Sinh tố chuối và quả chuối chín không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng của sinh tố chuối nhé!
TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA QUẢ CHUỐI
Lấy 2 hoặc 3 quả chuối chín, đánh nhuyễn trong máy xay sinh tố hay thủ công, bổ sung thêm vài thìa nước, tinh dầu thơm sau đó đổ ra ly hay bát. Dùng tay xoa kết dịch chuối vào mái tóc cho đến khi tóc kết dính bột chuối đều. Chờ 15 phút, gội sạch. Thường xuyên tắm tóc bằng dịch lỏng kiểu này sẽ giúp tóc khỏe, mượt mà và xuôn thẳng.
Làm trắng răng
Dùng vỏ chuối chà vào hàm răng, cả bên trong lẫn ngoài thời gian 2 phút sẽ có tác dụng tiệt trùng và làm trắng răng.
Ngăn ngừa nếp nhăn
Để ngừa nếp nhăn da, người ta có thể dùng mặt nạ chuối, tần suất 3 lần/tuần. Thành phần gồm 1 quả chuối chín, 2 muỗng canh kem tươi, 1 muỗng mật ong hữu cơ, 1 muỗng bột yến mạch và thêm một chút hydrosols (nước hoa chiết xuất tinh dầu). Trộn đều tạo ra dạng dịch lỏng giống như sữa chua. Khi sử dụng, dùng bông mềm tạo mặt nạ sau đó chờ 30 phút cho khô tự nhiên rồi rửa sạch. Mỗi loạt kem tự chế này có hạn sử dụng 6 giờ.
Điều trị các vết côn trùng cắn
Chà vỏ chuối trên vết cắn để giảm bớt ngứa.
Xử lý mụn cóc
Chuối rất giàu kali nên có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn cóc.
Điều trị các vết bầm tím, vết cắt, vết trầy
Kali có trong chuối có tác dụng chữa các vết cắt, vết xước hay vết bầm tím.
Chữa nứt da
Dùng vỏ chuối chín chà lên vùng da bị nứt nẻ, enzym tự nhiên của vỏ chuối sẽ giúp giảm đau và hạn chế các vết nứt nẻ, nhất là trong mùa đông hanh khô.
Tẩy tế bào chết trên da
Bằng loại kem tự chế từ chuối chín, vừa tẩy được tế bào da già cỗi lại có tác dụng làm ẩm da, giúp da đẹp, sáng láng. Thành phần: 1 quả chuối chín, 3 muỗng đường kính dạng hạt, ¼ muỗng cà phê vani tinh khiết hoặc tinh dầu ưa thích để tạo mùi thơm. Cho vào máy xay sinh tố hoặc dụng cụ tương tự, đánh nhuyễn nhưng không có quá nhiều nước. Trước khi tắm, sử dụng kem massage nhẹ lên da, chờ một lúc rồi tắm sạch. Thực hành thường xuyên sẽ có một làn da mới, mịn màng và hấp dẫn.
Tạo vẻ đẹp cho vườn
Trồng chuối tạo ra cảnh quan xinh đẹp, hấp dẫn, riêng các loại chuối cảnh có thể để chín cây, cuốn hút động vật, chim muông và tạo mùi thơm quyến rũ.
Làm phân bón
Tất cả những sản phẩm phụ của cây chuối như vỏ, thân, lá chuối… đều hữu ích cho con người như làm thức ăn chăn nuôi hay làm phân bón.
Dùng đánh bóng đồ vật
Không cần phải đầu tư đắt tiền, và gây độc hại người ta có thể dùng vỏ chuối để đánh bóng đồ vật, da thuộc hay đánh bóng rỉ cho các loại đồ dùng kim loại, nhất là bạc, đồng.
Chống rệp
Nếu trong nhà có rệp chỉ cần cắt vỏ chuối thành những miếng nhỏ và đặt ở những vùng có rệp là loài côn trùng này tự biến mất.
Làm thức ăn cho động vật cảnh
Nhất là cho chó ăn, vừa an toàn lại có lợi cho sức khỏe của loài động vật này.
Làm sạch nước
Vỏ chuối thực sự có tác dụng tốt trong việc hấp thụ các chất độc trong nước. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sử dụng vỏ chuối ngâm trong ao hồ bị nhiễm độc sẽ có tác dụng làm cho nguồn nước ở những nơi này giảm độc hại, trong lành trở lại.
Dùng chế biến món kem
Những ai có sở thích ăn kem nhưng không có nhiều thời gian có thể dùng chuối chín để tạo kem. Đơn giản, chỉ cần cho chuối chín vào ngăn đá, sau đó đưa vào máy xay sinh tố sẽ có món kem tuyệt hảo, mùi thơm tự nhiên hấp dẫn, và có tác dụng chữa bệnh rất tốt vì quả chuối có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích.
CÔNG DỤNG CỦA QUẢ CHUỐI VỚI PHÁI ĐẸP
Chuối không chỉ cung cấp dinh dưỡng và vitamin phong phú mà còn giúp làn da phụ nữ thêm mềm mại, mắt sáng, tinh lực dồi dào và kéo dài tuổi thọ hơn.
Dinh dưỡng của chuối vô cùng phong phú, trong 100 g chuối chứa 1.2 g protein, 0.5 g chất béo, 19.5 g hợp chất đường, 0.9 g chất xơ, 9 mg canxi, 31 mg photpho, 0.6 mg sắt, ngoài ra còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng beta carotin, vitamin PP, vitamin C, vitamin E…
Chữa trị chứng phiền muộn
Chuối chứa một hợp chất có thể giúp não sinh ra 5-hydroxy tryptamine, làm tinh thần vui vẻ thoải mái. Người hay phiền muộn nên ăn nhiều chuối để nồng độ 5-hydroxy tryptamine tăng cao, từ đó giảm thấp hóc môn gây tâm trạng buồn phiền, bi quan thất vọng, bực tức.
Chữa trị làn da ngứa
Vỏ chuối chứa hợp chất có thể phòng chống vi khuẩn. Thực nghiệm chứng minh, vỏ chuối điều trị trực khuẩn hoặc vi khuẩn gây ngứa da, tê chân. Người mắc bệnh có thể lựa chọn vỏ chuối tươi để đắp vào chỗ ngứa mát xoa nhiều lần, hoặc giã nhỏ sắc lấy nước uống liên tiếp nhiều ngày, hiệu quả cao. Người nóng phổi dùng từ 1 – 2 quả chuối, cho thêm chút đường uống. Mỗi ngày uống 1 -2 lần chia thành nhiều ngày.
Chuối giảm huyết áp thông tiện
Xét từ góc độ dinh dưỡng, chuối là loại quả chứa nhiều tinh bột. Chuối vị ngọt tính hàn có thể thanh nhiệt nhuận tràng, thúc đẩy dạ dày đường ruột nhu động, người đi tả tỳ vị suy không nên ăn.Người bị trĩ ra máu, thân nhiệt nóng nên ăn chuối.
Tuy nhiên chuối có tính hàn, thể chất yếu tốt nhất nên tránh. Người viêm dạ dày, đi tả, suy thận, tê phù chân thời gian mang hai không nên ăn chuối sống. Có thể cho ruột chuối đem luộc qua rồi mới ăn.
Giảm béo
Chuối có tác dụng giảm béo vì chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Vị chuối ngọt nên nhiều người cho rằng chứa nhiều calo. Thực tế, một quả chuối chỉ khoảng 100 g calo. Ngoài ra, hàm lượng tinh bột trong chuối cao dễ có cảm giác no bụng, tinh bột trong cơ thể chuyển hóa thành các loại đường cần một khoảng thời gian dài, chuối sẽ không làm cơ thể thể tích trữ quá nhiều năng lượng nên có tác dụng giảm béo hữu hiệu.
Làm đẹp
Làm đẹp với mặt nạ chuối rất đơn giản: Nửa quả chuối, giã nhỏ thêm lượng sữa thích hợp, hòa đều thành bột rồi đắp lên mặt. Giữ khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa đi. Phương pháp này có thể làm da mềm mại, trơn bóng, tiêu đi các vết nám.
Giải rượu
60g vỏ chuối đun lấy nước để uống có thể làm tỉnh táo đầu óc.
Chú ý: Chuối tính hàn, tỳ vị suy yếu, người đau dạ dày đi tả nên ít dùng. Trong chuối chứa nhiều magie, ăn nhiều có thể làm hàm lượng magie trong máu tăng lên, gây ức chế đối hệ huyết quản, làm tê liệt cơ thể, thèm ngủ. Vì thế không nên ăn chuối khi bụng đói.
Chuối có thể làm bữa sáng
Cuộc sống ngày càng bận rộn vì thế mọi người thường lựa chọn thực phẩm ăn uống không cân bằng. Chuối chứa các thành phần vitamin, khoáng chất cần thiết, vì thế dễ hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Chuối chứa nhiều magie và kali. Thành phần kali có thể phòng chồng huyết áp tăng cao, co rút, đồng thời nguyên tố magie có tác dụng giảm mệt mỏi. Chuối là thực phẩm giữ năng lượng trong một thời gian dài, vì thế có thể chọn đây là thực phẩm cho bữa sáng.
CÁCH CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN SINH TỐ CHUỐI NGON MIỆNG
Sinh tố chuối không cần đá, 5 phút là có ngay!
Nguyên liệu (làm 1 ly lớn)
– 1 ly sữa trung bình
– 1 quả chuối nhỏ, bóc vỏ và cắt nhỏ theo chiều ngang
– 1 quả lê, gọt vỏ, cắt nhỏ
– 1/3 muỗng cà phê bột gừng
Cách làm
Để chuối, sữa, lê trong tủ lạnh một vài giờ trước khi làm sinh tố.
Đặt tất cả các thành phần trong máy trộn, xay một vài phút cho đến khi chúng nhuyễn đều và sánh như kem, có sủi bọt.
Sinh tố chuối cà phê
Nguyên liệu:
1 quả chuối chín
200ml sữa tươi
1 thìa cà phê hòa tan
3 viên đá
Đường
Cách làm:
Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, thêm đường tùy ý muốn, nhấn nút xay trong 30 giây
Rót ra ly, uống liền
Sinh tố chuối xoài
Nguyên liệu:
1 quả chuối chín
1 /2 quả xoài
Đường hoặc mật ong
Cách làm:
Xoài và chuối thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm đường vừa độ ngọt. Nhấn nút xay nhuyễn mịn.
Rót ra các ly dùng ngay, thêm đá nếu muốn
Sinh tố dứa, chuối, cam
Nguyên liệu:
1 bát nhỏ dứa thái miếng
2 quả chuối, thái nhỏ
1 quả cam hoặc quýt
1 ít đá viên
Đường
Cách làm:
Cho dứa, chuối, cam vào máy xay sinh tố, thêm đường.
Bạn có thể vắt nước cam ra trước để hỗn hợp xay được mịn hơn. Nếu máy xay rồi mà hỗn hợp đặc quá thì bạn cho thêm chút nước lạnh.
Xay nhuyễn rồi đổ ra ly uống liền
Cách làm sinh tố chuối
Cách làm sinh tố cà chua
Cách làm sinh tố đu đủ
Cách làm các loại sinh tố hoa quả
Kết hợp hoa quả làm sinh tố
Cách làm sinh tố rau má
(ST)