới đây là những thứ thí sinh cần chuẩn bị khi nhập học:

  1. Giấy báo nhập học (bản chính) , hồ sơ trúng tuyển có dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu Bộ giáo dục (bản chính).  
  2. Học bạ THPT (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).
  3. CMND, sổ đoàn.
  4. Giấy khai sinh (bản sao).
  5. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2017, bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2017.
  6. Phiếu khám sức khỏe do phòng khám tại các cơ sở y tế quận, huyện cấp.
  7. Hồ sơ , giấy chứng nhận ưu tiên, ảnh nhỏ 3×4 hoặc 4×6.
  8. Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.
  9. Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự (NVQS) và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp (*) (đv nam)(bản sao)
  10. Giấy xác nhận tạm vắng ở địa phương.

Để được tư vấn hướng nghiệp chi tiết về các ngành HOT năm nay, bạn có thể liên hệ số Hotline của AUM Việt nam: 091 5500 256, email: contact@aum.edu.vn hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm.

Rate this post

Viết một bình luận