Sau khi ra trường với tấm bằng trên tay, nhiều sinh viên hoang mang không biết đi đâu về đâu. Việc tìm được một công việc cũng đã không dễ dàng rồi, tuy nhiên một câu hỏi khác cũng được đặt ra đó là: Nên chọn lương hay kinh nghiệm? Nếu các bạn quan tâm xin hãy theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi.
Sinh viên mới ra trường nên chọn lương hay kinh nghiệm?
Trong bài viết này, GrowUpWork sẽ phân tích theo cả hai hướng, chọn lương hoặc chọn kinh nghiệm. Bạn sẽ đạt được và mất đi những gì. Đây đều là những việc bạn sẽ gặp phải khi chọn một công việc phù hợp.
Lương hay kinh nghiệm?
Đây là 2 câu hỏi mà sinh viên mới ra trường cũng phải đau đầu để trả lời. Bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến con đường sự nghiệp sau này của bạn.
- Làm ở một công ty lớn, uy tín trong lĩnh vực với mức lương khiêm tốn. Lời hứa của cấp trên “Có cơ hội thăng tiến“. Cứ nhận lương tạm đủ sống, lấy kinh nghiệm làm việc trước đã, sau này khi có kinh nghiệm rồi thì sẽ có mức lương hay vị trí cao hơn.
- Chấp nhận ngay một công việc miễn là lương cao. Ít sử dụng các kiến thức đã được đào tạo nhưng tiền lương cao, phúc lợi tốt. Cứ đồng ý làm việc kiếm tiền trước sau này nếu không thích thì nhảy việc cũng không muộn.
Chọn nghề là một quyết định quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người. Lương hay kinh nghiệm? Thành công hay thất bại? Tất cả phụ thuộc khá lớn vào quyết định này. Hiện nay rất nhiều người không thỏa mãn và yêu thích với công việc hiện tại. Thế nên, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định sẽ ứng tuyển vào vị trí nào.
So sánh giữa Lương và Kinh nghiệm
Lương hay kinh nghiệm đều mang lại cho người đi làm những kiến thức giá trị quan trọng. Vậy, nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, đứng trước nhiều lựa chọn làm việc, bạn sẽ chọn công ty nào? Vì lương cao hay môi trường làm việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm? GrowUpWork sẽ phân tích một số mặt lợi và những bất cập để giúp bạn có quyết định đúng đắn giữa lương hay kinh nghiệm nhé.
Lợi ích của kinh nghiệm
Dưới đây là một số lợi ích khi bạn có thâm niên và nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế khác nhau:
-
Kinh nghiệm giúp phát triển các kỹ năng liên quan
Trau dồi các kỹ năng phù hợp là lợi ích đầu tiên mà kinh nghiệm làm việc mang lại cho bạn. Dù là vị trí ngắn hạn, thực tập hay dài hạn, bạn đều có điều kiện để rèn luyện sức khỏe bản thân. Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm…
Đây là những kỹ năng sẽ trở nên tốt hơn thông qua thực hành, có nghĩa là nếu bạn muốn trở thành một ứng viên tiềm năng, bạn cần phải “thực hành” chúng càng nhiều càng tốt. Như tên cho thấy, những kỹ năng này có thể được áp dụng cho nhiều vai trò hoặc nghề nghiệp khác nhau. Đây là những gì mang lại cho bạn giá trị.
Những kỹ năng này không chỉ phản ánh sự phù hợp văn hóa của bạn với môi trường kinh doanh và làm việc. Chúng cũng phản ánh giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Những kỹ năng này có thể bù đắp cho một số lỗ hổng chuyên môn của bạn. Ngoài ra, các kỹ năng mềm cũng khá nổi bật trong hồ sơ xin việc. Vì vậy, hãy chắc chắn bao gồm chúng trong CV!
-
Có trải nghiệm thực tế và khả năng xử lý
Một trong những lợi ích của kinh nghiệm làm việc là nó cho phép bạn trải nghiệm môi trường trước khi quyết định lựa chọn sự nghiệp cá nhân của mình. Đôi khi rất dễ dàng để tìm thấy những gì bạn thích. Nhưng cũng có những tình huống bạn phải bắt đầu làm điều gì đó trước khi cảm thấy yêu thích.
Đối với mỗi môi trường mà bạn trải nghiệm, bạn sẽ có cái nhìn chính xác và thực tế về nó. Từ đó, tránh nhất thời thích thú hoặc tin tưởng sai lầm vào khả năng của người bạn thân. Có kinh nghiệm làm việc cũng là một cách để bạn tự tạo cơ hội thử sức cho bản thân. Bạn còn trẻ, ai cấm bạn chuyển nghề! Điều quan trọng là, một khi bạn đã tìm ra con đường của mình, hãy kiên định với nó!
-
Dễ dàng tìm được việc làm lương cao
Có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó sẽ giúp bạn có lợi thế hơn trong cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh về công việc.
Các trường hợp ví dụ có thể giúp bạn hình dung rõ ràng hơn. Cả hai sinh viên mới ra trường gần đây đều nộp đơn cho cùng một công việc. Họ có cùng bằng cấp của cùng một trường đại học, và lý lịch của họ tương đối giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất là ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong cùng ngành. Ứng viên sẽ ngay lập tức được nhà tuyển dụng chú ý hơn.
Quan trọng nhất, có kinh nghiệm có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự muốn phát triển bản thân và học hỏi những điều mới. Điều này sẽ cải thiện khả năng tuyển dụng của bạn. Kinh nghiệm làm việc là thứ bạn có thể ghi vào sơ yếu lý lịch của mình. Đây cũng là một chủ đề hay trong các cuộc phỏng vấn.
-
Cơ hội cho công việc ở vị trí cao
Cơ hội cho công việc ở vị trí cao đối với người có kinh nghiệm
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc có kinh nghiệm làm việc là nó sẽ mang lại cơ hội việc làm ở vị trí tốt hơn. Lý do là vì các nhà tuyển dụng muốn thuê những người có kinh nghiệm trong công ty, thay vì phải đào tạo những người mới. Còn những người không có kinh nghiệm thường phải đi từ các vị trí thấp. Nói cách khác, đừng xem nhẹ nó, vì ngay cả công việc không được trả tiền lương cũng có thể mang lại lợi thế cho bạn trong tương lai!
-
Cơ hội tại môi trường làm việc tốt hơn
Một trong những yếu tố để thành công là môi trường làm việc xung quanh bạn. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả công việc của mỗi cán bộ nhân viên. Từ đó tạo ra động lực để doanh nghiệp phát triển. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc phong phú, cơ hội để bạn làm việc cho các công ty tập đoàn lớn, quốc tế hoặc đa quốc gia sẽ lớn hơn.
Những môi trường làm việc chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn tôi luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Đây còn là điểm nhấn nổi bật cho profile của bạn, giúp cho con đường “tìm việc làm lương cao” của bạn sau này dễ dàng hơn.
Khó khăn của việc chọn lựa kinh nghiệm là gì?
Chọn kinh nghiệm đồng nghĩa với việc bạn đồng ý chọn làm việc tại công ty, tập đoàn lớn, chuyên nghiệp nhưng tại vị trí thấp. Bạn sẽ phải nhận một mức lương khá thấp tại giai đoạn đầu, cũng có thể trong nhiều năm liền. Điều này đòi hỏi bạn phải chịu khó, chịu khổ thực sự để có thể cân bằng cuộc sống.
Ngoài ra, vì các công ty này thường có quy trình tăng lương theo bậc và thâm niên khá thấp, việc đợi tăng lương cũng là một khó khăn bạn cần phải chuẩn bị đối mặt.
Tuy nhiên, đối với sinh viên mới ra trường cần một công việc mang lại cơ hội tích lũy nhiều kinh nghiệm thì thường phải chấp nhận lương thấp. Chấp nhận “đi chậm nhưng chắc” cũng là một quyết định tốt. Nhưng đó là với điều kiện bạn không chọn “sai nghề” và kiên trì với lựa chọn của mình. Nếu không khi đó phải đối mặt với cơm áo gạo tiền mà bỏ cuộc thì thật uổng phí.
Bất cứ sinh viên mới ra trường nào thường bắt đầu sự nghiệp của mình bằng một mức tiền lương và vị trí thấp. Đầu tiên chúng ta sẽ thực tập không lương, hoặc có chút phụ cấp để lấy kinh nghiệm. Phấn đấu một thời gian sau đó mới dần tích lũy kinh nghiệm, thành tích nhất định, được đề bạt vị trí cao hơn có mức lương khá hơn. Hoặc lựa chọn nhảy việc lúc này sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn dành cho bạn.
Lợi ích khi chọn việc làm lương cao
Lương hay kinh nghiệm? Một số người nghĩ rằng “Công việc đầu tiên đừng để ý đến tiền, hãy để ý đến kinh nghiệm công việc mà mình tích lũy được”.
Ở thời điểm sinh viên mới ra trường thường cho rằng mình “chẳng có gì” mà khắc cốt ghi tâm lời nói ấy. Nhưng, vì câu nói ấy, có một số người không dám đề xuất gì về thay đổi mức lương. Có lẽ, không ít nhân viên mới đi làm có suy nghĩ này và cảm thấy tự ti về khả năng của bản thân.
Đây là những lợi ích khi bạn chọn một công việc có mức lương mơ ước.
-
Có tiền để trang trải cuộc sống
Giai đoạn hăng hái làm việc nhất là khi sinh viên mới tốt nghiệp 5 năm đổ lại. Đây cũng chính là giai đoạn mà người trẻ cần tiền nhất. Bao khoản phải chi thuê nhà, yêu đương, quan hệ xã hội, học hành, bồi dưỡng kiến thức… Nhưng tiền lương thì ít? Vậy, bạn có thực sự cần tiền? Vậy lương hay kinh nghiệm, cái nào quan trọng hơn?
Khi kiếm tiền, bạn phải luôn cố gắng kiếm đủ mức chi tiêu thoải mái của bản thân. “Mức chi tiêu thoải mái” tức là bạn có thể tiết kiệm một chút, thi thoảng sắm đồ mới một chút, ăn ngon một chút nhưng chưa đến mức hoang phí. Mức thu nhập ấy không khiến bạn cảm thấy thiếu thốn khi bạn sinh hoạt như cách trước đây bạn vẫn làm.
-
Dù sao đi làm cũng để kiếm tiền
Đây là suy nghĩ và mục tiêu của không ít bạn trẻ. Chọn ngành học vì nó HÓT và có mức lương cao. Sau khi ra trường thì cứ lương cao mà làm, cơ hội đến thì phải biết nắm bắt. Điều này hoàn toàn không sai, đam mê có mấy khi nuôi sống được mình đâu mà có thực mới vực được đạo.
Nhiều bạn mới ra trường đã có được các cơ hội rất tốt, có được một việc làm lương cao và các cơ hội thăng tiến nhanh. Có đúng chuyên ngành hay không không quan trọng, dù sao việc sinh viên ra trường làm trái nghề cũng không phải là ít. Tất cả đều là cơ hội và lựa chọn của mỗi người.
-
Có được việc làm tốt
Nhiều sinh viên mới ra trường đã nhận được một công việc tốt, mức lương cao cùng cả cơ hội tích lũy kinh nghiệm. Điều này chứng tỏ:
- Ngành nghề bạn theo đang rất “hot”.
- Công ty Startup mới thành lập, hoặc công ty quốc tế sẵn sàng trả lương cao.
- Công ty nhìn ra năng lực của bạn.
- Do bạn rất may mắn được đề bạt vị trí cao ngay từ đầu
Con người phát triển tuân theo hiệu ứng Matthew. Bạn càng vươn đến tầng càng cao, cơ hội phát triển càng nhiều, và ngày càng vươn xa hơn, thành công hơn.
Như vậy, xuất phát điểm của bạn là một công việc tốt với mức lương cao. Cho dù công việc này không ổn định thì mức lương khi bạn kết thúc công việc đó cũng sẽ là xuất phát điểm của công việc tiếp theo. Nếu lương từ công việc đầu của bạn rất thấp, sau khi nhảy việc, công ty tiếp theo cũng nghi ngờ năng lực của bạn. Nên nhớ, xuất phát điểm cao, bạn mới có thể đi càng nhanh.
Hạn chế thường gặp khi chọn công việc lương cao
Tuy mức thu nhập cao nhưng đây có thể là một số trường hợp bạn gặp phải khi apply một công việc lương cao.
- Trách nhiệm nặng nề hơn, áp lực căng thẳng hơn.
- Công ty mới thành lập đang cần tuyển gấp số lượng lớn nhân viên.
- Nguy cơ công ty không uy tín, đa cấp hoặc lừa đảo.
- Công ty tuyển nhân viên đi làm việc nước ngoài (xuất khẩu lao động).
Khi bạn được trả lương cao hơn đồng nghĩa với việc rủi ro về việc làm cũng nhiều hơn. Nếu không tìm hiểu kỹ công ty, ngành nghề và tình trạng công ty trước khi vào làm việc, có thể bạn sẽ bị lừa đảo, đa cấp và tốn thời gian.
Nếu là một môi trường kém ổn định, bạn sẽ không biết ngày nào đột nhiên bạn bị cho nghỉ việc chỉ vì lý do công ty hết việc hoặc cắt giảm nhân sự. Có thể ngay cả công ty bạn đang làm cũng bị giải thể đột xuất. Khi đó không chỉ thất nghiệp mà bạn còn tốn thời gian và có thể mất cả lương. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ ngành nghề và công ty chứ đừng chỉ quan tâm đến mức lương.
Làm sao để được cả Kinh nghiệm và Lương?
Trên đây là những phân tích về các khía cạnh lợi ích và bất lợi của việc liệu bạn nên chọn lương hay kinh nghiệm. Dù bạn chọn lương hay kinh nghiệm, bạn cũng đều đạt được những thành tựu nhất định cho bản thân. Đồng thời, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải.
Theo thực tế thì ai cũng muốn một công việc vừa mang lại kinh nghiệm vừa có mức lương cao. Tuy nhiên, là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm không có hoặc ít. Thực lực cũng toàn chỉ là lý thuyết chứ chưa được thực hành thì làm sao có “cơ may” như vậy.
Vì vậy, để tăng thêm cơ hội cho mình, hãy “khởi động sớm” ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm ngay trong thời gian học tập thông qua thực tập, làm thêm… Ngoài ra thành tích học tập cũng là điểm cộng giúp tăng cơ hội tuyển dụng vào các công ty lớn, chuyên nghiệp với mức lương cao và công việc đúng chuyên môn.
Kết luận
Từ bài viết này, hy vọng rằng câu hỏi “Lương hay kinh nghiệm” sẽ không còn quá khó đối với bạn. Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình để tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Hy vọng GrowUpWork giúp bạn làm sáng tỏ được ý kiến của mình.